Tại sao lại đau lưng

  • Sự thay đổi khung xương chậu trong thai kỳ.
  • Lạm dụng cơ hoặc bị chấn thương.
  • Thường xuyên chạy hoặc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại.

5. Viêm xương khớp cột sống gây bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ

Khi nhắc đến viêm xương khớp, chúng ta thường nghĩ đến các cơn đau nhức ở đầu gối và hông. Tuy nhiên, viêm xương khớp cũng có thể xảy ra ở lưng. Thực tế, viêm xương khớp cột sống là nguyên nhân phổ biến gây bệnh đau lưng ở nữ giới. Viêm xương khớp ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến ở nam giới dưới 45 tuổi và nữ giới trên 45 tuổi.

Viêm xương khớp cột sống có thể gây đau ở phần lưng trên và dưới, cổ, vai, háng, mông và đùi sau. Các triệu chứng của bệnh rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là cứng lưng, đau vào buổi sáng [sau khi ngủ dậy] và đau âm ỉ [thỉnh thoảng có những cơn đau nhói bất chợt]. Thời kì đầu của bệnh, nhiều người thường nhầm lẫn viêm xương khớp cột sống với đau cơ vì các triệu chứng tương tự.

Cách chữa loại bệnh gây đau lưng ở phụ nữ này là các bài tập kéo duỗi, liệu pháp nước và vật lý trị liệu.

6. Rối loạn khớp cùng chậu

Theo các chuyên gia sức khỏe về cơ xương khớp tình trạng rối loạn khớp cùng chậu có thể là nguyên nhân gây bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ.

Khớp cùng chậu, còn gọi là khớp SI, đóng một vai trò quan trọng như một bộ phận hấp thụ sốc giữa phần trên cơ thể và xương chậu. Rối loạn khớp cùng chậu xảy ra khi khớp cùng chậu gặp vấn đề, gây đau vùng thắt lưng.

Viêm khớp cùng chậu [hay rối loạn khớp cùng chậu] thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ và trung niên. Một yếu tố khiến phụ nữ dễ mắc rối loạn này hơn là do tác động của thai kỳ. Trong thời gian mang thai, cơ thể sẽ giải phóng một chất làm giãn dây chằng và khớp để người mẹ dễ sinh hơn. Điều này có thể thay đổi cách làm việc của khớp cùng chậu, gây đau thắt lưng ở phụ nữ.

Ngoài ra, áp lực và cân nặng của thai nhi cũng gây áp lực lên xương chậu, khiến người mẹ bị đau. Trong một số trường hợp, rối loạn khớp cùng chậu có thể do chấn thương dây chằng gây ra.

Thực tế, các bệnh đau lưng mạn tính ở nữ giới không chỉ phổ biến hơn, mà các triệu chứng của bệnh cũng nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết bệnh sớm để có phương pháp giảm đau và tránh cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

7. Thoát vị đĩa đệm gây bệnh đau lưng ở phụ nữ

Thoát vị đĩa đệm là một nguyên nhân phổ biến gây đau lưng, cụ thể là đau thắt lưng. Tình trạng này xảy ra khi lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm thoái hóa hoặc rách, khiến nhân đệm theo vết rách chảy ra khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép rễ thần kinh và ống tủy sống.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của thoát vị đĩa đệm là cơn đau tại vùng thắt lưng, sau đó có thể lan xuống chân, làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:

  • Teo cơ
  • Tê chân tay
  • Rối loạn cảm giác
  • Chóng mặt, đau đầu

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, mà chỉ cần dùng thuốc và tập luyện. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trong thời gian dài thường gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Các chuyên gia thường khuyến cáo bạn nên tập vật lý trị liệu để điều trị hiệu quả.

8. Thoái hóa cột sống gây bệnh đau lưng ở phụ nữ

Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa cột sống, khiến cột sống dần mất cấu trúc và chức năng bình thường.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng thường gặp ở phụ nữ và người trên 50 tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như lối sống, chế độ dinh dưỡng và vấn đề sức khỏe. Mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng, nhưng nếu kéo dài lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như nhức xương khớp, tê buốt cột sống, khó vận động, mất cảm giác chi, teo cơ, thậm chí là bại liệt suốt đời.

Triệu chứng đặc trưng của thoái hóa cột sống chính là cơn đau âm ỉ và kéo dài ở cột sống, cụ thể là ở cổ và lưng. Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau tăng lên khi ngồi lâu hoặc thực hiện các tư thế cúi người, xoay người và nâng vật nặng. Thậm chí, nếu nghiêm trọng, cơn đau có thể lan xuống chân và tê liệt, khiến người người bệnh khó di chuyển.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được các nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở phụ nữ. Ứng với mỗi nguyên nhân, người bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Vì vậy, nếu bị đau lưng kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách chữa trị kịp thời, hiệu quả.

Đau lưng là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính, độ tuổi,… Những cơn đau này tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng sẽ gây ra nhiều trở ngại khi người bệnh thực hiện các sinh hoạt hằng ngày. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng ngủ dậy đau lưng? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiện tượng này nhé.

1. Nguyên nhân của hiện tượng ngủ dậy đau lưng

Dấu hiệu nhận biết chứng ngủ dậy đau lưng là cảm giác tê cứng, đau nhức ở vùng cổ và vai gáy lan xuống cả lưng với hai cánh tay. Hầu hết các cơn đau đều xuất phát từ hai nguyên nhân: nội tại cơ thể và nguyên nhân khách quan.

Ngủ dậy đau lưng gây khó chịu cho nhiều người

Cụ thể, hiện tượng đau nhức lưng sau khi ngủ dậy có thể do bạn bị thiếu dinh dưỡng, mắc bệnh xương khớp hoặc đang trong tình trạng căng thẳng, stress. Mặt khác, nguyên nhân khách quan gây đau lưng có thể từ việc dùng nệm quá cứng hoặc quá mềm, hay bạn đã nằm sai tư thế,…

1.1. Nguyên nhân từ nội tại cơ thể làm bạn ngủ dậy đau lưng

Những cơn đau nhức ở vùng lưng sau khi bạn tỉnh dậy có thể bắt nguồn từ những tác nhân sau đây:

  • Đã từng mắc bệnh liên quan đến xương khớp trước đó: Thực tế, tình trạng đau lưng kéo dài cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc phải các bệnh về xương khớp. Do đó, hầu hết những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống vùng lưng thường gặp hiện tượng đau lưng khi vừa ngủ dậy.

  • Thể trạng bị thiếu dinh dưỡng và các khoáng chất khác: Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa các nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, việc này có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo xương và tuần hoàn trong cơ thể. Do đó, thiếu chất dinh dưỡng và khoáng chất cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ dậy đau lưng.

  • Tâm lý lo âu, căng thẳng thường xuyên: Những người hay có tâm trạng như trên cũng rất dễ bị đau lưng. Vì các bệnh liên quan đến tâm lý nếu xảy ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tuần hoàn của cơ thể và giấc ngủ, sau cùng làm bạn bị đau nhức, đặc biệt ở vùng lưng.

Lo âu, stress trong thời gian dài có thể dẫn đến đau lưng

1.2. Nguyên nhân khách quan

Một số nguyên nhân khách quan gây ra tình trạng ngủ dậy đau lưng là:

  • Nằm ngủ sai tư thế: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm nhiều người cảm thấy đau nhức lưng sau khi thức giấc. Việc ngủ với một tư thế không ngay ngắn, khoa học sẽ chèn ép các dây thần kinh. Từ đó, máu khó lưu thông và quá trình tuần hoàn cũng diễn ra không thuận lợi dẫn đến tình trạng nhức nhối, ê ẩm toàn bộ cơ thể, đặc biệt là vùng lưng.

  • Dùng nệm, gối không phù hợp: Việc nằm ngủ trên gối quá cao hoặc nệm quá cứng sẽ làm cho phần lưng và cột sống bị chèn ép, dẫn đến lưu thông máu kém và khó khăn trong hoạt động tuần hoàn. Từ đó làm bạn ngủ không ngon, khó chịu và xảy ra hiện tượng ngủ dậy đau lưng.

2. Làm sao để khắc phục tình trạng đau lưng sau khi ngủ dây?

Những cơn đau lưng vào mỗi buổi sáng làm cho bạn cảm thấy ê ẩm, khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc trong ngày hôm đó. Cứ tiếp tục như vậy dễ khiến bạn bị stress, căng thẳng, rơi vào trạng thái lo âu.

Không những thế, đau lưng làm những ai mắc phải nó luôn luôn trong tình trạng đau nhức, khó chịu thường xuyên. Thậm chí trường hợp xấu nhất xảy ra, về lâu dài nó sẽ biến chứng thành đau lưng mạn tính, rất khó để chữa trị dứt điểm và làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân. Do đó, bạn cần nắm kỹ những biện pháp hạn chế hiện tượng ngủ dậy đau lưng xảy ra như:

Đau lưng làm người bệnh cảm thấy bất tiện

2.1. Nằm, ngủ đúng tư thế

Như nội dung đã đề cập ở trên thì việc ngủ sai tư thế là một nguyên do phổ biến hàng đầu gây ra chứng đau lưng này. Vì thế, bạn nên lưu ý chọn lựa tư thế đúng cách vào mỗi lần đi ngủ và luyện tập khả năng giữ cho bản thân luôn nằm đúng tư thế từ lúc ngủ đến khi tỉnh dậy để không làm các cơ bị đè nén, dẫn đến đau cơ.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia khuyên rằng, người đau lưng nên nằm ngủ bằng tư thế nghiêng [có thể là phải hoặc trái]. Còn trong trường hợp nằm thẳng, để tránh gây áp lực lên cột sống và phần lưng, bạn nên đặt dưới chân một cái gối nhỏ.

Nằm ngủ đúng tư thế

2.2. Ăn uống với chế độ lành mạnh, khoa học

Bạn nên bổ sung cho cơ thể các loại khoáng chất tốt cho xương để tránh đau lưng như: protein, kẽm, kali, canxi, sắt,… Bên cạnh đó, vitamin và chất xơ cũng rất cần thiết, nó góp phần làm đẹp da và cải thiện sức khỏe cơ thể. Các thực phẩm cần tránh là: đồ ăn có chất kích thích, đồ uống có gas,… vì hầu hết chúng sẽ làm cho tình trạng ngủ dậy đau lưng của bạn tiếp diễn nhiều hơn.

2.3. Rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao thường xuyên

Không chỉ chú ý về chế độ ăn, những bệnh nhân đau lưng còn phải rèn luyện cho bản thân thói quen chơi thể thao mỗi ngày. Điều này sẽ giúp khí huyết lưu thông, làm cho cơ thể bạn quen dần với những hoạt động thường ngày từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng đau lưng xảy ra.

Thể thao giúp thư giãn xương cốt, giảm đau lưng đáng kể

2.4. Vươn vai mỗi lần thức dậy

Bên cạnh tư thế ngủ thì tư thế lúc thức giấc cũng quan trọng không kém góp phần hạn chế nguy cơ ngủ dậy đau lưng. Những động tác như xoay cổ tay, cổ chân, vươn vai, khởi động các khớp nhẹ nhàng để cơ thể được thả lỏng một cách từ từ. Đặc biệt hơn, những vận động bất thình lình khi vừa ngủ dậy sẽ làm các cơ co rút dẫn đến những vùng như cổ, vai gáy, lưng bị đau nhức dữ dội.

Khi gặp các vấn đề về sức khỏe, hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây có áp dụng khám Bảo hiểm Y tế và bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị chịu trách nhiệm bảo lãnh trên toàn quốc. Với trên 26 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một đơn vị uy tín mà các khách hàng có thể tin tưởng.

Ngoài ra, bệnh viện còn có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận này. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn trực tiếp.

Trên đây là lý giải cho hiện tượng ngủ dậy đau lưng mà nhiều người gặp phải. Tuy chứng đau lưng này không gây nguy hiểm đến người bệnh nhưng nó đã ảnh hưởng không ít đến tiến độ công việc và cả sinh hoạt hằng ngày của họ. Hy vong qua nội dung bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về nguyên nhân và các biện pháp khắc phục để chấm dứt những cơn đau tương tự.

Video liên quan

Chủ Đề