Tại sao mặt càng ngày càng gầy

Trẻ càng lớn càng gầy yếu, không tăng cân,... có thể do những nguyên nhân như: Ăn uống không đủ chất, thiếu hụt vitamin hoặc thậm chí mắc một số bệnh lý như nhiễm giun sán, bệnh tăng động giảm chú ý,...

Có nhiều nguyên nhân trẻ không tăng cân hoặc thậm chí trẻ càng lớn càng còi. Những nguyên nhân thường gặp gồm:

1.1 Trẻ ăn nhiều nhưng không đủ

Nhiều phụ huynh cho rằng chỉ cần cho trẻ ăn hết một lượng thức ăn nhất định với số bữa nhất định là đủ. Tuy nhiên, thực tế cần xác định lượng thực phẩm cần thiết đối với độ tuổi của trẻ. Cụ thể, với trẻ 1 tuổi thì mỗi bữa ăn cần 1 bát cháo đầy, 1 ngày nên ăn 4 bát và uống thêm 500ml sữa. Nếu trẻ ăn với số lượng cháo ít hơn, số bữa ít hơn thì không đủ đáp ứng được nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ không tăng cân, thậm chí có thể bị gầy đi.

1.2 Thực đơn của trẻ ít dưỡng chất

Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm tới việc cho trẻ ăn nhiều thức ăn mà không chú ý tới yếu tố cân bằng dinh dưỡng. Cụ thể, một bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nếu khi chế biến thức ăn cho trẻ, cha mẹ không cho dầu ăn vào thì bữa ăn sẽ thiếu chất béo. Ngoài ra, dầu ăn còn đóng vai trò hòa tan các vitamin tan trong dầu. Nếu không có dầu ăn thì cơ thể trẻ không hấp thu được vitamin, dẫn đến còi cọc, chậm tăng cân.

1.3 Bổ sung dư thừa thực phẩm

Có không ít phụ huynh thường ép trẻ ăn nhiều mà không biết rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu trẻ bị ép ăn nhiều sẽ dễ bị chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa và lâu dần trẻ sẽ bị sụt cân. Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt vì sẽ khiến trẻ dễ bị táo bón. Do đó, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng đủ dưỡng chất.

1.4 Thiếu hụt vitamin

Một nguyên nhân khác khiến trẻ càng lớn càng gầy yếu chính là trẻ bị thiếu vitamin. Dù vitamin không đảm nhiệm vai trò cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ thể nhưng chúng lại là nhóm dưỡng chất không thể thiếu đối với hệ miễn dịch, hệ xương và cơ bắp của trẻ. Do đó, cha mẹ cần chú ý tới những biểu hiện của trẻ để nhận biết xem có phải trẻ ngày càng còi là do thiếu vitamin hay không.

Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu hụt vitamin:

  • Thiếu vitamin A: Thị lực kém, mắt mờ, sợ ánh sáng, khô da, ít nước mắt, hay bong da, da sần sùi;
  • Thiếu vitamin C: Đau mỏi toàn thân, vàng răng, sưng lợi, dễ sún răng;
  • Thiếu vitamin B1: Trẻ chậm tăng cân, tiểu ít, biếng ăn, thường xuyên quấy khóc, mắc các bệnh về đường tiêu hóa;
  • Thiếu vitamin B12: Da mặt trắng bệch, tinh thần uể oải, tóc chuyển màu hơi vàng, thường xuyên nôn ói, tiêu chảy và chán ăn;
  • Thiếu vitamin D: Trẻ có biểu hiện hay quấy khóc đêm, ra mồ hôi trộm, khó ngủ, rụng tóc vành khăn, chân tay yếu, chậm biết bò, dễ gắt gỏng,...

Thiếu hụt vitamin có thể là nguyên nhân khiến trẻ càng lớn càng còi

Mỗi trẻ lại có cơ địa, thể trạng khác nhau nên không thể áp dụng một chế độ ăn uống cố định cho mọi trẻ vì khả năng hấp thu, tiêu hóa của những đứa trẻ không giống nhau. Muốn hạn chế tình trạng trẻ càng lớn càng còi, cha mẹ cần tăng - giảm lượng thức ăn, lượng sữa sao cho phù hợp với nhu cầu của trẻ.

1.6 Trẻ quá hiếu động

Có một số trẻ đã ăn rất nhiều nhưng vì trẻ chạy nhảy, hoạt động liên tục nên cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng. Những trẻ này có tốc độ chuyển hóa cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên bé ngày càng gầy.

1.7 Trẻ mắc một số bệnh lý

Trẻ càng lớn càng gầy yếu còn có thể do trẻ mắc một số bệnh lý như:

  • Trẻ mắc bệnh đường ruột, bệnh dị ứng hoặc bất dung nạp lactose, làm hạn chế khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn;
  • Trẻ bị nhiễm giun sán;
  • Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý;
  • Trẻ bị thiếu máu [do chế độ ăn hoặc do bệnh Thalassemia].

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tình trạng trẻ không tăng cân, ngày càng còi cọc,... mà cha mẹ có thể có biện pháp xử trí tương ứng. Cụ thể:

  • Với nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng: Phụ huynh cần chú ý tới nhu cầu năng lượng của trẻ trong từng độ tuổi để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Cha mẹ nên theo sát chỉ số phát triển của cơ thể trẻ để xử trí kịp thời, tránh gặp tình trạng bé ngày càng gầy yếu;
  • Với nguyên nhân do bệnh lý: Cần điều trị triệt để bệnh lý khiến trẻ gầy còm, khó tăng cân:
    • Trẻ mắc bệnh đường ruột: Cần điều trị triệt để các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ;
    • Trẻ bị nhiễm giun sán: Cần tẩy giun và đảm bảo giữ gìn vệ sinh ăn uống, sinh hoạt cho trẻ;
    • Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý: Điều trị bằng cách dùng thuốc kết hợp với liệu pháp điều chỉnh hành vi cho trẻ. Đồng thời, hạn chế trách mắng, trêu chọc trẻ để bé không bị căng thẳng tâm lý;
    • Trẻ bị thiếu máu: Nên đi khám, xác định nguyên nhân trẻ bị thiếu máu. Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt, cần uống bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu thiếu máu do nguyên nhân khác thì cần được điều trị sớm theo đúng phác đồ.

Cha mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn về tình trạng trẻ càng lớn càng gầy yếu

Trẻ càng lớn càng gầy yếu có thể là một dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bé và đưa ra đề nghị can thiệp kịp thời, hiệu quả.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:

Đâu là nguyên nhân gây hóp má?

Nguyên nhân gây má hóp có rất nhiều và gần như chúng ta ai cũng phải đối mặt hàng ngày. Xét theo một khía cạnh chính xác nhất là do thiếu mỡ vùng má. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều lý do như:

Hiện tượng lão hóa – khiến là da bị nhăn nheo và trùng xuống đồng thời các tế bào mỡ không đủ để lấp đầy vùng da thừa đó dẫn tới hiện tượng má hóp lại.

Giảm cân đột ngột: Có một sự thật là không phải ai cũng biết cách giảm cân đúng cách. Nhiều chị em giảm cân đột ngột bằng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ dẫn tới tình trạng làm da chưa kịp thích nghi với lượng mỡ thiếu hút. Má trở nên hốc hác gầy guộc đi trông thấy.

Chế độ sinh hoạt không điều độ: Thức khuya, stress kéo dài, công việc quá tải… cũng khiến gò má của bạn bị thiếu mỡ trầm trọng. Không chỉ vậy trông bạn sẽ thiếu sức sống và hốc hác hơn.

Chế độ dinh dưỡng: Nguyên nhân gây má hóp này thường không được để ý nhiều bởi chúng ta vẫn có thói quen ăn uống thiếu kiểm soát. Lượng chất béo là rất cần thiết khi đưa vào bên trong cơ thể không chỉ để duy trì sức khỏe cũng như sự tươi trẻ bầu bĩnh của khuôn mặt. Uống ít nước.

Một số bệnh mãn tính có thể gây hóp má

 Cách làm đầy má hóp tự nhiên hiệu quả cao

Cách làm đầy má hóp tự nhiên:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Việc đầu tiên cần bắt tay vào để tăng lượng mỡ trên gò má là bạn phải xác định được nguyên nhân. Kế đó là xây dựng một chế độ sinh hoạt điều độ:

+ Bổ sung lượng chất béo vào cơ thể theo một lượng nhất định. Ngoài ra bạn hãy bổ sung ngay các loại chất béo, vitamin đa dạng mỗi ngày nhé!

+ Bổ sung vitamin A, C, E… từ rau củ quả giúp kkích thích việc tăng sinh Collagen cũng như lượng Estrogen dưới da đẩy mạnh sự sinh sản lượng tế bào mỡ dưới da giúp cơ má đầy đặn và săn chắc hơn. Chất béo từ pho mát và các loại trái cây như quả bơ, sữa tươi có tác dụng rất tốt duy trì cơ má đầy đặn săn chắc.

+ Mất nước là nguyên nhân quan trọng gây hóp má: cần uống tối thiều 2 lít nước/ ngày

Các bài tập đơn giản

Ngoài ra các bài tập tự nhiên luyện cơ má mỗi ngày cũng là cách làm đầy má hóp tự nhiên đơn giản

Bài tập luân chuyển không khí trong miệng

Động tác:

- Ngậm miệng lại, mím môi và thổi khí phồng lên phía dưới môi trên của bạn.

- Giữ nguyên động tác này trong 10 giây.

- Chuyển không khí sang má trái và lại giữ trong 10 giây.

- Sau đó chuyển không khí sang má phải và giữ thêm 10 giây.

- Lặp lại hoạt động chuyển không khí từ má này sang má kia từ 10-15 lần.

- Kết hợp các động tác với việc hít vào, thở ra đều đặn.

Mục đích: Bài tập làm săn chắc cơ vòng miệng [cơ bắp xung quanh miệng], cung gò má [xương gò má] và cơ bắp thể thoi [cơ bắp hai bên của miệng].

Bài tập súc miệng

Động tác:

- Hít thật sâu không khí vào trong miệng.

- Chuyển không khí từ má này sang má kia như khi đang súc miệng.

- Thực hiện các động tác và điều hòa nhịp thở, tối thiểu 10 lần/ngày.

Bài tập lưỡi:

Mở rộng miệng sau đó dùng lưỡi đá sang bên trái và đổi lại bên phải. Thực hiện liên tục như vậy mỗi ngày từ 10 – 20 lần. Bạn có thể thực hiện bất cứ khi nào rảnh.

Bài tập chu môi thành hình chữ O

Động tác:

- Chu môi lại thành hình chữ O và thổi không khí ra khỏi miệng.

- Lặp lại động tác khoảng 10 - 15 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

Mục đích: giúp cơ môi săn chắc, khỏe mạnh.

Bài tập “Mặt cá cười”

Động tác:

- Hút chặt má và môi của bạn lại để tạo thành khuôn mặt như mặt cá và mỉm cười.

- Cố hút má chặt lại chỗ hõm trên mặt trong khi môi mím lại.

- Giữ trong 5-10 giây và lặp lại thêm 5 lần.

Mục đích: Bài tập “Mặt cá cười” giúp cho má và môi được săn chắc, khỏe mạnh hơn.

Bài tập ngẩng đầu lên trần nhà

Động tác:

- Ngẩng đầu lên và nhìn lên trần nhà càng lâu càng tốt.

- Sau đó thổi không khí ra khỏi miệng, kết hợp hít vào thở ra nhịp nhàng.

Mục đích: Bài tập làm săn chắc phần quai hàm và làm cho má gọn, thon hơn.

Bài tập mở to miệng

Động tác:

- Mở miệng càng to càng tốt và giữ nguyên, kết hợp hít vào thở ra đều đặn.

- Giữ càng lâu càng tốt.

- Thực hiện bài tập 15 lần mỗi ngày.

Mục đích: Tập cơ mặt, giúp các cơ sẽ săn chắc, dẻo dai hơn.

Để các bài tập làm đầy má hóp trên đạt được hiệu quả cao nhất, các bạn nên thực hiện thường xuyên và kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cách khắc phục gò má hóp nhờ can thiệp thẩm mỹ

Nếu bạn không đủ kiên trì để thực hiện các phương pháp tự nhiên làm đầy gò má thì bạn vẫn có cơ hội sở hữu gò má bầu bĩnh. Với công nghệ cấy mỡ má tự thân thì chỉ cần trải qua khoảng 2 tiếng bạn sẽ có ngay khuôn mặt xinh đẹp như mong ước.

Mỡ được lấy trực tiếp trên cơ thể từ các khu vực như bụng hay vùng đùi. Trải qua quá trình tinh chiết chuyên dụng giữ lại những tế bào mỡ khỏe mạnh nhất sau đó thực hiện tiêm trực tiếp vào khu vực má thiếu mỡ. Lượng mỡ được xác định từ quá trình thăm khám đảm bảo vừa đủ số lượng mỡ cần thiết cho khuôn má.

Khả năng tự phân chia của các tế bào mỡ khỏe mạnh khiến cơ má tự sản sinh nuôi dưỡng má đầy đặn tự nhiên mà không phải trải qua phẫu thuật hay bất cứ xâm lấn nào. Mỡ tự thân rất an toàn không hề có bất cứ kích ứng hay đào thải nào

Video liên quan

Chủ Đề