Tại sao cùng một chất trung gian hóa học nhưng lại gây đáp ứng khác nhau ở màng sau xinap

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quá trình truyền tin qua xinap HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Lý thuyêt và bài tập củng cố Quá trình truyền tin qua xinap Sinh học 11. Mời các em cùng tham khảo!

TRUYỀN TIN QUA XINAP

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

1. Khái niệm Xinap

   Xináp là điện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác [tế bào cơ, tế bào tuyến…].

2. Cấu tạo xinap:

    Xináp gồm màng trước, màng sau, khe xináp và chùy xináp.

 – Chùy xinap: Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước xinap. Trong chùy chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học [axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin,…..]. Có khoảng 50 loại chất trung gian hóa học nhưng mỗi xinap chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.

– Khe xinap: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau xinap.

– Màng sau xinap: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin

 3. Quá trình truyền tin qua xinap:

+ Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xináp.

+ Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.

+ Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau gây xuất hiện điện thế họat động ở màng sau. Điện thế hoạt động [xung thần kinh] hình thành lan truyền đi tiếp.                  

4. Đặc điểm của quá trình truyền tin qua xinap:

+ Tốc độ lan truyền chậm do trải qua nhiều giai đoạn và qua môi trường dịch mô.

+ Thông tin được truyền qua xinap nhờ chất trung gian hóa học.

+ Xung thần kinh chỉ được truyền theo một chiều, từ màng trước xinap sang màng sau xi nap.

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Mô tả cấu tạo của xinap hóa học?

Hướng dẫn giải

Cấu tạo của xináp hóa học gồm:

– Chùy xináp: có các bóng chứa chất trung gian hóa học.

– Màng trước xináp.

– Khe xináp.

– Màng sau xináp: có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Câu 2. Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào? Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?

Hướng dẫn giải

– Quá trình truyền tin quá xináp diễn ra như sau;

    + Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

    + Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.

    + Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

– Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Câu 3.  Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp?

Hướng dẫn giải

     Chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong việc truyền tin qua xináp:

     Chất trung gian hóa học được giải phóng khỏi các bóng xináp sẽ đi qua khe xináp và gắn vào thụ thể ở màng sau xináp, làm thay đổi tính thấm ở màng sau và làm xuất hiện xung thần kinh [điện thế hoạt động] lan truyền đi tiếp.

Câu 4. Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?

Hướng dẫn giải

    Trong một cung phản xạ xung thần kinh chỉ được dẫn truyền đi theo một chiều vì: các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều.

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

A. Màng trước xinap

B. Khe xinap

C. Chùy xinap

D. Màng sau xinap

Câu 2. Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự:

A. Khe xinap → màng trước xinap → chùy xinap → màng sau xinap

B. Chùy xinap → màng trước xinap → khe xinap → màng sau xinap

C. Màng sau xinap → khe xinap → chùy xinap → màng trước xinap

D. Màng trước xinap → chùy xinap → khe xinap → màng sau xinap

Câu 3. Trong xinap, chất trung gian hóa học nằm ở

A. Màng trước xinap

B. Chùy xinap

C. Màng sau xinap

D. Khe xinap

Câu 4. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

A. Axêtincôlin và đôpamin

B. Axêtincôlin và serôtônin

C. Serôtônin và norađrênalin

D. Axêtincôlin và norađrênalin

Câu 5. Xinap là diện tiếp xúc giữa

A. Các tế bào ở cạnh nhau

B. Tế bào thần kinh với tế bào tuyến

C. Tế bào thần kinh với tế bào cơ

D. Các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại [tế bào cơ, tế bào tuyến,…]

Câu 6. Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xinap là

A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp

B. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau

C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước

D. Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap

Câu 7. Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là

A. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xinap

B. Axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin

C. Axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xinap và được tái tổng hợp thành axêtincôlin

D. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xinap

Câu 8. Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng vì

A. Sự chuyển giao xung thần kinh qua xinap nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều

B. Các thụ thể ở màng sau xinap chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều

C. Khe xinap ngăn cản sự truyền tin ngược chiều

D. Chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xinap

Câu 9. Yếu tố không thuộc thành phân xinap là:

A. Khe xinap

B. Cúc xinap

C. Các ion Ca2+

D. Màng sau xinap

Câu 10. Chú thích nào cho hình bên là đúng?

A. 1 – chùy xinap, 2 – khe xinap, 3 – màng trước xinap, 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

B. 1 – chùy xinap, 2 – màng trước xinap, 3 – màng sau, 4 – khe xináp, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

C. 1 – chùy xinap, 2 – màng trước xinap, 3 – khe xinap, 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

D. 1 – màng trước xinap, 2 – chùy xinap, 3 – khe xinap, 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học 

ĐÁP ÁN

1D

2B

3B

4D

5D

6C

7A

8A

9C

10C

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyêt và bài tập củng cố Quá trình truyền tin qua xinap Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

  • Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 có đáp án
  • Kiến thức trọng tâm chuyên đề: Sinh sản ở động vật Sinh học 11

​Chúc các em học tập tốt !

Dẫn truyền xung thần kinh là hoạt động hóa học, gây ra bởi sự giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh đặc hiệu khỏi đầu mút tận cùng dây thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh khuếch tán qua khe synap và gắn với các thụ thể đặc hiệu trên tế bào thần kinh liền kề hoặc tế bào đích. Tùy thuộc vào thụ thể, đáp ứng có thể là hoạt hóa hoặc ức chế. Thông thường, các nơ-ron không chạm vào nhau; thay vào đó, chúng giao tiếp thông qua việc truyền dẫn các chất dẫn truyền thần kinh qua các khớp thần kinh.

Synap có loại synap điện, không liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh; các kênh ion kết nối trực tiếp bào tương của các tế bào thần kinh trước và sau synap. Đây là loại dẫn truyền thần kinh nhanh nhất.

Thân tế bào thần kinh sản sinh ra các enzyme tổng hợp hầu hết các chất dẫn truyền thần kinh được lưu trữ trong các túi của cúc tận cùng thần kinh [xem hình Sự dẫn truyền thần kinh Dẫn truyền thần kinh ]. Số lượng enzyme trong một túi [thường là vài nghìn phân tử] được định nghĩa là một đơn vị lượng tử. Điện thế hoạt động khi dẫn truyền đến cuối dây thần kinh sẽ mở các kênh canxi của sợi trục; dòng Ca sau khi được giải phóng có tác dụng hòa các túi vào màng các đầu tận cùng tế bào thần kinh làm giải phóng các phân tử dẫn truyền thần kinh từ nhiều túi. Sự hòa màng tạo ra một lỗ thông qua đó các phân tử được giải phóng vào khe synap gọi là quá trình xuất bào.

Các tín hiệu kích thích và ức chế

Phản ứng được kích hoạt bởi sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh có thể kích thích hoặc kích hoạt tế bào thần kinh sau synap hoặc ức chế hoặc ngăn chặn hoạt động của nó. Các nơ-ron sau synap nhận được nhiều tín hiệu dẫn truyền thần kinh và tín hiệu điện từ nhiều nơ-ron. Các nơ-ron nhận cuối cùng kết hợp các đầu vào với nhau, và nếu nhận được nhiều tín hiệu kích thích hơn, nơ-ron sẽ kích hoạt và gửi tín hiệu đến các nơ-ron khác. Nếu tổng các tín hiệu là ức chế, tế bào thần kinh không kích hoạt và không ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào thần kinh khác. Tổng hợp các câu trả lời này được gọi là tổng kết.

Các dạng khác của trứng cá

  • Tổng hợp không gian: Khi nhận được nhiều xung trên các vị trí khác nhau của nơron và sau đó tế bào thần kinh tổng hợp chúng lại

  • Tổng hợp tạm thời: Khi nhận được xung động trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó được thêm vào cùng nhau

Để một nơron phát ra tín hiệu và kích hoạt, nó phải đạt tới ngưỡng tiềm năng. Một ngưỡng tiềm năng được tạo ra bởi sự gia tăng ròng của dòng natri vào trong tế bào trong quá trình trao đổi ion natri và kali. Khi đủ natri vào trong tế bào, ngưỡng đạt được; khi đạt đến ngưỡng, một điện thế hoạt động sẽ bị loại bỏ; nó di chuyển dọc theo màng tế bào thần kinh. Nếu không đạt đến ngưỡng, không có khả năng xảy ra.

Điện thế hoạt động mở các kênh canxi của sợi trục [không được hiển thị]. Calcium kích hoạt các túi giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh [NT]. Các phân tử NT đi vào các khe synap. Một số gắn với thụ thể sau synap, tạo ra một phản ứng. Những chất khác được bơm trở lại sợi trục và được lưu trữ hoặc khuếch tán vào các mô xung quanh.

Số lượng chất dẫn truyền thần kinh trong đầu mút tận cùng thường độc lập với hoạt động của dây thần kinh và được giữ tương đối hằng định bằng cách thay đổi sự hấp thu các tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh hoặc hoạt động của các enzyme liên quan đến tổng hợp hoặc phá huỷ các chất dẫn truyền thần kinh. Kích thích các thụ thể trước synap có thể làm giảm tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh trước synap, trong khi ức chế có thể làm tăng tổng hợp.

Tương tác chất dẫn truyền thần kinh-thụ thể phải được chấm dứt nhanh chóng để chấm dứt hoạt động liên tục của chất dẫn truyền thần kinh và/hoặc cho phép kích hoạt nhanh chóng, lặp lại các thụ thể. Các chất dẫn truyền thần kinh khi đã tương tác với thụ thể có thể xảy ra một trong các trường hợp sau:

  • Chúng có thể nhanh chóng được bơm trở lại các đầu dây thần kinh trước synap bằng các quá trình hoạt động, phụ thuộc vào ATP [tái hấp thu] để tái chế hoặc phá hủy..

  • Chúng có thể bị loại bỏ bởi các enzym ở gần các thụ thể..

  • Chúng có thể khuếch tán vào khu vực xung quanh và được loại bỏ.

Các chất dẫn truyền thần kinh do các đầu cuối thần kinh tiếp nhận được đóng gói lại trong các hạt hoặc túi trong đầu cuối sợi trục để tái sử dụng.

Rối loạn chức năng của các quá trình này có thể dẫn đến các hội chứng lâm sàng. Ví dụ, mất trí nhớ trong bệnh Alzheimer được cho là liên quan đến sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong các khớp thần kinh, làm trung gian cho việc nằm xuống của những ký ức mới. Một số loại thuốc [ví dụ, donepezil, galanthamine, Rivastigmine] chặn enzyme acetylcholinesterase [làm hỏng acetylcholine] và do đó làm tăng lượng acetylcholine trong synap. Kết quả là, chức năng bộ nhớ có thể cải thiện.

Một số loại nơ-ron đơn có thể giải phóng hai hoặc nhiều chất dẫn truyền thần kinh khác nhau [gọi là dẫn truyền thần kinh] - ví dụ như acetylcholine và glutamate. Nhiều chất dẫn truyền thần kinh có thể tác động lên một nơ-ron sau synap hoặc ảnh hưởng đến nhiều nơ-ron sau synap. Truyền dẫn cho phép giao tiếp phức tạp giữa các nơ-ron để kiểm soát các sự kiện khác nhau trong hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi [PNS].

Video liên quan

Chủ Đề