Tác dụng của lực là gì

Giới thiệu bài học

Bài giảng Lực Hai lực cân bằng. Tác dụng của lựcsẽ giúp các em nắm được những kiến thức quan trọng nhất:

- Định nghĩa về lực và tác dụng của lực

- Nêu phương và chiều của lực

- Định nghĩa và biểu diễn hai lực cân bằng

Nội dung bài học

I. Tóm tắt lý thuyết trong bài giảng

1. Lực

Quan sát hình và rút ra nhận xét xe cùng với người ngồi trên xe chuyển động được:

Xe và người ngồi trên xe chuyển động được nhờ ngựa kéo

Kết luận: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.

Có nhiều từ để chỉ các lực cụ thể như: lực kéo, lực đẩy, lực nâng, lực nén, lực uốn,...Tuy nhiên, tất cả các lực đều quy về tác dụng đẩy về phía này hay kéo về phía kia.

Ta thường kí hiệu một lực là F.

2. Phương và chiều của lực

Khi đặt thanh nam châm bên phải, bướm ở vị trí có dây treo gần như nằm ngang, ta nói nam châm tác dụng lên bướm một lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

Vậy: Mỗi lực có một phương và chiều xác định

3. Hai lực cân bằng

Quan sát hình, hai đội kéo co rút ra nhận xét:

- Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, dây sẽ đứng yên. Ta nói, hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng

Kết luận: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng 1 vật làm vật đứng yên.

3. Những kết quả tác dụng của lực

- Lực làm biến đổi chuyển động

- Lực làm biến dạng vật

Kết luận: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.

II. Ví dụ trong bài giảng

Bài 1. Đặt một chiếc xe đồ chơi trên mặt nằm ngang. Cột một sợi dây vào chiếc xe. Dùng tay kéo sợi dây. Hãy nhận xét về tác dụng của dây lên chiếc xe và kết quá của lực đó.

Nhận xét: Khi ta kéo sợi dây, dây căng ra và tác dụng lên chiếc xe một lực, khiến cho chiếc xe đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.

Phương và chiều của lực này cũng là phương và chiều chuyển động của chiếc xe

Vật lực kéo của dây tác dụng lên một vật có phương nằm dọc theo sợi dây, có chiều từ vật đến đầu dây còn lại.

Bài 2. Khi quả bóng đập vào tường thì lực do tường tác dụng lên bóng

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng

B. Chỉ làm biến dạng quả bóng

C. Không làm biến dạng cũng như không làm biến đổi chuyển động của quả bóng

D. Vừa làm biến đổi chuyển động và làm biến dạng quả bóng

Đáp án D

Video liên quan

Chủ Đề