Tại sao khối ngoại bán ròng

Một trong những câu hỏi được giới đầu tư quan tâm nhất hiện nay là vì sao khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đã được nhiều chuyên gia lý giải tại buổi tọa đàm "Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 31/3.

Theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, nền kinh tế Việt Nam sẽ bật dậy chậm chạp hơn rất nhiều so với nền kinh tế thế giới và điều này sẽ tác động rất mạnh đến thị trường chứng khoán. "Thị trường chứng khoán cũng sẽ bật dậy chậm chạp như vậy trong năm 2021", ông nói.

"Chúng ta chưa có sức bật nào lớn cả, chưa có thế năng nào cho nền kinh tế trong năm nay. Chúng tôi đã 4 lần phân tích mô hình dự báo và kết luận: tăng trưởng kinh tế năm 2021 không thể vượt quá 5,5%, trong khi Chính phủ kỳ vọng là 7%", TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Đây là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài tạm thời rút vốn để đưa tiền về các thị trường có sức bật cao hơn Việt Nam.

"Xu hướng bán ròng này sẽ kéo dài bao lâu? Có thể chỉ diễn ra đến hết quý II, sau đó nước ngoài sẽ nhìn thấy kinh tế Việt Nam bắt đầu ấm dần, mạnh lên, quan hệ thương mại với Mỹ, Trung Quốc được cải thiện và họ có thể quay lại từ từ, về cuối năm sẽ mạnh dần lên", chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nêu nhận định.

Còn theo quan điểm của ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MB [MBS], đầu năm 2021, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang bán và đợt bán gần đây nhất được kích hoạt bởi lợi suất trái phiếu tăng lên.

"Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng lên đã làm cho đồng tiền ở tất cả các thị trường mới nổi mất giá nhanh, USD có xu hướng tăng cao trở lại. Chính vì rủi ro tỷ giá, nhất là thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Brazil… ghi nhận tỷ giá thay đổi hơn 3%, khiến cho các nhà đầu tư quốc tế ngay lập tức nghĩ đến bảo toàn vốn và nhanh chóng rút ra", ông Trần Hoàng Sơn cho hay.

Dẫn chứng tại Hàn Quốc, vị chuyên gia này cho biết đồng tiền nước này mất giá khoảng 4% so với USD, chính vì vậy, quỹ KIM đã ngay lập tức rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô lên đến hơn 60 triệu USD từ đầu năm đến nay.

Thêm vào đó, thị trường chứng khoán quốc tế đang tăng nhờ cung tiền, nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng. Còn tại Việt Nam, lãi suất mặc dù ở mức thấp nhất trong 10 năm qua nhưng các yếu tố hỗ trợ còn chưa rõ nét, nên các thị trường như Mỹ, Nhật tăng tốt và có phần hấp dẫn hơn Việt Nam.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang có xu hướng hạ đòn bẩy tài chính, cung tiền có xu hướng suy giảm nhanh. Gần đây, vỡ nợ trái phiếu Trung Quốc gia tăng rất nhanh. Những điều này báo hiệu rủi ro tín dụng, phần nào ảnh hưởng đến cả thị trường chứng khoán châu Á, qua đó tạo áp lực bán ròng lên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhiều quỹ đầu tư cũng lo ngại nếu cung tiền chững lại thì sẽ xuất hiện xu hướng bán ra mạnh mẽ.

Tọa đàm "Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững"

Trong khi đó, theo phân tích của ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối Khách hàng cá Nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, xét theo chiều hướng giá trị bán ròng, xu hướng hiện giờ là dòng tiền tìm đến thị trường có sức bật tốt hơn, tăng trưởng tốt hơn.

Nguyên nhân thứ hai có thể dẫn đến xu hướng khối ngoại bán ròng là các quỹ đầu tư truyền thống đang hoạt động kém hiệu quả.

"Năm 2020, đa phần các quỹ rút ròng ra khỏi thị trường cổ phiếu, đó là thời điểm đáy của thị trường toàn cầu. Trong khi đó, vốn bơm thêm vào các quỹ ETF tăng rất mạnh trong năm vừa qua. Đây là làn sóng dịch chuyển từ quỹ truyền thống sang quỹ ETF có chi phí quản lý thấp hơn. Vì thế mà dòng tiền rút ra khỏi các quỹ truyền thống trong thời gian qua khá mạnh, Việt Nam cũng không loại trừ", ông Nguyễn Thế Minh nhìn nhận.

Ở chiều mua, giải thích vì sao nhà đầu tư nước ngoài không mạnh tay giải ngân, ông Minh cho rằng ngoài chuyện họ tìm kiếm thị trường khác hấp dẫn hơn, vấn đề của họ là xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam phần lớn là ở mức rủi ro cao, vì thế mà thông thường họ không thể tin tưởng vào báo cáo tài chính để đưa ra quyết định đầu tư mà phải đến gặp gỡ trực tiếp doanh nghiệp. Tuy nhiên do Covid-19, hoạt động này không thể diễn ra. Điều này ảnh hưởng đến việc giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cung cấp thêm thông tin, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam [VSD] cho biết trước đây, khối ngoại sở hữu khoảng 21-22% tổng số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ này còn khoảng 18,5%.

Ông Sơn cho hay qua trao đổi với một vài nhà đầu tư nước ngoài thân thiết, nguyên nhân đầu tiên mà họ đề cập là lo lắng việc Việt Nam bị liệt kê vào nhóm quốc gia thao túng tiền tệ có thể ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của tỷ giá, vì thế họ phải hành động sớm.

Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đánh giá quy mô "bơm tiền" của Việt Nam không lớn, hỗ trợ thời kỳ Covid-19 chủ yếu đến từ hoãn, giãn thuế, cũng tức là họ sẽ phải đóng thuế trở lại từ năm 2021 và điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ ba, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài tiến hành cơ cấu lại danh mục đầu tư sau thời gian thị trường tăng "nóng".

Ông Sơn lưu ý rằng khối ngoại chỉ đảo danh mục hoặc tạm thời rút ra nhưng vẫn ở trạng thái tiền mặt chứ không hoàn toàn rút tiền khỏi Việt Nam. Bên cạnh đó, không phải lúc nào khối ngoại cũng quyết định đúng, vì vậy mà việc rút ròng của họ là không quá đáng ngại.

Mua ròng mạnh khi thị trường điều chỉnh mạnh

Khối ngoại thực hiện giải ngân mạnh khi thị trường điều chỉnh mạnh nhất, đó là tháng 4.2022.

Cần biết rằng, trước đó tháng 3.2022, khối ngoại vẫn còn bán ròng mạnh. Chỉ tính trên sàn HSX, khối ngoại đã bán ròng hơn 3.974 tỉ đồng trong tháng này.

Thế nhưng, sang tháng 4 khi VN-Index giảm mạnh hơn 125 điểm [rơi từ ngưỡng 1.492,15 điểm xuống mức 1.366,8 điểm], khối ngoại đã nhanh chóng quay sang mua ròng. Tổng cộng, khối này đã mua ròng về giá trị hơn 3.896 tỉ đồng trong tháng.

Bước qua tháng 5, chỉ số VN-Index tiếp tục rơi từ mức 1.366,8 điểm xuống mức 1.292,68 điểm, mất hơn 74 điểm, khối ngoại lại tiếp tục mua ròng hơn 3.179 tỉ đồng chỉ tính riêng trên sàn HSX.

Tháng 6, chỉ số  VN-Index bắt đầu hồi phục ngắn hạn từ mức đáy đã tạo ra trên mốc 1.150 điểm, khối ngoại giảm mua, nhưng tính tới kết phiên ngày 10.6 cũng mua ròng gần 639 tỉ đồng.

Như vậy tính từ đầu tháng 4.2022 tới nay, khối ngoại đã mua ròng trên sàn HSX hơn 7.714 tỉ đồng.

Ở chiều hướng ngược lại, trong lúc khối ngoại mạnh tay mua ròng thì nhà đầu tư cá nhân trong nước lại chùn tay. Cụ thể, thanh khoản bình quân trên sàn HSX trong tháng 4.2022 [có 20 phiên giao dịch] bình quân đạt khoảng 22.118 tỉ đồng/phiên, rơi từ mức thanh khoản bình quân hơn 26.600 tỉ đồng/phiên của tháng 3 trước đó.

Tuy nhiên, từ phiên ngày 27.4 tới phiên ngày 10.6, sàn HSX chỉ duy nhất có 1 phiên có thanh khoản đạt trên 20.000 tỉ đồng, các phiên còn lại đều dưới mức này.

Vì sao khối ngoại không “chùn tay” mua ròng?

Xét trên góc độ kỹ thuật, đáy ngắn hạn của thị trường trong đợt điều chỉnh từ tháng 4 đã được xác lập tại vùng trên ngưỡng 1.150 điểm trong tháng 5.2022. Và từ đây, chỉ số đã từng bước hồi phục dù còn nhiều khó khăn.

Đến ngày 25.5, thị trường diễn ra phiên bùng nổ theo đà. Về mặt kỹ thuật, phiên này xác định xu hướng thị trường hồi phục và xác nhận điểm mua cho giới đầu tư.

Ngoài ra, tính từ tháng 4.2022 trở lại đây, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã được chiết khấu mạnh, hệ số P/E thường xuyên dao động quanh ngưỡng 14 lần, thậm chí có nhiều phiên bị kéo xuống còn hơn 13 lần và dường như không vượt quá 15 lần là mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Như vậy, xét về mặt giá, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã chiết khấu tới mức “rẻ” hoặc “khá rẻ”, hay nói cách khác là hấp dẫn. Kết phiên ngày 10.6 vừa qua, hệ số P/E đang ở mức 13,9 lần.

Việc khối ngoại mua ròng mạnh và mạnh dạn bắt đáy, không nhất thiết cứ theo cách đầu tư truyền thống là trung và dài hạn. Mà ngược lại, khối ngoại trong năm 2021 trở lại đây đã gia tăng việc đầu tư lướt sóng trong những nhịp giảm mạnh của thị trường, từ đó giúp hiện thực hóa lợi nhuận một cách nhanh chóng với tỉ lệ cao.

Còn nếu tính về đầu tư trung và dài hạn, trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước hồi phục, việc mua vào càng không có gì đáng phải lo ngại.

Nhưng trên hết, khối ngoại cho thấy việc sử dụng phương án lướt sóng và đầu tư trung – dài hạn kết hợp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư cao nhất.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay ngày càng sôi nổi và càng thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán hiện nay là khối ngoại. Vậy khối ngoại là gì? Và nó ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán nước ta? Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Khối ngoại là gì?

Khối ngoại là thuật ngữ dùng để chỉ các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài. Đó có thể là tổ chức hay cá nhân nước ngoài, tiến hành đăng ký mở tài khoản chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Khối ngoại thường có thể là các quỹ thường sở hữu cổ phiếu của những công ty có vốn hóa lớn.

Khối ngoại là thuật ngữ dùng để chỉ các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài

Ngoài ra, khối ngoại còn được các nhà đầu tư gọi theo một cái tên thân mật là “tây lông” hay “khoai tây”. Các cụm từ này thường xuất hiện tại các  diễn đàn hay hội nhóm trao đổi thông tin về chứng khoán.

Ngoài tìm hiểu về khối ngoại là gì? Nhiều người cũng quan tâm đến hai khái niệm mới là khối ngoại mua ròng và khối ngoại bán ròng. Theo đó, thuật ngữ mua ròng dùng để chỉ việc các nhà đầu tư khối ngoại mua vào số lượng cổ phiếu nhiều hơn bán ra. Ngược lại, nếu họ bán ra số lượng cố phiếu nhiều hơn mua vào thì gọi là bán ròng.

Cả khối ngoại bán ròng và mua ròng đều có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt là khi lượng mua ròng từ khối ngoại tăng cao, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sôi động và phát triển mạnh, từ đó giá cổ phiếu cũng tăng theo. Điều này được giải thích bởi khối ngoại thường là những cá nhân và tổ chức đầu tư có quy mô lớn. Vì vậy, khi khối này làm tăng xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư khối nội và được xem là “trụ đỡ” trên thị trường chứng khoán trong nước. 

Khối ngoại mua ròng thường diễn ra khi có sự chuyển biến tích cực trong tình hình của một quốc gia nào đó. Ví dụ, trong phiên ngày 4/1, khối ngoại mua ròng tại nhà Vingroup [gồm VHM và VRE] đã tăng mạnh nhất ở mức 218.13 tỷ đồng [VHM] và 109.82 tỷ đồng [VRE]. Điều này cũng một phần nhờ vào sự phục hồi sau đại dịch covid 19. 

Khối ngoại mua ròng có tác động lớn đến thị trường chứng khoán

Khi các nhà đầu tư cảm thấy tình hình chứng khoán lạc quan và có tiềm năng sản sinh lợi nhuận sau này, họ sẽ bỏ một số vốn rất lớn để mua vào cổ phiếu. Điều này được xem là một tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư nội tiếp tục đầu tư vốn để đầu tư.

Tỷ lệ khối ngoại mua ròng tăng mạnh cũng đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Dẫn đến, khối lượng giao dịch cũng tăng đáng kể. Đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán trong nước.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khối ngoại bán ròng. Nguyên nhân đầu tiên là do các nhà đầu tư ngoại quốc nhận thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không còn hấp dẫn, nên họ muốn rút vốn đầu tư. Cũng có thể các nhà đầu tư nước ngoài muốn rút lui để tái cơ cấu các danh mục và sắp xếp lại nguồn vốn đang có. 

Tác động của khối ngoại bán ròng

Nếu khối ngoại mua ròng là “trụ đỡ” của các nhà đầu tư nội thì khối ngoại bán ròng sẽ là mối lo với họ. Bởi lẽ, đây là một tín hiệu không tốt đến từ các nhà đầu tư ngoại quốc. Dẫn đến nhà đầu tư trong nước sẽ cảm thấy hoảng loạn. 

Khi tỷ lệ khối ngoại bán ròng tăng nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư. Điều này góp phần khiến họ nhanh chóng rút vốn và e dè không dám đầu tư vào thị trường. Bởi vậy, thị trường chứng khoán trong nước sẽ khủng hoảng và tăng trưởng chậm lại.

Như đã đề cập trong câu hỏi khối ngoại là gì ở trên, chủ thể của khối ngoại là những nhà đầu tư ngoại quốc. Theo như sự nhận định của nhiều chuyên gia về lĩnh vực chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài rất thông minh và họ tự tin vào khả năng dự đoán thị trường của mình. 

Họ chỉ cần nhìn vào đồ thị trên sàn chứng khoán hiện tại là có thể dự đoán được xu hướng lên hay xuống của biểu đồ. Chính vì sự chuyên nghiệp đó, mà các nhà đầu tư nội đặt khá nhiều niềm tin vào khối ngoại. Khi chứng kiến khối ngoại mua ròng, họ cũng sẽ chạy theo xu hướng đó và mua vào số lượng lớn cổ phiểu. Chính vì thế mà thị trường chứng khoán trong nước cũng trở nên sôi động và tăng trưởng nhanh.

Khối ngoại có khả năng thúc đẩy thị trường chứng khoán

Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư của khối ngoại rất lớn, nếu họ đầu tư một số vốn khổng lồ vào thị trường chứng khoán, chắc chắn các công ty sẽ mở rộng quy mô và tăng trưởng rất nhanh. Khi các tập đoàn kinh doanh phát triển nhanh, giá cổ phiếu sẽ tăng cao, đây là tín hiệu tốt với thị trường chứng khoán.

Qua bài viết trên, chắc độc giả cũng đã có câu trả lời cho thắc mắc: Khối ngoại là gì? Và ảnh hưởng của nó như thế nào đến thị trường chứng khoán? Những ảnh hưởng của các nhà đầu tư ngoại quốc là một yếu tố đáng lưu tâm, nhưng đừng để nó chi phối nhiều với quyết định đầu tư của chính mình. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Công Ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề