Tại sao bị đau cổ khi ngủ dậy

Ngủ sai tư thế bị đau cổ phải làm sao? Dưới đây là 7 cách chữa đau cổ khi ngủ sai tư thế hiệu quả mà bạn có thể thử:

1. Thư giãn cổ

Cổ “gánh” toàn bộ trọng lượng đầu và đó là một nhiệm vụ rất khó khăn. Một mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy hiệu quả là bạn cần thư giãn cổ trong một lúc. Ngoài ra, khi rảnh, bạn hãy nằm xuống và đặt đầu ở tư thế cân bằng, trên một chiếc gối thoải mái. Điều này sẽ giúp giảm đau cổ khi ngủ dậy hiệu quả.

2. Chườm đá

Khi gặp phải tình trạng ngủ sai tư thế bị đau cổ, một số người chia sẻ rằng việc chườm đá khiến họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn và có thể giảm đau nhức. Tuy nhiên, một số khác lại không thích cảm giác lạnh buốt. Nếu đá làm bạn cảm thấy tệ hơn hay cơn đau không thuyên giảm, bạn có thể lựa chọn cách chữa đau cổ khi ngủ sai tư thế khác.

3. Chườm ấm

Nếu đá không hiệu quả với bạn, hãy thử chườm ấm để giảm đau cổ khi ngủ dậy. Chườm ấm xung quanh khu vực đau sẽ giúp giảm đau và cứng cổ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận chườm với nhiệt độ phù hợp để tránh bị bỏng.

4. Massage khu vực đau

Massage nhẹ nhàng khu vực vùng cổ có thể giúp giảm căng và đau cơ. Ngoài ra, massage khi gặp phải tình trạng ngủ sai tư thế bị đau cổ cũng giúp bạn thư giãn tinh thần và giảm mệt mỏi.

5. Dùng thuốc giảm đau

Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid [còn gọi là NSAIDs] để khắc phục tình trạng đau cổ do ngủ sai cách. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và theo sát chỉ dẫn thật nghiêm túc.

6. Thực hiện các bài tập nhẹ cho cơ

Xoay cổ theo vòng tròn giúp kéo giãn các cơ. Mặc dù thời gian đầu sẽ gây khó chịu, nhưng động tác này sẽ giúp giảm đau cổ khi ngủ dậy rất hiệu quả. Hãy bắt đầu xoay cổ từ trước ra sau, từ trái sang phải. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy ngừng lại.

07/10/2019

Thỉnh thoảng sau mỗi giấc ngủ dậy chúng ta lại có cảm giác đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy, thậm chí cảm giác đau này khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, không thể cử động được và phải xoa bóp một hồi lâu mới có thể trở về trạng thái bình thường. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phổ biến này?

Đau mỏi cổ, đau vai, đau sau gáy là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Đa phần người bệnh thường chủ quan mà không hề biết rằng, các biểu hiện như đau 1 bên cổ, cứng vùng sau gáy, nhức mỏi vai gáy đều là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến xương khớp. Nếu không chữa trị kịp thời, sẽ gây ra những biến chứng nặng nề như teo cơ, tàn phế…

Những cơn đau vai cổ sau khi thức dậy gây không ít phiền toái

I. Biểu hiện của đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy

- Vùng cổ và vai gáy xuất hiện những cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội kéo dài liên tục hoặc có thể nhanh chóng chấm dứt nhưng sau đó sẽ bị tái phát lại.

- Những cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc lao động nặng. Một số trường hợp người bệnh bị nhiễm lạnh cũng có thể bị đau.

- Cơn đau cổ có thể lan rộng lên mang tai và thái dương, hoặc đau sau gáy lan xuống gây mỏi nhức vai, tê bì cánh tay gây cảm giác nặng nề, khó cử động.

-  Mức độ đau sẽ tăng khi đi, đứng hoặc ngồi lâu, hoặc thay đổi thời tiết khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn và giảm dần khi nghỉ ngơi.

-  Một số trường hợp đau có thể kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, khó nuốt. Tình trạng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ, tinh thần và sức khỏe giảm sút…

II. Đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Qua nhiều kết quả nghiên cứu, các chuyên gia nhận định rằng mỏi cổ, đau vai gáy do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính người bệnh cần nắm rõ:

1. Nguyên nhân cơ học

- Thói quen sử dụng gối quá cao

Đa số mọi người đều nghĩ rằng kê gối cao để dễ ngủ nhưng thực tế việc nằm gối cao gây ra nhiều tác hại xấu. Khi sử dụng gối cao để kê thì sẽ làm cho cổ quá ngửa hoặc ở tình trạng quá gấp. Việc này làm căng cơ ở vùng cổ, đôi khi làm rách cơ trong khi chúng ta đang ngủ. Ngoài ra, sử dụng gối quá cao sẽ hạn chế máu lưu thông vào não, thiếu oxy về não về lâu dài sẽ gây nên hiện tượng mất ngủ, đau vai gáy chóng mặt.

- Tư thế ngủ không đúng khiến đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy

Việc nằm co, nằm quắp, nằm nghiêng … sai tư thế trong thời gian dài đối với những người có sức khỏe yếu dễ làm cho họ cảm thấy bị đau nhức một bên ở vùng vai, vùng cổ sau khi ngủ dậy. Vì các vùng này bị chèn ép làm thiếu máu dẫn đến các cơ, tạo nên hiện tượng cứng cơ, tê mỏi và vẹo cổ sau khi ngủ dậy.

Ngủ sai tư thế làm ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống

2. Do một số bệnh lí về xương khớp

Đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy là triệu chứng báo hiệu tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, loãng xương, dính khớp bả vai, vẹo cột sống cổ bẩm sinh… Các bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm vì người bệnh có thể mất chức năng hoạt động.

3. Do tuổi tác

Đau cổ vai gáy đang có xu hướng trẻ hóa, khi mà tỷ lệ mắc bệnh, chủ yếu ở những đối tượng nhân viên văn phòng ngồi nhiều hoặc những người hay lái xe đường dài… Ngoài ra, từ tuổi trung niên trở đi, dần xuất hiện quá trình lão hóa, các mạch máu bị giảm tính dẻo dai, đàn hồi và từ đó có nguy cơ cao mắc bệnh.

4. Một số yếu tố nguy cơ khác

- Thói quen ngồi trước quạt, máy lạnh.

- Đi nắng không đội nón hoặc bị nắng chiếu vào gáy; đi mưa.

- Gội đầu và tắm vào ban đêm.

- Làm những công việc ít vận động [ngồi bàn giấy] hoặc phải ngâm tay chân nhiều trong nước [như giặt quần áo, rửa bát].

- Cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc có một số bệnh lý nội khoa như thấp khớp, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch.

- Mang thai hoặc mới sinh nở.

- Hút thuốc lá.

III. Đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy gây nên những biến chứng gì?

Người hay bị chứng đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy thường là do ngồi làm việc hoặc học tập sai tư thế trong thời gian khá dài, tiếp xúc liên tục với máy vi tính hoặc bị nhiễm nóng lạnh ở các tế bào cơ khiến cho lượng oxy không được cung cấp đầy đủ, gây thiếu máu cục bộ khiến vai gáy bị đau mỏi…

- Sau khi ngủ dậy, người bệnh thường có những mức độ đau từ ít đến nhiều ở đầu và cổ, cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc bùng phát dữ dội ở vùng vai gáy lan sang các vị trí khác như bả vai, cánh tay gây cảm giác tê nhức. Cá biệt có trường hợp những cơn đau kéo dài khiến người bệnh có những rối loạn phản xạ gân xương, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, choáng váng, sây sẩm…

- Cơn đau nhức còn do lao động nặng nhọc, tinh thần quá mệt mỏi, căng thẳng… gây nên tình trạng đau có thể cấp tính đột ngột hoặc mạn tính [kéo dài, âm ỉ].

- Cơn đau thường tăng lên khi đứng, đi, ho, hắt hơi, hoặc khi thời tiết thay đổi…

- Ngoài ra, triệu chứng đau mỏi vai gáy sau khi thức dậy còn là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang gặp một số bệnh lý nguy hiểm về xương khớp cần quan tâm đặc biệt hơn:

   + Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bệnh này thường gặp khi nhân nhầy ở bên trong đĩa đệm đốt sống cổ thoát ra ngoài khiến cho các cơ cạnh cột sống cổ đau mỏi vì hệ thống rễ thần kinh bị chèn ép. Bệnh nhân không thể hoạt động linh hoạt vùng cổ như bình thường được.

   + Bệnh đau thắt ngực: Đau thắt ngực khiến cho 1 lượng lớn máu bị hạn chế lưu thông đến tim và các mô xung quanh. Làm suy giảm oxy cung cấp cho cơ tim. Cơn đau còn lan đến cổ, vai gáy, lưng hoặc hàm gây chóng mặt, mệt mỏi và thở dốc…

   + Thoái hóa đốt sống cổ: Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi trở. Người bệnh thường đau nhức và tê mỏi ở khu vực cổ và vai gáy sau khi ngủ dậy. Cơn đau có thể lan lên đỉnh đầu và ảnh hưởng đến hoạt động của hai bên cánh tay.

Theo số liệu thống kê cho thấy, những bệnh nhân bị đau vai gáy sau khi ngủ dậy do các biến chứng từ bệnh lý hiện nay chiếm tới tỷ lệ 84%. Đây là con số đáng báo động, cảnh tỉnh và nhắc nhở chúng ta cần thận trọng hơn khi gặp chứng đau mỏi vai gáy khi thức dậy.

IV. Làm gì khi đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy?

Đau vai gáy mỏi khi ngủ dậy khiến người bệnh căng thẳng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chứng đau vai gáy thì người bệnh cần phải có những động thái để giảm những triệu chứng đau nhức và mệt mỏi, cũng như khó chịu của triệu chứng này:

1. Chườm nóng, lạnh

Nếu sau khi ngủ dậy mà bạn bị đau vai gáy thì cách đơn giản và hữu hiệu nhất là dùng đá hoặc nước nóng chườm lên vùng bị đau. Hai cách này đều giúp giảm đau, cơ bắp và gân cốt co giãn tốt, giúp máu lưu thông hiệu quả, kích thích thần kinh thư giãn, tránh căng cứng…

2. Tư thế đúng cách

Cách chữa trị đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy là cần lưu ý tư thế đi đứng, ngồi, nằm… trong sinh hoạt và làm việc để tránh dẫn đến tình trạng đau vai gáy:

– Đi đứng thẳng lưng và cổ, hạn chế chúi đầu về phía trước hoặc ngửa ra sau. Nằm ngủtránh nằm nghiêng, co người hoặc nằm sấp…

– Khi ngồi nên có gối hay nệm ở phía sau để tựa lưng nhằm giảm áp lực và tạo sự thoải mái cho cột sống cũng như các cơ quan khác.

– Khi ngủ, không chọn loại gối quá cứng để tránh xuất hiện những cơn đau vào buổi sáng hôm sau. Nên chọn loại gối có độ cao vừa phải, tốt nhất là gối cao trong khoảng 10cm để dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.

3. Nghỉ ngơi và vận động hợp lý

Trong khi làm việc, đặc biệt là đối với dân văn phòng, tài xế lái xe… cần tạo cho mình những khoảng nghỉ giữa giờ hợp lý. Tốt nhất là sau 1 giờ làm việc thì nên tiến hành nghỉ giải lao khoảng 5 – 10 phút để đứng dậy vươn vai, đi lại xung quanh… nhằm giúp cơ vai hoạt động linh hoạt và giảm tình trạng đau nhức.

Những môn thể thao có cường độ nhẹ nhàng và vừa sức như bơi lội, đạp xe, dưỡng sinh… ngoài ra, tập yoga chữa đau vai gáy được xem là môn thể thao tốt cho vai, cột sống cũng như giảm tình trạng đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy hiệu quả, được khuyến cáo cho người bệnh nên tập hàng ngày.

4. Tắm nước ấm

Việc tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm sau khi thức dậy sẽ giúp giảm và cắt các cơn đau nhức hiệu quả, trong đó có tình trạng đau mỏi vai gáy.

Chỉ cần ngâm mình vài phút trong nước ấm có pha chút muối hoặc một số loại thảo dược mỗi ngày sẽ giúp cho bạn có tinh thần thoải mái, giúp bạn ngủ sâu hơn và hạn chế đau vai gáy sau khi thức dậy.

5. Bổ sung dưỡng chất

Việc đau mỏi vai gáy thì bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin nhóm B, nhóm C, nhóm E, nhóm K… để giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch, giảm viêm, giúp khớp xương được thư giãn và phòng ngừa các chứng bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, nếu tình trạng đau mỏi vai gáy vẫn kéo dài thì cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám nhằm phát hiện nguyên nhân, cũng như có phác đồ điều trị tốt nhất, hiệu quả mang lại cao nhất.

V. Lời khuyên dành cho người đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy

1. Những điều nên làm khi đau cổ vai

- Ngồi làm việc và học tập đúng tư thế để phòng ngừa đau vai gáy.

- Nên vận động 30 phút một lần nếu phải làm việc lâu dưới máy vi tính.

- Nên giữ cổ và vai luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu.

- Gối đầu cao tối đa là 10cm khi ngủ.

- Nên tựa lưng vào đệm và giữ đầu hơi ngửa ra phía sau tựa vào một điểm phù hợp khi xem tivi và đọc sách.

- Nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh ít ngày khi bị đau cổ vai.

- Bổ sung các khoáng chất cho cơ thể như vitamin nhóm B, kali, canxi, đồng thời thường xuyên xoa bóp chỗ đau cũng như toàn cơ thể để tăng cường máu đến các cơ.

- Tránh căng thẳng, luyện tập thể dục thể thao theo các bài tập nhẹ nhàng phù hợp như xoay cổ nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra sau và nghiêng đầu sang bên trái- phải.

- Sử dụng loại đệm phù hợp, không cứng quá cũng không lún mềm quá để nâng đỡ cột sống một cách tự nhiên, tránh được đau vai gáy khi thức giấc.

- Giải lao thường xuyên khi làm việc, vận động cổ vai gáy cho máu huyết lưu thông.

- Nên tắm nước ấm để thư giãn cơ thể vào cuối ngày để giúp các cơ được co giãn, giúp giảm đau đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu.

- Để duy trì sức khỏe đồng thời hạn chế tối đa tình trạng này, tốt nhất bạn nên theo một môn thể thao lâu dài như yoga, bơi lội, cầu lông, đi bộ,….

2. Những điều không nên làm khi đau cổ vai:

– Làm sai tư thế cột sống bằng cách nằm kê đầu cao để xem phim hay đọc sách.

– Bẻ cổ hay lắc cổ cho kêu bởi có thể gây thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ra ngoài, điều này sẽ khiến tình trạng đau cổ vai thêm trầm trọng.

– Không cúi gập cổ quá lâu và tránh nằm nghiêng vẹo khi ngủ.

Bài viết là thông tin về đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang đến giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh này, cũng như biết được mức độ nguy hiểm của nó để phòng và điều trị bệnh kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề