Stt của cho không bằng cách cho

Dù nhịp sống đầy hối hả với bộn bề lo toan nhưng ngày càng có nhiều người hướng đến các hoạt động từ thiện. Điều này thật đáng quý, thể hiện đẹp tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Thế nhưng làm từ thiện như thế nào lại là một việc không hề đơn giản, rất cần sự ứng xử văn hóa, chân thành và tế nhị của người cho, người nhận.

Ông bà ta có câu “Của cho không bằng cách cho”, do vậy nên làm sao để người nhận không phải cảm thấy mình đang bị thương hại. Người nhận sẽ vui biết bao khi nhận được thứ mình cần và cảm thấy mình được tôn trọng, được chia sẻ niềm vui, hạnh phúc với người sung túc, đủ đầy hơn mình.

Thế nhưng hiện nay, có không ít cách cho khiến người nhận cảm thấy ê chề. Chúng ta không thể không suy ngẫm về câu chuyện của một sinh viên kể trên mạng xã hội về một tình huống gặp phải khi đi phát cơm đã bị một người vô gia cư ném trả hộp cơm và lớn tiếng quát: “Tôi nghèo chứ không hèn, tự làm tự ăn, không nhận của ai thứ gì!”. Ở TPHCM, hiện nay có nhiều nhóm bạn trẻ tham gia các hoạt động thiện nguyện, góp kinh phí và dành những ngày cuối tuần mang các hộp cơm đi phát tặng những người vô gia cư, lao động nghèo, người bán vé số, người tàn tật đang mưu sinh trên đường phố. Có lẽ ai nhìn thấy hình ảnh ấy cũng cảm thấy ấm lòng, cũng tự hào về một thế hệ trẻ biết sẻ chia. Thế nhưng, hãy đặt mình vào địa vị người nhận để hiểu và cảm nhận tâm trạng của họ.

Là một người từng tham gia các nhóm từ thiện, từng nấu cơm và đi khắp các nẻo đường để tặng cơm cho người nghèo, tôi suy ngẫm và nhận thấy đây chưa phải là cách làm từ thiện hay. Hầu hết các nhóm đều đưa ra tiêu chí nấu cơm sao cho với chi phí phải chăng mà số lượng được nhiều, rồi mang đi phát cho những người mà mình gặp trên đường phố mà cảm thấy là trường hợp khó khăn. Cứ thế, các tình nguyện viên ào xuống đường, gặp những người lượm ve chai, bán vé số, người khuyết tật… là dúi vào tay họ hộp cơm rồi nhanh chóng chụp tấm hình để về đưa lên trang mạng xã hội của nhóm hoặc đưa lên facebook cá nhân. Tôi đã từng nhìn thấy ánh mắt bực bội và tỏ vẻ tức giận của một số người được chúng tôi tặng cơm trên hè phố. Đã có người thẳng thừng từ chối, có người miễn cưỡng nhận hộp cơm, lộ vẻ bối rối khó xử.

Hiện nay tại TPHCM có rất nhiều quán cơm 2.000 đồng, quán cơm miễn phí dành cho người nghèo, họ đến đây được phục vụ như những thực khách bình thường, được thưởng thức bữa cơm nóng sốt trong không gian khang trang, mát mẻ. Hay là các tổ chức từ thiện nấu hàng ngàn suất cơm mỗi ngày để tặng bệnh nhân ở các bệnh viện, ai có nhu cầu sẽ ra nhận. Nếu muốn sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta có thể đóng góp công sức hoặc kinh phí để cùng các tổ chức từ thiện này hoạt động có hiệu quả, thiết thực hơn nhiều.

PHƯƠNG UYÊN
[quận 9, TPHCM]

Tất cả chúng ta sinh ra và tồn tại trên đời này đều mắc nợ nhau.Cho đi và nhận lại là hình thức luân phiên để trả nợ cho nhau.Khi bạn cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn.

Bạn nên nhớ "không có gì là không thể" và cũng không có gì là quá muộn để thay đổi con người bạn. Bạn nên sống và cho đi nhiều hơn để rồi bạn sẽ tìm thấy được niềm vui trong tâm hồn mình."Tất cả mọi thứ chúng ta làm cho nhau đều có sự vay trả. Đôi khi là sự vay trả hữu hình và đôi khi cũng là một sự vay trả vô hình".

Đôi khi cuộc sống không được như ý muốn của ta, bạn hãy cứ cho đi.Cho đi là cách bạn đã tự yêu thương lấy chính bản thân mình.

Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không có sự bất công nào đối với bạn ở đây hết, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn với bạn mà thôi và cái quan trọng là bạn có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không!

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc chúng ta tự giúp mình.

Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

  • STT hãy tự bước đi bằng đôi chân của mình, chắc chắn thành công sẽ gõ cửa

Khi chúng ta cho đi, chúng ta không nghĩ rằng mình cho đi như thế để tìm niềm vui và hạnh phúc nhưng niềm vui và hạnh phúc vẫn đến với mình, không tìm cầu cũng tự nhiên đến.

Khi chúng ta đem đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác, nhìn người khác hạnh phúc thì chúng ta cũng hạnh phúc theo.

Sự cho đi ở đây không đặt nặng về giá trị vật chất mà quan trọng là về phương diện tinh thần, quan trọng là ở tấm lòng của chúng ta.

Khi biết cho đi, chúng ta sẽ có được sự bình an, hạnh phúc trong lòng, tâm từ bi trong ta sẽ ngày được lớn mạnh thêm, chúng ta sẽ được phước báo thiện lành, và đặc biệt là chúng ta sẽ được nhiều người quý mến, yêu thương.

Nếu ta biết cho đi những giá trị vật chất để giúp đỡ hoặc chia sẻ khó khăn cho người khác thì đây chính là cách giúp ta có thể nhận lại được niềm vui và hạnh phúc bởi trong ta không có sự toan tính.

Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó. Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi. Bởi... cho đi chính là nhận lại!

Dù chúng ta nghèo khó, thiếu thốn đến đâu, miễn còn là một con người sống trong cuộc đời này thì chúng ta vẫn có nhiều “tài sản” để cho đi, vẫn đang sở hữu nhiều thứ để có thể cho đi và những thứ đó vẫn đem lại lợi ích, an vui và hạnh phúc cho người khác nếu chúng ta biết cách cho và biết cho đúng người, đúng lúc.

Lời kết: Cuộc sống là vậy, "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Các bạn hãy mở rộng tấm lòng mình ra, cùng chia sẻ, cùng cho đi những điều tốt đẹp để được nhận lại những niềm vui trong tâm hồn, niềm hạnh phúc trong đời sống. Cho đi cũng là biểu hiện của cách sống đẹp, để làm nên sức mạnh duy trì cuộc sống.

Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước. Nhưng để bố thí đúng pháp, có kết quả tốt, phước báo đủ đầy thì không phải ai cũng biết và ứng dụng thực hành.


Người xưa cũng khái quát được vấn đề bằng câu “Của cho không bằng cách cho”. Cho đi là quý nhưng không phải cho suông mà đó là hiến tặng người với tấc lòng trân trọng. Gọi bố thí cho người có giới đức là cúng dường cũng không ngoài ý này. Người Phật tử thực hành bố thí đúng pháp không bao giờ cho suông mà phải dụng tâm. Hiểu một cách đơn giản, dụng tâm nghĩa là khi bố thí cần hiểu và thấy rõ, chánh niệm cao độ với việc mình đang làm. Cho nhiều hay ít, tốt hay xấu không mấy quan trọng. Điều cần thiết là hãy cho bằng cả tấm lòng, nghĩa cử trân trọng và cung kính, nguyện với lòng tăng trưởng thiện pháp này cho cuộc đời thêm vui, thấy rõ và tin tưởng vào phước báo của việc lành đang làm, trước -trong - sau khi bố thí tâm đều hoan hỷ, chính là dụng tâm bố thí.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Độc đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Thế Tôn hỏi trưởng giả: - Thế nào trưởng giả, trong nhà ông cũng thường bố thí chứ? Trưởng giả bạch Phật: - Nhà con bây giờ nghèo mà cũng thường bố thí. Nhưng thức ăn uống xấu tệ, không bằng lúc thường. Thế Tôn bảo: - Nếu lúc bố thí, hoặc tốt hay xấu, dù nhiều hay ít mà không dùng tâm ý, cũng không phát nguyện, lại không có lòng tin nên do quả báo của việc làm này mà sanh ra không được thức ăn ngon, ý không ưa vui, ý lại cũng không thích mặc quần áo đẹp, cũng không thích gia nghiệp ruộng vườn tốt, tâm cũng không vui ngũ dục. Cho dù có nô tỳ, đầy tớ, họ cũng không biết vâng lời. Vì sao thế? Chính vì trong lúc bố thí không dụng tâm, nên chịu quả báo này.

Nếu lúc trưởng giả bố thí, dù tốt hay xấu, nhiều hay ít, nên chí thành dụng tâm, chớ có làm tổn phí thêm cầu đò đời sau. Như thế nếu sanh ở đâu trưởng giả cũng có thức ăn uống tự nhiên, bảy báu đầy đủ, tâm thường vui trong ngũ dục. Cho dù có nô tỳ, đầy tớ, họ đều biết vâng lời. Sở dĩ như thế là vì trong lúc bố thí, có phát lòng hoan hỷ".

[Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tứ đế [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.17]


LỜI BÌNH : Pháp thoại này cho thấy, khi đại thí chủ Cấp Cô Độc bố thí gần hết gia sản của mình, ông vẫn nhiệt tình san sẻ nhưng lòng không vui vì những gì mình đem cho không được nhiều và tốt đẹp như xưa. Giống như phần lớn chúng ta ngày nay, cũng muốn hùn phước cúng dường, muốn san sẻ gì đó đến mọi người nhưng chợt ái ngại, băn khoăn vì cái mình sắp cho không lớn, không tốt, không nhiều… như những người khác. Không có gì phải ái ngại cả, chỉ cần dụng tâm bố thí thì phước báo vẫn đủ đầy.

Điều cần lưu ý là, có một số người thường bố thí những tài vật với giá trị lớn nhưng hiện thực đời sống của họ lại không mấy an vui. Vì sao? Vì bố thí mà thiếu dụng tâm, nói nôm na là cho thì có mà tu thì không. Họ bố thí vì tự ngã, chứng tỏ mình làm thiện nhiều để đánh bóng tên tuổi, tăng thêm uy tín cho mình. Bố thí vì miễn cưỡng phải làm, vì thương hại. Bố thí rồi tiếc nuối, nghi ngờ. Bố thí vì tài vật bất chính thu được quá nhiều, như một hình thức khác của “rửa tiền” v.v… Những cách bố thí như vậy cũng có phước nhưng chắc chắn không nhiều và đời sống không mấy an vui.

Cho nên, người đệ tử Phật tu tập hạnh bố thí cần dụng tâm, không ngại ít nhiều, chỉ đem hết lòng thành bố thí để trước, trong và sau khi bố thí thân tâm đều thanh tịnh, hoan hỷ.

Thích Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Video liên quan

Chủ Đề