Tác hại của game online đối với trẻ em

24/05/2019

Nghiện game là tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Hiện nay, nghiện game tuổi học đường ngày càng gia tăng và đang là một vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Đã có rất nhiều hậu quả đau lòng đã xảy ra cũng chỉ vì trẻ nghiện game.

Từ những bi kịch đau lòng….

Ngày 11/03/2018 tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã xảy ra một vụ án mạng. Chỉ vì tranh cãi về tên một nhân vật trong game điện thoại mà LMQ [11 tuổi]  đã dùng dao chém vào đầu bạn của mình  khiến bạn tử vong tại chỗ.

Ngày 20/04/2018, một án mạng khác liên quan đến vấn nạn “nghiện game” xảy ra tại Thái Nguyên: Do không có tiền chơi game, 2 học sinh tuổi quàng khăn đỏ là M và Q [13 tuổi] đã ra tay sát hại người bà họ hàng một cách dã man với mục đích  cướp tiền để chơi game.

Ngoài ra, rất nhiều trường hợp trẻ đột tử do kiệt sức, suy nhược cơ thể vì chơi game kéo dài, liên tục. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều trẻ ở tuổi học đường mê đắm trong thế giới game online, thậm chí tự đẩy mình vào con đường phạm tội. Đây là một trong những lý do mà tổ chức Y tế Thế giới đã xếp chứng “nghiện game” là một dạng rối loạn tâm lý, tương tự như bệnh lý trầm cảm hay tâm thần phân liệt, cần có các cách điều trị chuyên khoa để giúp những “con nghiện” thoát khỏi ám ảnh tâm lý.

Đến những hệ lụy mà trẻ nghiện game phải gánh chịu

Hậu quả nặng nề nhất mà trẻ nghiện game phải gánh chịu có thể kể đến là rối loạn về tâm lý. Khi nghiện game, trẻ chơi liên tục bất kể giờ giấc nên cuộc sống hằng ngày bị ảnh hưởng. Khi nghiện game, trẻ không còn hứng thú học tập và với những hoạt  động như trước kia vẫn thích. Trẻ có thể mắc các chứng trầm cảm, lo âu, mất tự tin, dễ bị kích động, cảm giác có tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi chơi game của mình. Thậm chí, để có tiền chơi game, một số cá nhân còn có hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản thậm chí tước đoạt tính mạng của người khác. Bên cạnh đó trẻ nghiện game còn có một số biểu hiện khác:

 Nguyên nhân của tình trạng này  là do não trẻ bị kích thích bởi những ám ảnh khi chơi game, đặc biệt là trò chơi bạo lực. Điều này rất có hại với sức khỏe và não bộ dẫn đến cơ thể dễ bị suy nhược, không tập trung. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ gây suy giảm tế bào thần kinh, giảm trí nhớ dẫn đến làm tổn thương thần kinh.

Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ tập trung chơi và phải nhìn vào màn hình quá lâu.

   –   Những rối loạn về mặt tâm lý

Không những sức khỏe thể chất bị tàn phá nghiêm trọng, trẻ nghiện game còn gánh chịu những hậu quả khôn lường về mặt tinh thần.Trẻ ít tham gia vào hoạt động xã hội, không giao tiếp với mọi người dẫn đến bị cô lập và cảm thấy cô đơn, mất bạn bè.Trẻ học giảm sút, chán học, bỏ học và thậm chí trẻ có thể bị lưu ban, bị đuổi học.Trẻ bỏ các công việc trong gia đình, thậm chí trẻ có thể lấy tiền học để chơi game thay vì nộp học phí cho nhà trường…

Ngoài ra, trẻ nghiện game dễ bị rối loạn tâm sinh lý, một phần do hưng phấn hoặc tiêu cực quá mức khi chơi game, một phần do bị ảnh hưởng bởi tính cách của các nhân vật trong game nên dễ dẫn đến các hành vi sai trái, bạo lực. Trẻ đam mê chơi trò chơi bạo lực thường bị ảnh hưởng bởi những những hình ảnh này và trở nên hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.

Bên cạnh đó, trẻ còn có thể mắc phải chứng khô mắt, đỏ mắt, đau lưng, đau tay, đau cổ do phải ngồi quá lâu ở một tư thế.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng nghiện game

Theo các chuyên gia, trẻ được xác định nghiện game hay mắc rối loạn chơi game  khi thỏa mãn những tiêu chí sau:

Trẻ không điều khiển được bản thân khỏi game, ví dụ như chơi bất cứ ở đâu, địa điểm, chơi liên tục, chơi bất kể lúc nào [chơi game có ảnh hưởng tới tiến độ làm bài tập về nhà, đi học đúng giờ hay khả năng tập trung vào các mục tiêu học tập không?]

Trẻ coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống [ trẻ có thay đổi các thói quen lành mạnh: ăn, tắm rửa, thể thao không?]

Trẻ bất chấp hậu quả tiêu cực xảy đến, game vẫn trở thành thứ tiên quyết trong cuộc sống của trẻ. [Chơi game có ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ giữa trẻ và bố mẹ, anh chị em, ông bà và bạn bè không? Trẻ chơi game có thay đổi khí sắc không?]

 Những hành vi kể trên phải là những thành tố gây ra những hậu quả tiêu cực xảy đến cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục, công việc hay những khía cạnh quan trọng khác trong cuộc sống của người bệnh. Giai đoạn lạm dụng game có thể kéo dài, mới xảy ra hoặc theo mùa, không có thời gian cố định. Để được xếp vào rối loạn chơi game, quá trình lạm dụng game và những tính năng của game phải kéo dài trong vòng ít nhất là 12 tháng, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cá biệt phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ trầm trọng của hậu quả do chứng rối loạn này gây ra.”

*Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi

Ths Ngô Anh Vinh-Khoa Sức khỏe vị thành niên

Bs Đỗ Tiến Sơn- Bệnh viện Nhi Trung ương

Việt Nam nằm trong những quốc gia có tỉ lệ dân số sử dụng Internet cao [khoảng 50%], tập trung chủ yếu vào người trẻ tuổi. NetCitzens Việt Nam cho biết, độ tuổi trung bình sử dụng Internet tại Việt Nam là 29, thấp hơn mức trung bình của thế giới [36 tuổi].

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo thống kê của viện nghiên cứu khoa học Cali [Mỹ], người ngồi máy tính thường xuyên trên 2 giờ có thể sẽ bị các căn bệnh như: cao huyết áp, mắt giảm thị lực, da bị khô, nhiều nếp nhăn và tàn nhan, giảm sức đề kháng... Chưa kể nếu bạn ngồi máy tính không đúng tư thế cũng sẽ có nhiều vấn đề xảy ra cho cơ thể bạn như mỏi lưng, mờ mắt, cong vẹo cột sống...Nếu ngồi bên máy tính quá 5 giờ/ngày sẽ khiến tinh thần, sức đề kháng bệnh tật, hoạt động của tim đều bị suy giảm tối thiểu là 10%.

Người chơi game online thường xuyên tiếp xúc với máy tính, nhiều khi lên đến hơn 10h/ngày, thường không tránh khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều trường hợp người chơi do ngồi quá lâu trước máy tính đã dẫn tới tình trạng tử vong.

Học hành sa sút

Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong 10 học sinh nghiện game, thì chỉ có 1/10 đạt kết quả trung bình trong học tập, còn lại đều đạt kết quả dưới trung bình. Điều này cho thấy rằng game online ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập. Chúng ta ai cũng chỉ có 24h/ngày, một lẽ đương nhiên, khi bạn dành nhiều thời gian cho game thì thời gian dành cho học tập sẽ bị cắt giảm.

Mất dần khả năng giao tiếp

Tuy đa số game online có hỗ trợ hệ thống chat để trò chuyện hay kết bạn trực tuyến trong khi chơi game. Nhưng rõ ràng bạn không hề giao tiếp thực trong đó. Tất cả đều là những mối quan hệ ảo. Bạn cũng ít có thời gian giao tiếp với người thân trong nhà do hầu hết tâm trí và thời gian đều tập trung vào game online. Bạn sẽ không thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp do quen với những ký tự viết tắt, các ngôn ngữ giao tiếp trong game. Có thể sẽ tới lúc bạn không thể phát ngôn một câu nói hoàn chỉnh.

Gia tăng tệ nạn xã hội

Game online dễ gây nghiện, chúng khiến người chơi quên mất bản thân còn những công việc khác trong cuộc sống cần phải hoàn thành. Những người nghiện game luôn đắm chìm vào không gian của trò chơi, thậm chí ảo tưởng mình là nhân vật trong trò chơi, dẫn đến tình trạng quên ăn quên ngủ, quên mục đích học hành, có nhiều trường hợp vì nghiện game, các bạn đã bỏ học, khiến gia đình lo lắng.

Nghiên cứu cho thấy những người hay chơi điện tử thường bị ám ảnh và gặp những vấn đề về thần kinh hơn những người không chơi game. Trẻ em hay chơi điện tử thường khó kiểm soát được tâm lý, khó hòa nhập vào xã hội và nếu để lâu sẽ trở thành người nghiện game.  Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm mất tập trung, giấc ngủ thường bị gián đoạn, hay lo âu, giận dữ vô cớ, và bị ám ảnh.

Trẻ em đam mê chơi trò chơi bạo lực thường bị ảnh hưởng bởi những những hình ảnh này và trở nên hung hăng hơn. Chúng có nhiều khả năng trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.

Một số bạn, vì bố mẹ không cho tiền để chơi game, nên nhiều bạn đã có hành vi trộm cắp tiền của bố mẹ, bạn bè để có thể nuôi sống sở thích của mình. Điều này cực kỳ nguy hiểm, chúng sẽ hình thành thói quen xấu, về lâu dần sẽ có những hành vi trái pháp luật.

Hãy dừng đúng lúc

Game bản chất là phương tiện giải trí góp phần giúp người chơi được giải trí một cách lành mạnh và thoải mái trong lúc rảnh rỗi, sau những giờ học căng thẳng, hoặc sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Những tác hại kể trên sẽ chỉ gặp phải đối với những trường hợp nghiện game, không thể dứt ra được. Do đó, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu của mình là gì, để luôn đi đúng hướng, tránh bị sa đà vào những trò chơi vô bổ.

Nếu bạn thích làm việc trên máy tính, trên các phần mềm game, bạn có thể trở thành những nhà lập trình xuất sắc. Hãy vận dụng tốt ưu điểm và sở thích của mình vào công việc, đừng lãng phí thời gian vô ích bạn nhé.

Ban Truyền thông ITPlus

Bác sỹ Nguyễn Trọng An.

Chuyên gia có thể phân tích những tác hại của các loại trò chơi trên internet [game, game online] có tính chất bạo lực đối với trẻ em? Những hậu quả về thể chất, tinh thần này liệu có ảnh hưởng tới cả quá trình phát triển sau này của trẻ, thưa ông?

Các bậc cha mẹ cần biết rằng trẻ nhỏ, đặc biệt trong 2 năm đầu đời, giọng nói của cha mẹ, những động chạm, ôm ấp hoặc và chơi đùa của cha mẹ cùng trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tình cảm và tâm lý rất tốt, xây dựng một nhận thức trong não của trẻ để giúp trẻ học được cách gắn kết tình cảm với người khác, phát triển ngôn ngữ.

Do vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta cho trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi công nghệ như Ipad, Iphone hoặc ngồi trước màn hình ti vi thời gian dài. Trẻ sẽ có nguy cơ bị béo phì, chậm nói, giảm tương tác với mọi người xung quanh, ảnh hưởng giấc ngủ.

Đã có những nghiên cứu chỉ ra hậu quả của việc dùng quá nhiều thiết bị công nghệ cầm tay có thể làm gia tăng số trẻ bị trầm cảm, lo lắng, giảm khả năng chú ý, và các vấn đề về thần kinh, tâm thần khác.

Đặc biệt, nếu trẻ em bị cuốn hút, lôi kéo vào những game bạo lực có thể tiềm ẩn những tác hại khôn lường. Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi vị thành niên, cơ thể phát triển nhanh, trong khi về tâm lý và hệ thần kinh của trẻ còn rất non nớt, đang chuyển đổi, do vậy rất dễ bị lôi kéo, học theo và làm theo các dẫn dụ của game, nhiều trò chơi bạo lực, nguy hiểm sẽ tác động trực tiếp vào ý thức.

Có nhiều trẻ bị lôi cuốn, đam mê chơi trò chơi bạo lực và khi bị ảnh hưởng bởi những những hình ảnh này trẻ có thể trở nên hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.

Việc tiếp xúc với game bạo lực đặc biệt nguy hiểm hơn đối với những trẻ có hệ thần kinh nghệ sỹ yếu, các em sẽ bị ám ảnh tâm lý nghiêm trọng có thể dẫn đến hành động tự làm hại cơ thể cả về thể xác lẫn tinh thần [tự thương hoặc tự tử].

Một số các em bị nghiện game còn gánh chịu những hậu quả nặng nề về mặt tinh thần. Theo đó, trẻ ít tham gia vào hoạt động xã hội, không giao tiếp với mọi người dẫn đến bị cô lập và cảm thấy cô đơn, mất bạn bè. Học hành giảm sút, chán học, bỏ học, nói dối cha mẹ thậm chí trẻ có thể lấy tiền học để chơi game. Không những sức khỏe thể chất trẻ bị tàn phá nghiêm trọng mà còn có nguy cơ gây rối loạn xã hội do vi phạm pháp luật.

Vậy phải chăng công tác quản lý loại hình kinh doanh này đang có lỗ hổng và liệu vai trò của nhà trường, gia đình ở đâu trong việc góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do các game online bạo lực mang lại, thưa ông?

Xét về nguyên nhân, hiện những Bộ, ngành được giao nhiệm vụ quản lý loại hình kinh doanh game online, bảo vệ an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng đã chưa thực thi tốt nhiệm vụ của mình như quy định của Luật trẻ em 2016. Bên cạnh đó, trách nhiệm của cơ quan truyền thông là phải tích cực tuyên truyền các kiến thức chính xác và có cơ sở khoa học về các tiêu chuẩn phân loại game online cho toàn dân hiểu biết và chấp hành để phối hợp quản lý và giáo dục con cái.

Tiếp đến là trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải đặt ra các chế tài ngăn cấm các cửa hàng kinh doanh bán game hoặc cung cấp dịch vụ chơi game dán nhãn bạo lực [theo phân loại quốc tế hoặc nội địa] cho các trẻ em dưới 18 tuổi mà không có người lớn đi cùng.

Đối với gia đình, bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng nói chung và game bạo lực, game tình dục nói riêng, trước hết chúng ta phải đẩy mạnh công tác phòng ngừa, các bậc cha mẹ phải thật nghiêm khắc trong việc cho trẻ dưới 3 tuổi tiếp cận với các sản phẩm điện tử cầm tay, từ 4 tuổi trở lên cũng nên hạn chế tiếp xúc, thời gian chơi cần phải khống chế, không được vượt quá 30 phút đến1 tiếng/ngày theo lứa tuổi.

Đồng thời, cha mẹ phải lựa chọn các trò chơi, video youtube mang tính giáo dục giúp ích cho trẻ mở mang phát triển trí lực; giám sát chặt khi trẻ cầm đến các dụng cụ cầm tay hoặc TV có mạng internet. Kiểm soát để trẻ tránh xa các trò chơi, hoạt hình hoặc game bạo lực.

Tiếp đến là câu chuyện dành thời gian chơi với trẻ, lôi cuốn và khuyến khích trẻ vào các trò chơi vận động thể lực ngoài trời, đi công viên, hiệu sách... Song song với đó là sự kiểm soát của cha mẹ và người thân trong gia đình khi trẻ tiếp xúc với công nghệ cầm tay như Iphone, Ipad, máy tính. Ngoài ra, sự giáo dục, hướng dẫn của các thày cô giáo ở nhà trường đối với học sinh là rất quan trọng.

Các bậc phụ huynh, giáo viên cần phân tích để học sinh hiểu và tránh xa các loại trò chơi, đồ chơi, hoạt hình bạo lực và kinh dị nói chung, không gây sự kích thích và tò mò của trẻ, khuyên trẻ lựa chọn và làm thàm theo những video, hoạt hình lành mạnh, đẹp và nhân văn. Đồng thời, nhà trường có các môn học kỹ năng, phòng đọc thư viện, các sân chơi an toàn thu hút các em tránh xa các suy nghĩ và chò chơi game online bạo lực, game online không lành mạnh.

Xin cảm ơn ông!

Video liên quan

Chủ Đề