Tại sao mùng 5 không được đi xa?

Dân gian ta có câu: “Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn” để nói đến những ngày mùng 5, 14, 23 là những ngày xấu, hạn chế ra đường nếu không muốn gặp những điều xui xẻo, nên nhiều người kiêng kỵ ra đường hay làm những việc quan trọng vào những ngày này.

Vậy tại sao mùng 5, 14, 23 là ngày xấu, nên kiêng ra đường,… Các bạn cùng tham khảo qua bài viết ngày mùng 5 Tết là ngày gì, có nên ra đường sau đây để giải đáp thắc mắc này cũng như hiểu rõ hơn về nguồn gốc và tính đúng đắn của nó.

Mùng 1 Tết nên mặc áo màu gì
Mùng 1 Tết nên kiêng những gì
Đầu năm có nên cắt tóc không
Tại sao kiêng mua quần áo đầu năm
Ngày Thần Tài nên mua vàng gì

Mục Lục

  • 1 Mùng 5 có nên ra đường không?
    • 1.1 Kinh nghiệm hạn chế ra khơi của các ngư dân
    • 1.2 Quan hệ giữa mặt trăng và con người
    • 1.3 Điều đặc biệt của những con số 5, 14, 23
  • 2 Không nên quá câu nệ chuyện kiêng kỵ ngày mùng 5 Tết

Với người dân Việt ta từ xa xưa cho đến thời buổi hiện đại ngày nay, khoảng thời gian đầu năm rất linh thiêng, nhiều điều cấm kỵ được áp dụng rộng rãi với mong muốn một năm mới nhiều may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Một trong những điều kiêng kỵ phổ biến nhất đó là tránh ra đường vào ngày mùng 5, 14, 23.

Tại sao mùng 5 không được đi xa?

Theo ông cha ta từ xa xưa, những ngày mùng 5, 14, 23 được gọi là “Ngày nguyệt kỵ”, là những ngày xấu, ngày “nửa đời, nửa đoạn” làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu, vì vậy nên kiêng ra đường vào những ngày này nếu không sẽ mang đến vận xui trong cả năm mới.

Câu nói dân gian: “Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn” để nói đến ý nghĩa kiêng kỵ ra đường vào những ngày mùng 5, 14, 23. Để giải thích cho câu nói này, trong dân gian ta truyền lại rất nhiều giả thiết nhưng phổ biến và được nhiều người tin tưởng nhất là những lí do sau đây:

Kinh nghiệm hạn chế ra khơi của các ngư dân

Theo kinh nghiệm từ xa xưa của các ngư dân, họ thường hạn chế ra khơi vào những ngày này. Vì vào thời xa xưa khi phương tiện đi lại trên những chuyến đường dài chủ yếu là tàu thuyền, thì theo kinh nghiệm các ngư dân lâu năm đều nhận thấy rằng cứ vào Mùng 5 Tết lại sinh ra những dòng hải lưu bất thường, gây nguy hiểm cho thuyền bè ở vùng vịnh Bắc Bộ. Người ta thường ví ngày mùng 5 là ngày điềm xấu, ngày “con nước”, nhất là đối với những người đang đi xa.

Quan hệ giữa mặt trăng và con người

Theo ông cha ta về phong thủy Tết, nguyên nhân ngày mùng 5 là ngày xấu là từ mối quan hệ giữa mặt trăng và con người, lúc này con người chịu tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Chính nguồn năng lượng mạnh này khiến con người chúng ta bị mất tự chủ, dẫn đến những sai lầm trong tính toán và hành động. Hơn nữa, có nhiều lời đồn đại rằng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng số vụ tai nạn trong những ngày này tăng cao hơn dịp khác rất nhiều. Tuy không biết liệu ai đã làm những nghiên cứu chứng minh này và nó có từ đâu, từ bao giờ,… chỉ biết truyền miệng từ ngàn đời xa xưa, nhưng để năm mới bình yên, thịnh vượng, đa phần mọi người vẫn quan niệm đóng cửa, hạn chế ra đường vào ngày mùng 5 Tết.

Điều đặc biệt của những con số 5, 14, 23

Ngoài các lí do trên, dân gian ta từ xa xưa cho đến ngày nay vẫn có niềm tin vào những điều kiêng kỵ vào các ngày mùng 5, 14, 23 là vì họ đã phát hiện đặc biệt một sự thật rằng các ngày 5 – 14 – 23 cộng lại đều bằng 5 (1+4=5, 2+3=5) mà theo quan niệm dân gian thì số 5 được coi như sự nửa vời, không trọn vẹn, không may mắn, nên những ngày này thường được gọi là “nửa đời, nửa đoạn” làm việc gì cũng giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu.

Không nên quá câu nệ chuyện kiêng kỵ ngày mùng 5 Tết

Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, cởi mở, nhiều người không còn đặt nặng vào tục kiêng kỵ vào những ngày đầu năm mới như trước đây. Với mọi người, ngày mùng 5 hay các ngày mùng 14, 23 được xem là những ngày bình thường và nhiều người vẫn chọn ra đường để làm những việc quan trọng.

Cho đến nay, vẫn chưa có ai kiểm chứng đây là những ngày xui xẻo, mà chỉ đơn thuần xuất phát từ quan niệm của dân gian, truyền từ người này sang người nọ qua ngàn đời mới tạo thành như thế. Và thực tế cuộc sống cho thấy rằng, không phải cứ quan niệm dân gian nào áp dụng vào đời sống hiện đại cũng đúng. Việc kiêng kỵ này chỉ là niềm tin của mỗi cá nhân, đây cũng là một liệu pháp để mọi người có động lực, yên tâm vào công việc đang làm và sẽ làm. Vì vậy, các bạn hãy giữ tâm thế thoải mái, không mê tín quá nhiều, tránh ảnh hưởng đến không khí vui vẻ của ngày Tết.

Với những chia sẻ thiết thực qua bài trên, hy vọng các bạn đã giải đáp được thắc mắc ngày mùng 5 Tết là ngày gì, có nên ra đường cũng như hiểu được lí do vì sao nên kiêng ra đường vào những ngày xấu mùng 5, 14, 23. Dù không mê tín nhưng ông cha ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy nên tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong tâm linh, nhất là dịp đầu năm để được may mắn, thịnh vượng trong cả năm. Tuy nhiên, không nên lệ thuộc quá nhiều vào những điều đại kỵ theo dân gian, hay việc xem ngày tốt xấu để tránh gây hỏng việc, đồng thời sa đà vào những trò mê tín dị đoan.

Chúc các bạn có một năm mới an khang, thịnh vượng và tài lộc bên bạn bè, người thân!