Tại sao có rệp giường

Rệp giường là gì?

Rệp giường là một loại côn trùng có kích thước nhỏ khoảng 3 - 4 cm, không có cánh, hình bầu dục, có màu nâu cánh gián. Chúng tuy không bay nhưng có thể di chuyển một cách nhanh chóng trên sàn nhà, trần nhà, tường.

Rệp duy trì sự sống của mình bằng cách cắn và hút máu động vật hoặc người. Rệp đẻ rất nhiều. Nếu ở trong điều kiện thuận lợi về môi trường và dinh dưỡng, hàng tháng rệp có thể đẻ đến 3 lứa, mỗi lứa là hàng trăm trứng có kích thước bằng hạt bụi.

Môi trường lây nhiễm rệp giường

Chúng có thể ẩn náu ở bất cứ đâu: Quần áo, giường, ghế sofa hoặc nhiều thứ khác. Với thân hình mỏng dẹt, chúng dễ dàng giấu mình mà không bị phát hiện.

Không sống ở tổ như loài ong hay kiến, chúng chọn những nơi khó trông thấy như nệm, khung giường,.. để trú thân và tiếp cận với cơ thể người trong đêm.

Theo thời gian, chúng sẽ phân tán ra các phòng khác và chọn những vị trí kín đáo để ở. Rệp cũng có thể lây sang các nhà hàng xóm gần đó.

Bạn nghĩ rằng nhà có rệp là nhà bẩn? Sai hoàn toàn! Bởi rệp chủ yếu sống bằng máu và trú ở nơi kín đáo nên kể cả nhà bẩn hay thậm chí là những nơi sạch sẽ như khách sạn cũng đều có thể có rệp.

Dấu hiệu bị rệp cắn

Rệp chủ yếu hoạt động vào ban đêm khi con người đang ngủ. Chúng ăn bằng cách đâm mỏ dài xuyên qua da và hút máu trong khoảng 3 - 10 phút đến khi no căng rồi lặng lẽ bỏ đi.

Một điều kì lạ và thú vị chính là rệp có thể sống sót trong 1 năm mà không ăn gì.

Dù không gây ra bệnh truyền nhiễm nhưng những vết cắn của chúng rất ngứa.

Không giống triệu chứng giời leo ở mắt cá chân, rệp cắn ở bất kì vùng da hở nào khi bạn ngủ. Vì vết cắn không có đốm đỏ ở giữa như vết bọ chét cắn nên vết rệp cắn đôi lúc bị nhầm lẫn với vết muỗi đốt.

Làm thế nào phát hiện ra sự có mặt của rệp?

Sau khi bạn ngủ dậy mà phát hiện mình bị vết đốt ngứa như trên, có hai khả năng xảy ra là muỗi đốt và rệp cắn. Để nhận dạng có phải rệp cắn không, hãy kiểm tra những dấu hiệu sau:

- Vết máu trên chăn hoặc vỏ gối của bạn.

- Đốm đen trên tấm nệm, quần áo ngủ, trên tường – đây có thể là phân của rệp.

- Những nơi có dấu hiệu của phân rệp, trứng rệp hoặc vùng da chết.

- Nơi rệp trú ẩn sẽ tỏa ra mùi mốc.

Cách triệt tiêu rệp giường

Một khi đã có rệp trong nhà thì bạn sẽ rất khó loại bỏ hết được chúng. Bởi chúng không chỉ đẻ nhanh, đẻ nhiều mà còn nhịn ăn cũng rất giỏi.

Có rất nhiều loại thuốc xịt hóa chất diệt rệp giường bày bán trên thị trường. Nhưng bạn có muốn xịt những hóa chất độc hại ấy lên chỗ mình nằm ngủ không? Nhất là sau bao nhiêu năm tiến hóa, rệp đã có khả năng đề kháng lại các chất hóa học ấy.

Vậy thì sau đây là những cách diệt rệp tự nhiên tốt nhất mà bạn nên áp dụng:

1. Kiểm tra và phòng ngừa kĩ lưỡng

Đừng trì hoãn việc phát hiện sớm và tiêu diệt lũ rệp ấy. Càng sớm bao nhiêu, giường của bạn càng sạch sẽ, càng an toàn cho sức khỏe bấy nhiêu. Bạn nên nhớ chúng rất nhỏ và khó phát hiện. Vì thế hãy chuẩn bị 1 đèn pin và 1 tấm gương nhỏ và bắt đầu tìm kiếm:

- Kiểm tra các tấm nệm , các lớp lò xo dưới nệm và các vết nứt ở đó.

- Tìm những vết ố nâu trên giường. Đó có thể là phân rệp hoặc vết máu khô.

- Kiểm tra kĩ các vết nứt ở khung giường.

- Đừng quên kiểm tra đầu giường và mặt sau của nó.

2. Loại bỏ tự nhiên

Bạn hãy phủi chúng đi hoặc lấy khăn giấy bóp chúng, hút chúng ra hoặc lấy băng dính bắt chúng. Hãy áp dụng mọi cách tự nhiên nhất để lấy chúng ra khỏi hang ổ.

3. Giặt là đồ chăn ga gối nệm

Bạn hãy mang tất cả những đồ chăn ga gối nệm hoặc thú bông gần giường đem đi giặt là. Cách tốt nhất là giặt bằng nước nóng và sấy khô chúng ở nhiệt độ cao. Đối với những đồ không cho vào máy sấy được như thú bông, hãy phơi chúng ở nơi thoáng mát.

4. Đóng băng rệp

Một số thứ không đem đi giặt được thì hãy gói vào túi và đặt vào tủ đá. Nhiệt độ thấp đột ngột sẽ khiến cho rệp và trứng rệp bị tiêu diệt.

5. Hút bụi cẩn thận

Trước khi hút bụi, bạn nên dùng bàn chải cứng để chà lên nệm, vỉa hết rệp và trứng rệp tồn tại ở nệm. Hoặc có thể dùng máy hút bụi nhỏ hút bụi trên cả hai mặt đệm.

Hút bụi kĩ càng ở khu vực giường ngủ và xung quanh. Sau khi hút bụi, lập tức đặt túi máy hút bụi vào một túi nilon và di chuyển nhanh ra thùng rác ngoài.

6. Diệt bằng tinh dầu

Tinh dầu trà xanh, tinh dầu cây tuyết tùng và tinh dầu cam rất có ích trong việc diệt bọ rệp. Trộn tinh dầu với chút nước và xịt chúng ở khắp không gian xung quanh bạn.

7. Bỏ đói rệp

Dù rệp nhịn đói giỏi đến mấy nhưng nếu quá hạn cũng sẽ bị chết. Vì thế hãy bọc chặt lấy nệm và hộp lò xo vào túi có khóa kéo để ngăn rệp xâm nhập hay thoát ra ngoài. Hãy cố gắng giữ chúng khoảng hơn 1 năm để đảm bảo rệp đã bị chết.

8. Loại bớt "nhà ở" của rệp

Rệp không cần phân biệt nơi sạch sẽ hay bừa bộn. Nhưng việc dọn đống đồ thừa dưới gầm giường sẽ giúp giảm bớt chỗ trú ẩn cho rệp.

Và bạn đừng quên sửa lại những vết nứt trên tường hay ở thành giường. Dùng thạch cao trát lại chỗ hở trên tường; dán hoặc che những vết nứt ở thành giường.

Phòng chống triệt để

Mua lớp bọc chống rệp giường cho chăn ga gối nệm và hộp lò xo. Đây là sự đầu tư đáng tiền để bảo vệ cả giấc ngủ vàng và sức khỏe của bạn lẫn tuổi thọ của chăn ga gối nệm.

Bít chặt những vết nứt, mối nối ở đầu giường, khung giường.

Gài bẫy bắt rệp. Đây là phương pháp vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp phát hiện ra rệp và ngăn chặn chúng dễ dàng. Bạn hãy nhớ kiểm tra và đặt bẫy thường xuyên.

Hãy chia sẻ kết quả nếu như bạn đã áp dụng thành công những phương pháp này.

* Theo WebMD

Nhiều người "coi thường" căn bệnh tưởng đơn giản này, đến khi bị xơ gan mới hối tiếc

Rệp giường là một loại côn trùng thường có trong chăn, ga, gối, đệm lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ. Chúng có kích thước rất nhỏ, bằng mắt thường rất khó phát hiện. Tuy có “thân hình” rất nhỏ nhưng lại “có võ”, nó có thể hút máu người, cắn người gây ngứa ngáy, khó chịu. Vậy rệp giường trông như thế nào? Cách xử lý nó ra sao? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu trong bài viết này ngay sau đây

1. Rệp giường trông như thế nào? Những điều cần biết về rệp giường

Chắc hẳn chúng ta không còn quá xa lạ với loại côn trùng mang tên rệp giường, nhưng trông nó như thế nào thì có thể nhiều người còn chưa thực sự rõ ràng. Bởi chúng có kích thước rất nhỏ và không dễ để nhìn thấy nếu không chú ý quan sát.

1.1. Rệp giường và những đặc điểm “nhận dạng”

Rệp giường là một loại côn trùng thường có trong chăn, ga, gối, đệm lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ

Sự tương đồng về hình dạng cơ thể khiến cho nhiều người nhầm lẫn rệp giường với các loại côn trùng ký sinh khác trên giường nằm. Có thể họ cho rằng đó là một loại bọ khác mà không phải rệp giường nên sử dụng biện pháp tiêu diệt rệp không đúng cách và kém hiệu quả.

1.1.1. Nhận biết rệp giường qua hình dạng và màu sắc

Trong số các loại “sinh vật” có thể xuất hiện ở giường nằm thì rệp giường là loại chiếm tỉ lệ nhiều và phổ biến nhất. Rệp giường được xác định là loại côn trùng nhỏ, kí sinh trên bề mặt giường nằm, phụ kiện giường nằm và các đồ vật xung quanh giường. Loại côn trùng này có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 5mm. 

Rệp giường thường cắn vào da người và các loại động vật khác khi đối tượng đang trong thời gian ngủ. Mục đích của chúng là hút máu người để sử dụng và nuôi cơ thể; máu cũng chính là nguồn thức ăn chính của loại côn trùng ký sinh này.

Đặc điểm nhận dạng của rệp giường chính là màu sắc và hình dạng cơ thể. Rệp có màu nâu với hình dạng và kích thước giống như một hạt táo. Khi hút “no” máu, rệp sẽ chuyển từ màu nâu sang màu đỏ hoặc đỏ tía. Với những chú rệp con thì gần như không có màu, chỉ khi được cho ăn no chúng mới có thể biến đổi sang màu nâu đỏ.

Rệp có màu nâu với hình dạng và kích thước giống như một hạt táo

Rệp giường có tốc độ sinh sản nhanh “chóng mặt” và tuổi thọ cao nhờ vào khả năng lẩn trốn trong mọi ngóc ngách nhỏ hẹp, rất khó phát hiện và tiêu diệt. Môi trường ẩm thấp với nhiều nơi cư trú nhỏ hẹp là điều kiện sinh sống lý tưởng cho rệp giường sinh sôi nảy nở.

Rệp giường không chỉ xuất hiện trong các phòng ngủ gia đình mà còn có mặt ở hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, văn phòng, kho – tiệm quần áo, cửa hàng chăn ga, gối nệm, giường và phụ kiện giường nằm…

1.1.2. Sự khác biệt cơ bản so với các loại côn trùng khác

Không phải cứ bất kỳ con bọ nào xuất hiện trên giường đều là rệp giường. Ngoài rệp giường thì giường ngủ cũng là nơi trú ẩn và sinh sống của nhiều loại côn trùng nhỏ khác. Nhiều người nhầm lẫn rệp giường với các loại côn trùng khác như bọ chét, bọ thảm. 

Chúng thường có đặc điểm chung về môi trường sống và nơi trú ẩn. Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản ở các loại côn trùng này chính là nguồn thức ăn và loại thức ăn. 

Nếu như bọ chét thường hút máu động vật nuôi thì rệp giường lại có xu hướng “bám người” và hút máu ở người nhiều hơn. Trong khi đó bọ thảm lại ăn các loại vải, sợi bông, vụn thức ăn của thú cưng, vật nuôi, bọ thảm cũng có thể bay nhưng rệp giường thì không.

Rệp cũng thường bị nhầm lẫn với các loại mối, mọt trên khung giường

Ngoài ra, rệp cũng thường bị nhầm lẫn với các loại mối, mọt trên khung giường, đầu giường. Trên thực tế, nguồn thức ăn của mối, mọt là vụn gỗ, gỗ giường và không hề cắn người. Với rệp giường thì cắn người chính là phương pháp “kiếm ăn” duy nhất.

Bọ dơi có hình dáng gần giống với rệp giường nên thường xuyên bị nhầm lẫn hơn cả. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ có thể tìm thấy sự khác biệt giữa chúng. Bọ dơi có lông ở ngực dài hơn, thường khó nhìn rõ bằng mắt thường. Mặt khác, bọ dơi hút máu dơi thay vì máu người như rệp giường. Bên cạnh đó, con bọ dơi thích trú ẩn ở gác mái hơn so với giường nằm.

Xem thêm: 3 Lưu ý vệ sinh nhà cửa cần làm ngay để phòng dịch Covid

1.2. Phát hiện rệp giường qua một số dấu hiệu

Biết rệp giường trông như thế nào không có nghĩa là sẽ phát hiện ra rệp giường trên chiếc giường của bạn. Bởi rệp giường không thường xuất hiện ngay trước mắt chúng ta mà thường chỉ “hoạt động” khi chúng ta ngủ thiếp đi. Hãy thử áp dụng một số cách thức sau để nhận biết rệp kịp thời và nhanh nhất.

1.2.1. Vết cắn từ rệp giường gây triệu chứng ngứa nổi bật

Vết cắn thường có màu đỏ và đỏ đậm hơn ở giữa vùng bị cắn

Sau mỗi buổi sáng thức giấc, bạn phát hiện trên cơ thể xuất hiện những vết tấy đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Đó có thể là vết cắn từ rệp giường, triệu chứng ngứa nổi bật hơn nhiều loại vết cắn từ các loại côn trùng khác. 

Vết cắn thường có màu đỏ và đỏ đậm hơn ở giữa vùng bị cắn. Những vết cắn có thể phân tán hoặc tụm lại nhưng thường xuất hiện ở cánh tay, cổ, bàn tay và mặt. Nhiều người có thể phản ứng dị ứng với vết cắn gây nổi mề đay, ngứa liên tục hoặc nổi mụn nước tại vết cắn.

1.2.2. Phát hiện rệp bằng phương pháp “truy tìm dấu vết”

Trong nhiều trường hợp, chúng ta vẫn thường nhầm lẫn vết cắn của các loại muỗi, bọ và côn trùng khác với vết rệp giường cắn. Nhất là với những người không có phản ứng dị ứng vết cắn của rệp, sẽ rất khó phân biệt các loại vết cắn từ các côn trùng khác nhau. Lúc này chúng ta cần sử dụng phương pháp “truy tìm dấu vết” của rệp giường trên giường, nệm và các vị trí xung quanh giường.

Nếu bạn thấy các đốm đen nhỏ hơn lỗ kim trên nệm giường và các chỗ nối của nệm thì có thể xác định giường của bạn đang có rệp “ẩn cư”. Những đốm đen này chính là phân của chúng, do chất thải là máu đã được tiêu hóa nên sẽ có màu đen. 

Cùng với vết đen trên ga giường cũng xuất hiện các vết nâu đỏ lớn hơn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy rệp đã bị chúng ta vô tình nghiền nát khi nằm ngủ.

Chúng ta vẫn thường nhầm lẫn vết cắn của các loại muỗi, bọ 

Ngoài ra, chúng ta còn có thể phát hiện các ổ rệp ở những “vị trí đắc địa” mà rệp thường ẩn náu. Đó là lần theo đường nối của nệm, các đường nối của giường, các góc giường, kẽ hở trên gỗ đầu giường, chân trụ giường, tấm thảm gần chân giường, trong các đường chỉ may để bọc đồ nội thất, dưới tấm công tắc đèn hoặc ổ cắm điện…

1.2.3. Xác định rệp giường thông qua lớp vỏ lột xác

Rệp giường phát triển rất nhanh, chúng có thể đạt được tốc độ sinh trưởng tối đa trung bình trong khoảng một tháng. Trong thời gian sinh trưởng, rệp trải qua 5 lần lột xác mới có thể đạt đến thời kỳ trưởng thành. 

Khi lột xác, rệp giường sẽ để lại dấu vết chính là lớp vỏ lột xác. Lớp vỏ này có màu vàng nhạt và có thể tìm thấy trong những vị trí rệp thường cư trú hoặc đôi khi ngay trên bề mặt giường ngủ. Khi dọn dẹp giường hãy lưu ý chi tiết này để giúp phát hiện rệp nhanh và có hướng xử lý sớm nhất.

Khi lột xác, rệp giường sẽ để lại dấu vết chính là lớp vỏ lột xác

Xem thêm: “Soi” vi khuẩn trên Nệm & Chăn Ga Gối nhà bạn

2. Cách xử lý rệp giường triệt để đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà

Xử lý rệp không phải quá khó nhưng để diệt tận gốc và triệt để rệp giường lại là điều không hề dễ dàng. Lý do là vì chúng sinh sôi nảy nở và sinh trưởng rất nhanh chóng. Hơn nữa, với kích thước nhỏ bé và khả năng lẩn trốn “trời cho”, rệp có thể tránh thoát những khi chúng ta truy tìm và tiêu diệt. Mặt khác, trứng rệp có thể chống lại nhiều loại hóa chất diệt trừ côn trùng thông thường.

Do vậy, việc diệt trừ rệp tận gốc cần phải tiến hành nhanh chóng, liên tục và thường xuyên để rệp không có cơ hội sinh sản và phát triển. Một số cách xử lý rệp giường dưới đây sẽ giúp các bạn loại bỏ rệp giường triệt để đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà.

2.1. Dọn dẹp phòng ngủ và làm sạch đồ vật trong phòng ngủ

Phòng ngủ thường chứa rất nhiều đồ dùng, vật dụng, nếu không được dọn dẹp, làm vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ là điều kiện lý tưởng để rệp giường phát triển. Hãy dọn sạch các đồ dùng gần giường ngủ như xung quanh ổ điện, tủ đầu giường, ngăn kéo, kệ, bàn đặt đèn ngủ, khung tranh, ảnh gần giường, rèm cửa, kệ cửa sổ…

Dọn dẹp phòng và làm sạch đồ vật trong phòng ngủ 

Việc dọn dẹp phòng và làm sạch đồ vật trong phòng ngủ sẽ hạn chế nguy cơ lây lan rệp giường ra môi trường xung quanh. Đồng thời, “xóa sổ” những nơi lý tưởng để rệp ẩn nấp.

2.2. Làm sạch chăn, ga gối, đệm giường thường xuyên

Giường, chiếu, chăn, gối, nệm, ga trải giường…là những nơi thuận lợi để rệp trú mình. Để loại bỏ nguy cơ rệp lan rộng, cùng với việc dọn dẹp phòng và làm sạch đồ dùng phòng ngủ, các bạn nên đồng thời giặt giũ các loại chăn, ga, gối và nệm giường.

Để tiêu diệt rệp hiệu quả nhất là sử dụng nước nóng để giặt giũ các loại phụ kiện này, sau đó sấy khô bằng hơi nóng để chắc chắn rệp đã chết hoàn toàn. Sau khi giặt nước nóng, sấy khô, thì phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ là bước tiếp theo để loại bỏ rệp giường còn sót lại. Dưới tác động của mức nhiệt độ cao, rệp sẽ bị “đánh bay” dễ dàng hơn và gần như mất cơ hội sống sót.

Với chăn, ga, gối, chiếu…không sử dụng đến hoặc là loại dự phòng cũng cần được giặt giũ sạch sẽ cùng lúc với việc làm sạch các loại chăn, gối hiện đang sử dụng. Sau khi giặt sạch, phơi khô thì hãy đóng gói chúng thật chắc chắn và bao kín trong những túi đựng, bao nilon…để rệp còn sót lại không thể ra ngoài và bị “chết đói” trong thời gian dài.

Làm sạch các loại chăn, gối hiện đang sử dụng

2.3. Sử dụng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn trên ga giường, chăn, gối, nệm

Máy hút bụi làm công cụ hiệu quả để làm sạch bụi bẩn trong phòng ngủ của bạn. Một tác dụng khác của máy hút bụi là có thể hút sạch những mạt bụi và vi khuẩn có kích thước nhỏ. Đồng thời làm khô thoáng, sạch sẽ nhiều vị trí mà rệp giường thường cư trú, khiến chúng mất đi nơi sinh sống.

Sử dụng máy hút bụi nên tập trung hút sạch tại những ngóc ngách, góc cạnh và vết nứt trên giường, tường, chân giường, tủ đựng, ngăn kéo, đường nối trên giường…Tốt nhất là nên tách hẳn giường và các bộ phận trên giường ra để làm sạch và hút sạch bụi bẩn, mạt bụi và vi khuẩn trên đó.

Hút sạch bụi bẩn, mạt bụi và vi khuẩn trên chăn ga gối nệm

2.4. Sử dụng một số loại hóa chất diệt rệp theo chỉ định

Trong nhiều trường hợp, các bạn có thể sử dụng hóa chất được chỉ định là diệt rệp để loại bỏ rệp giường ra khỏi phòng ngủ của mình. Lưu ý rằng loại thuốc diệt rệp này phải thực sự dành cho rệp giường mà không phải một loại côn trùng nào khác. 

Bởi nếu sử dụng sai loại thuốc có thể gây ra hiệu quả ngược lại hoặc không có tác dụng diệt rệp, khiến tốn kém chi phí và thời gian; đôi khi gây nguy hiểm cho con người nếu sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Xịt thuốc vào các vị trí rệp ưa thích trú ẩn và không nên xịt quá nhiều lên nệm giường vì có thể gây dị ứng cho người khi nằm ngủ

 Sử dụng hóa chất được chỉ định là diệt rệp 

2.5. Baking soda có thể giúp diệt rệp tận gốc

Ngoài các loại thuốc chuyên trị rệp thì baking soda cũng là một loại thuốc có tác dụng giết chết rệp  rất hiệu quả. Rắc bột baking soda lên đệm, giường, tường và xung quanh giường…Rệp sẽ bị chất bột trắng này hút khô nước khiến chúng chết từ từ. 

Nên nhớ sau khi rải bột baking soda xong để trong vài ngày thì sử dụng máy hút bụi để hút sạch bột, đảm bảo an toàn cho mọi người khi nằm ngủ. Để đảm bảo hiệu quả cao, các bạn nên thực hiện cách này nhiều lần, liên tục.

Rắc bột baking soda lên đệm, giường, tường và xung quanh giường…

2.6. Sử dụng tinh dầu để diệt trừ rệp giường

Một số loại tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng và xua đuổi côn trùng rất hữu hiệu như: tinh dầu trà, hoa oải hương, bạc hà…Pha tinh dầu với nước và xịt khắp căn phòng, vừa giúp bạn thư giãn với hương thơm nhẹ nhàng, vừa giúp đuổi côn trùng, rệp giường đơn giản, dễ thực hiện.

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu và thoa trực tiếp lên cơ thể sẽ giúp đuổi rệp giường, ngăn rệp giường cắn.

2.7. Phun hơi nóng ở mức nhiệt cao vào những vị trí được cho là nơi rệp giường ẩn náu

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện rệp giường ở vị trí nào đó, có thể sử dụng các loại máy phun hơi nóng, bàn là hơi hoặc máy sấy có nhiệt độ cao vào vị trí đó để tiêu diệt rệp ngay tức thì. Rệp có thể bị diệt trừ ở mức nhiệt cao khoảng 60 độ C nên sử dụng cách này cũng mang tới tác dụng đáng kể để loại trừ rệp triệt để.

Mặc dù có thể tự xử lý rệp giường bằng những cách đơn giản tại nhà như trên, nhưng nếu bạn không có thời gian hoặc chưa nắm vững cách thực hiện thì có thể tìm tới những đơn vị cung cấp dịch vụ dọn dẹp rệp giường.

Sử dụng các loại máy phun hơi nóng, bàn là hơi hoặc máy sấy có nhiệt độ cao 

Bài viết đã giúp chúng ta biết rệp giường trông như thế nào và cách phát hiện rệp cung như tìm hiểu những cách diệt rệp tận gốc. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết khác trên Vua Nệm để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho cuộc sống.

Xem thêm: Cách xử lý nệm bị nấm mốc tại nhà nhanh nhất

Nguồn:

Video liên quan

Chủ Đề