Tại sao bấm lỗ tai lâu lành

Với sự phát triển của xã hội hiện nay thì nhu cầu làm đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, ngày càng được chú trọng và quan tâm. Có rất nhiều cách thức và phương tiện làm đẹp khác nhau, bấm lỗ tai để đeo bông tai [khuyên tai] là một trong những cách thức làm đẹp này.

Ngoài dái tai [phần da vành tai không só sụn] là một vị trí bấm lỗ tai kinh điển, nhiều bạn trẻ ngày nay lại có sở thích bấm lỗ tai ở nhiều vị trí khác trên vành tai để tạo sự khác biệt hoặc thể hiện cá tính riêng của mình.

Giải phẫu vành tai

Tuy nhiên, những vị trí khác của vành tai đều chứa sụn bên trong, nên việc bấm lỗ tai ở những vị trí này đều phải bấm qua lớp sụn vành tai. Điều này dẫn đến nguy cơ viêm sụn vành tai rất cao nếu dụng cụ không được đảm bảo vô trùng và không được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín. Hơn nữa, nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường máu [viêm gan siêu vi B, HIV…] cũng có thể xảy ra khi dụng cụ bấm lỗ tai không được xử lý theo đúng quy định.

Viêm sụn vành tai do bấm lỗ tai

Theo một thống kê tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 2020, trong số 81 trường hợp viêm sụn vành tai phải nhập viện điều trị, có đến 62 trường hợp là do bấm lỗ tai [chiếm gần 80%]. Đa số các trường hợp bấm lỗ tai là các bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 – 30, trong đó có 70% các trường hợp là nữ.

Hầu hết các trường hợp nhập viện do người bệnh đến khám muộn, bệnh đã tiến triển thành áp xe vành tai, phải rạch dẫn lưu mủ, thậm chí có khoảng 25% trường hợp sụn vành tai bị hoại tử do viêm, phải phẫu thuật để nạo vét sụn hoại tử. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ vành tai bị biến dạng, co rút lại khi khỏi bệnh, gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp phải phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ lại vành tai sau đó.

Vì vậy, những ai muốn bấm lỗ tai để thỏa mãn nhu cầu làm đẹp hay thể hiện cá tính bản thân thì nên đến các cơ sở có uy tín để vừa được làm những điều mình thích và vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, tránh được những nguy cơ viêm sụn vành tai và nhiễm các bệnh lây qua đường máu, cũng như là các di chứng của bệnh. Ngoài ra, khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm sụn vành tai [như đỏ da vành tai, sưng đau hoặc đọng ít mủ quanh lỗ bấm tai] thì nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Khoa Tai-Tai thần kinh

1. Rửa lỗ xỏ khuyên

*** Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào tai

Nhớ rửa tay kỹ ngay trước khi bạn sờ vào tai, điều này giúp ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn từ ngón tay vào tai. Dùng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo tay càng sạch càng tốt.
 

  •  Xoa xà phòng vào hai bàn tay và rửa trong 10-15 giây để tiêu diệt vi trùng.

*** Rửa tai hai lần mỗi ngày bằng xà phòng và nước

Xoa xà phòng nhẹ dịu vào giữa các ngón tay cho đến khi lên bọt. Nhẹ nhàng xát xà phòng vào mặt trước và mặt sau lỗ xỏ khuyên trên tai. Cẩn thận lau tai bằng vải ướt và sạch để loại bỏ xà phòng
 


*** Dùng dung dịch nước muối để thay thế cho xà phòng và nước.

 Hỏi thợ xỏ khuyên về dung dịch vệ sinh gốc muối biển để chăm sóc tai mới xỏ khuyên. Sản phẩm này sẽ làm sạch lỗ xỏ khuyên mà không khiến da quá khô. Bạn hãy lau mặt trước và mặt sau của lỗ xỏ khuyên bằng bông gòn hoặc tăm bông nhúng trong dung dịch vệ sinh.
 

  •   Bạn không cần rửa tai sau khi lau bằng dung dịch muối.

*** Xoa cồn tẩy rửa hoặc thuốc mỡ kháng sinh mỗi ngày hai lần trong 2-3 ngày.

Việc sát trùng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bạn có thể dùng bông gòn hoặc tăm bông để chấm cồn tẩy rửa hoặc thuốc mỡ kháng sinh lên tai.Ngừng thao tác này sau vài ngày, vì việc sát trùng lâu ngày có thể làm khô chỗ xỏ khuyên tai và khiến cho vết thương khó lành hơn
 

*** Nhẹ nhàng xoay hoa tai khi da còn ướt

Cầm đuôi hoa tai và cẩn thận xoay ngay sau khi rửa tai. Điều này sẽ ngăn ngừa lỗ xỏ khuyên khép lại quá sát xung quanh hoa tai khi lành lại. Bạn chỉ nên làm việc này khi hoa tai vẫn còn ướt.
 

  • Nếu vặn lỗ xỏ khuyên khi da đang khô, bạn có thể khiến lỗ xỏ khuyên bị nứt và chảy máu khiến vết thương lâu bình phục.

2. Tránh bị thương và nhiễm trùng

*** Đeo đôi khuyên tai đầu tiên ít nhất 4-6 tuần.

Khi mới xỏ khuyên tai, bạn sẽ được thợ xỏ khuyên đeo đôi hoa tai ban đầu. Loại hoa tai này có chất liệu ít gây dị ứng và có thể đeo an toàn trên tai. Bạn hãy đeo đôi hoa tai này cả ngày lẫn đêm tối thiểu 4- 6 tuần; nếu không, lỗ xỏ khuyên của bạn có thể bị khép lại hoặc lành không đúng cách.
 

  • Hoa tai ít gây dị ứng phải được làm bằng thép phẫu thuật không gỉ, titanium, noobium, hoặc vàng 14-18 karat.
  • Đối với lỗ xỏ khuyên trên phần sụn, bạn sẽ phải đeo hoa tai đầu tiên khoảng 3-5 tháng trong khi chờ lỗ xỏ khuyên lành hẳn.

*** Luôn rửa tay trước khi chạm vào tai

Việc sờ vào lỗ xỏ khuyên tai khi không cần thiết có thể dẫn đến nhiễm trùng. Tránh chạm vào tai, trừ những lúc rửa hoặc kiểm tra vết thương. Nếu thực sự phải chạm vào lỗ xỏ khuyên, bạn hãy rửa tay trước bằng xà phòng và nước thật kỹ.
 


 

*** Tránh đi bơi trong khi vết thương đang lành.

Bơi lội có thể làm lây lan vi khuẩn vào vết thương, dẫn đến nhiễm trùng. Bạn nên tránh sông hồ và các vùng nước khác trong khi tai đang lành lại. Nếu tắm bồn nước nóng, bạn nên tránh ngâm người sâu đến mức nước làm ướt tai.
 


*** Cẩn thận với những trang phục có thể vướng vào hoa tai.


Tránh để trang phục chạm vào hoa tai trong thời gian chờ tai bình phục. Sức kéo và ma sát có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình chữa lành. Không đội mũ che tai và cẩn thận khi mặc hoặc cởi quần áo để tránh bị thương.

  • Nếu bạn đeo mạng che mặt, hãy chọn loại vải không dễ bị vướng mắc. Cố gắng che mạng thật lỏng và tránh sử dụng cùng một tấm mạng nhiều lần mà không giặt.

*** Đến gặp bác sĩ nếu bạn phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng kéo dài nhiều ngày

Nếu thấy tai đau và sưng khoảng một tuần hoặc hơn sau khi xỏ khuyên, có lẽ lỗ xỏ khuyên đã bị nhiễm trùng. Bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra nếu thấy có mủ hoặc dịch đặc sẫm màu. Da bị nhiễm trùng xung quanh lỗ xỏ khuyên thường sẽ đỏ hoặc có màu hồng đậm.
 

  • Các trường hợp nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên nghiêm trọng có thể đòi hỏi dẫn lưu dịch và uống thuốc kháng sinh.

1. Các thực phẩm cần kiêng 

*** Trứng gà 

Ăn trứng gà có thể làm cho vùng da xung quanh lỗ xỏ sau khi khi lành sẽ có màu trắng hơn các vùng da còn lại. Đặc biệt trứng có khả năng thúc đẩy tái tạo tế bào da ở vùng vết thương khá mạnh mẽ nên có thể gây sẹo lồi và rất xấu đối với những lỗ xỏ.
 


*** Thịt bò : 

Là một thực phẩm rất tốt, nhưng rất tiếc khi phải nói rằng chúng không hề hợp với những người mới xỏ khuyên. Thịt bò khiến cho vùng da tại lỗ xỏ sậm màu hơn và từ đó hình thành sẹo thâm và sẽ không thể nào biến mất được nếu như bạn tiêu thụ chúng thường xuyên.
 

*** Thịt gà :

Đây là một trong những thực phẩm gây nên sẹo lồi, đặc biệt đối với những lỗ xỏ đang trong quá trình chưa lành hẳn thì thịt gà sẽ gây ngứa và lâu lành hơn rất nhiều, bạn nên cố kiêng loại thực phẩm này cho đến khi lỗ xỏ lành hẳn.
 


*** Đồ nếp :  

Xôi hay bánh nếp, các loại đều phải tránh xa nếu không muốn bị sẹo lồi. Đối với những lỗ xỏ mới sẽ dễ làm sưng tấy, mưng mủ vì trong nếp có tính nóng.
 


*** Rau muống 

 Đây là kẻ thù của mọi loại vết thương ngoài da, và lỗ xỏ chưa lành cũng không ngoại lệ. Lỗ xỏ sẽ để lại sẹo lồi nếu như bạn vẫn quyết định tiêu thụ loại rau này.
 


*** Đồ Hải Sản 

Hải sản sẽ gây ngứa đối với những lỗ xỏ chưa lành hẳn hoặc đang trong thời kì lên da non, ngoài ra cũng là thực phẩm có khả năng thấp gây nên sẹo lồi, vì thế nên dù chúng có hấp dẫn thế nào đi nữa thì bạn cũng nên cố gắng kìm chế để có một lỗ xỏ đẹp nhé. 
 

2. Các thực phẩm cần bổ sung

Để lỗ tai sau khi xỏ khuyên nhanh lành lạnh, bạn cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng đầy đủ nhu rau củ quả chứa nhiều các vitamin và sữa, các thực phẩm dinh dưỡng . Tuy nhiên cần tuân thủ ăn kiêng với các thực phẩm đã nêu trên
 


Video liên quan

Chủ Đề