Tại sao mỹ lại tấn công syria

Cuộc tấn công, được Tổng thống Mỹ ra lệnh mà không có sự đồng ý của Syria, nhắm vào các cơ sở do “lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn” điều hành, được cho là để trả đũa cho các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các cơ sở của Mỹ và đồng minh ở Iraq.

Các phần tử khủng bố IS ở Iraq và Syria sẽ được hưởng lợi từ các cuộc không kích gần đây của Mỹ ở miền đông Syria, được Tổng thống Joe Biden ra lệnh vào tuần trước.

Theo Washington, các cuộc không kích nhằm phá hủy các cơ sở được cho là được điều hành bởi các nhóm Kata'ib Hezbollah và Kata'ib Sayyid al Shuhada, thuộc các Đơn vị Huy động Phổ biến [PMU] của Iraq, chịu trách nhiệm chiến đấu chống lại IS trong khu vực. Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố các nhóm này hoạt động với tư cách là “chân rết” của Iran. 

“Các lực lượng PMU của Iraq chiến đấu chống lại IS một cách rất hiệu quả. Do đó, khi Mỹ tấn công PMU, điều này lại có lợi cho IS ở Iraq và Syria”, Richard Black, một cựu thành viên đảng Cộng hòa từ bang Virginia, cho biết ngày 7/3.

Các cuộc tấn công của Mỹ xảy ra sau các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Vùng Xanh ở Baghdad - nơi tọa lạc Đại sứ quán Mỹ, cũng như một cuộc tấn công trước đó nhằm vào căn cứ quân sự của Mỹ tại Sân bay Quốc tế Erbil. Theo ông Black, thậm chí “chưa chắc” giới lãnh đạo Mỹ trên thực tế biết ai đã phát động các cuộc tấn công đó.

“Chính quyền Biden đã lấy các vụ tấn công vào Vùng Xanh làm cái cớ để tấn công các lực lượng chống khủng bố của Iraq, những người đang ngăn chặn hiệu quả các tay súng IS hoạt động dọc theo biên giới Syria-Iraq. Các cuộc tấn công nhắm vào lãnh thổ Syria có chủ quyền và rõ ràng là vi phạm luật pháp quốc tế”, cựu Thượng nghị sĩ này cho biết.

Ông Black từng thu hút sự chú ý sau khi đến thăm Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào tháng 4/2016 và tháng 9/2018. Ông là một trong số ít các nhà lập pháp Mỹ chỉ trích sự can dự của Mỹ vào cuộc nội chiến Syria. Ngoài ra, ông Black coi chính sách của Mỹ là vi phạm chủ quyền của Syria.

Chính trị gia này cũng cho rằng, Tổng thống Mỹ có quyền lực chấm dứt những cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên, tổng thống không thể hoàn thành việc đó nếu như không hoàn toàn rút quân khỏi khu vực. Mỹ thường viện cớ các cuộc tấn công vào lực lượng quân sự của mình để biện minh cho việc tăng cường quân mới.

Nếu Tổng thống Biden muốn tạo ra một di sản nhiệm kỳ tích cực, lâu dài, ông sẽ ra lệnh cho toàn bộ quân đội Mỹ rời khỏi Trung Đông trong vòng 90 ngày, cựu Thượng nghị sĩ cho biết, tuy nhiên, cũng bày tỏ khả năng này khó xảy ra .

Theo Lầu Năm Góc, một phiến quân bị tiêu diệt và hai người bị thương trong cuộc không kích được tiến hành vào ngày 25/2. Trong khi đó, truyền thông nhà nước Iran đưa tin rằng cuộc không kích ở Syria đã khiến 17 người thiệt mạng. Cuộc tấn công bị chính phủ Syria lên án là “hành động gây hấn hèn nhát” sẽ “dẫn đến những hậu quả khiến tình hình trong khu vực leo thang”.

Ông Biden cho rằng các cuộc không kích là thông điệp gửi tới Iran rằng nước này “không thể cứ hành động mà không bị trừng phạt”.

Các cuộc không kích của Mỹ ở Syria đã khiến một số nhà lập pháp tức giận, kêu gọi hạn chế quyền hạn chiến tranh của tổng thống bằng cách bãi bỏ hai đạo luật cho phép các Tổng thống Mỹ sử dụng vũ lực trên toàn cầu.

Duy Tiến [Theo Sputnik]

Một ngày sau khi Mỹ và đồng minh phát động cuộc tấn công tên lửa chống lại Chính phủ Syria, có rất ít thay đổi với hầu hết người dân Syria – những người đã phải trải qua hơn 7 năm sống trong nỗi đau tột cùng của nội chiến.

Một trung tâm nghiên cứu gần Damascus bị phá hủy sau cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh. Ảnh: EPA.

Tại Damascus, hàng trăm người xuống đường bày tỏ sự ủng hộ với Tổng thống Syria Bashar al-Assad – người tiếp tục khẳng định sẽ không từ nhiệm bất chấp sức ép từ phương Tây. Trong khi đó, ở những khu vực xung đột, súng vẫn nổ, bom vẫn rơi như những gì đã và đang xảy ra trong nhiều năm qua.

Giờ đây, sức nóng của cuộc chiến có vẻ cũng đã hạ nhiệt với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “sứ mệnh đã hoàn thành”. Tuy vậy, nhìn về tương lai gần, gần như sẽ không có bất kỳ thay đổi nào ở quốc gia Trung Đông này và hòa bình vẫn là một giấc mơ xa vời. 

Liên Hợp Quốc với vai trò của mình sẽ tiếp tục đứng ra tổ chức các cuộc đàm phán nhưng tất cả rồi sẽ đi đến đâu? Hội đồng Bảo an sẽ làm được gì để ngăn tình trạng đổ máu ở Syria khi vẫn còn chia rẽ sâu sắc?

7 năm sau khi cuộc chiến nổ ra, một số người cho rằng cách duy nhất để ngăn chặn chiến tranh, đưa đất nước Syria tiến lên là thừa nhận vị trí hiện tại của Tổng thống Assad và để nhà lãnh đạo này giành chiến thắng.

Một khi các bên hạ vũ khí, các vấn đề khác của Syria có thể sẽ được giải quyết. Trong đó bao gồm cả cuộc chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd ở phía Bắc, cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở Syria của Israel và Iran hay như vấn đề tái thiết các cộng đồng dân cư, đưa những người tị nạn Syria trở về nhà.

Mỹ và phương Tây luôn khẳng định Tổng thống Assad phải bị trừng phạt vì những gì ông này gây ra trong cuộc chiến, cương quyết không để ông Assad đóng bất kỳ một vai trò nào trong tương lai của đất nước Syria.

Điều này gây ra nhiều nghi ngại, một số ý kiến cho rằng nếu phương Tây từ chối đầu tư các nguồn lực cần thiết để tái thiết của Syria, những nỗ lực của họ để trừng phạt ông Assad sẽ chỉ làm cho cuộc sống của người dân Syria thêm tồi tệ.

Nguồn video: Reuters.

Ông Joshua Landis, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, nói: "Các vị không phải trừng phạt ông Assad mà đang trừng phạt những người Syria nghèo khổ. Nếu như các mục tiêu của Mỹ là chống lại chủ nghĩa khủng bố, ổn định tình hình và đưa những người tị nạn trở về thì tất cả sẽ thất bại”.

Tổng thống Trump đã quyết định cùng với đồng minh Anh, Pháp tiến hành không kích Syria hôm 14/4 để trả đũa vụ tấn công bị cho là có sử dụng vũ khí hóa học ở Douma, Đông Ghouta, Syria trước đó một tuần.

Giới quan sát cho rằng, mục đích của cuộc tấn công không phải nhằm lật đổ ông Assad, càng không phải để gây thiệt hại cho lực lượng Nga, Iran có mặt ở Syria và cũng chẳng phải để bảo vệ dân thường khỏi tình trạng bạo lực. Trên thực tế, cuộc không kích được lên kế hoạch và thực hiện thận trọng để tránh không làm thay đổi bản chất và tổng thể của cuộc xung đột.

Một cuộc không kích, hai thông điệp

Nếu thông điệp chính của cuộc không kích là không để Tổng thống Assad được phép sử dụng vũ khí hóa học thì trên thực tế, cuộc không kích này lại truyền đi một thông điệp khác mà Mỹ và đồng minh không mong muốn là phương Tây sẽ chấp nhận vị trí hiện tại của ông Assad dù ông ấy có làm gì đi chăng nữa.

7 năm xung đột ở Syria, đất nước này đã bị chia năm xẻ bảy với Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát các thị trấn ở phía Bắc, Mỹ phối hợp làm việc với các lực lượng dân quân người Kurd ở phía Đông, còn Nga và Iran giúp lực lượng của Tổng thống Assad đánh bại phe nổi dậy ở những phần còn lại của Syria.

Ở thời điểm hiện tại, dường như không bên nào có một kế hoạch thực tế để kiến tạo hòa bình lâu dài ở Syria và trong bối cảnh như vậy, có ý kiến cho rằng ông Assad có thể chính là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình đó.

Bà Maha Yahya, Giám đốc Trung tâm Carnegie Middle East ở Beirut không đồng tình với quan điểm này: “Điều đó là rất mơ hồ và sai lầm. Tạo điều kiện thuận lợi cho ông Assad sẽ khiến Syria tiếp tục là tâm điểm bất ổn trong khu vực”.

Theo bà Yahya, giải pháp duy nhất là đạt được một thỏa thuận giữa Nga và Mỹ cùng các bên liên quan khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran. Tuy nhiên, để có được một thỏa thuận như vậy sẽ cần đến những nỗ lực ngoại giao mà ông Trump dường như không mấy quan tâm.

Trên thực tế, sau khi tuyên bố không kích Syria hôm 14/4, ông Trump đã đưa ra quan điểm khá bi quan về khả năng Mỹ có thể tác động, thay đổi tình hình ở Trung Đông.

“Máu và tiền của người Mỹ không thể tạo ra hòa bình và an ninh lâu dài ở Trung Đông. Đó là một nơi rắc rối. Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho Trung Đông tốt đẹp hơn nhưng đó đúng là một khu vực phức tạp”, Tổng thống Mỹ Trump nói.

Ông Trump cũng đề nghị các đồng minh Arab có thể đóng góp vai trò lớn hơn ở Trung Đông, nhắc đến Saudi Arabia, Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất [UAE], Ai Cập và Qatar. Tuy nhiên, bản thân Saudi Arabia và UAE cũng đang sa lầy trong cuộc chiến tại Yemen. Thứ nữa, Saudi Arabia, UAE và Ai Cập không “cùng hội cùng thuyền” với Qatar, vậy thì những nước này phải làm thế nào để cùng nhau giúp đỡ giải quyết vấn đề Syria?./.

[HNMO] – Việc Mỹ và các đồng minh của mình thảo luận về Syria và đưa ra dấu mốc sớm nhất là ngày 29/8 sẽ tiến hành một cuộc tấn công nhằm trừng phạt Syria khiến nhiều người bất ngờ và câu hỏi lớn nhất được đặt ra: tại sao thời điểm này lại được chọn để tấn công Syria? Đến thời điểm này, cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài được hơn 2 năm rưỡi, khởi đầu từ cuộc đàn áp của Tổng thống Bashar al-Assad chống lại những người phản đối chính quyền. Trong từng đó thời gian, hơn 100.000 người Syria đã thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, chạy sang các nước láng giềng. Trong từng đó thời gian, các nỗ lực quốc tế để giải quyết vấn đề Syria, tìm một giải pháp hòa bình cho đất nước này cũng liên tục diễn ra nhưng sự bất đồng quan điểm giữa các nước lớn đã khiến thế giới chia thành hai cực trong vấn đề Syria: một cực ủng hộ Tổng thống Syria Bashar, một cực nghiêng về phe nổi dậy Syria. Chính vì vậy, đến giờ, những cuộc đàm phán, những nghị quyết của Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực chưa thể mang lại một kết cục tốt đẹp cho người dân Syria đau khổ. Trong khi các cuộc thảm sát, đánh bom… vẫn nổ ra hàng ngày trên khắp Syria, cả phe ủng hộ tổng thống Syria lẫn phe ủng hộ lực lượng nổi dậy đều muốn chọn giải pháp hòa bình, chứ không phải vũ trang, là ưu tiên hàng đầu để giải quyết vấn đề Syria. Nhưng sau vụ tấn công bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria hồi tuần trước khiến hơn 1.000 người chết, cục diện về cuộc chiến Syria dường như đã thay đổi hoàn toàn. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi đó là "đường đỏ", cụm từ mà ông đã không ít lần đề cập đến trong các bài phát biểu trước đây về Syria. Đến giờ, “chủ mưu” thực sự của cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học đó là ai vẫn chưa thể được làm rõ khi chính quyền Syria cực lực bác bỏ, còn quân nổi dậy Syria đổ lỗi cho chính quyền. Nhưng điều nguy hiểm nhất là vụ tấn công này đã khiến cho viễn cảnh về một cuộc tấn công của Mỹ và các nước đồng minh vào Syria có thể sắp thành hiện thực.

Hôm đầu tuần, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney đã nói rằng: "Việc sử dụng vũ khí hóa học là trái với các tiêu chuẩn được thông qua bởi đa số các quốc gia và các nỗ lực quốc tế kể từ Thế chiến thứ nhất trong việc loại bỏ việc sử dụng các loại vũ khí này... Việc sử dụng các loại vũ khí này ở quy mô lớn và một mối đe dọa phổ biến hạt nhân là sự đe dọa đến lợi ích quốc gia của chúng tôi và mối quan tâm của toàn thế giới". Tổng thống Obama, trong một cuộc phỏng vấn với CNN tuần trước, cũng cho biết: "Khi bạn bắt đầu thấy vũ khí hóa học được sử dụng ở quy mô lớn... việc này bắt đầu chạm tới một số lợi ích quốc gia cốt lõi mà Mỹ có, cả trong việc đảm bảo rằng vũ khí hủy diệt hàng loạt không được phát triển, cũng như cần phải bảo vệ các đồng minh của chúng tôi, các cơ sở của chúng tôi trong khu vực". Tuy nhiên, cũng có không ít hoài nghi về lý do chính đáng mà Mỹ đưa ra để phát động cuộc chiến chống Syria cũng như khả năng cuộc chiến tranh này thành hiện thực. Nga, một trong những người ủng hộ giải pháp hòa bình về Syria và không can thiệp, đã cực lực lên án Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ khi đón nhận thông tin về cuộc tấn công Syria. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Nga Alexander Lukashevich hôm qua [27/8] đã gọi các cuộc thảo luận của Mỹ và các đồng minh của mình về một cuộc tấn công vào Syria là cố gắng vượt qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tạo ra những lý do vô căn cứ để can thiệp quân sự vào khu vực này. Những hành động như vậy sẽ gây ra sự đau khổ mới ở Syria và hậu quả thảm khốc cho các nước khác ở Trung Đông và Bắc Phi. Trung Quốc, một nước có lập trường giống Nga trong vấn đề Syria cũng bày tỏ quan điểm rằng, lối thoát duy nhất cho vấn đề Syria là một giải pháp chính trị. Hãng tin Tân Hoa xã dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, tất cả các bên liên quan nên xử lý vấn đề vũ khí hóa học của Syria một cách thận trọng để tránh can thiệp vào những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề Syria một cách chính trị. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad-Javad Zarif được hãng tin chính thức IRNA dẫn lời hôm qua cũng cho biết, một cuộc tấn công của Mỹ vào Syria vì cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân Syria “không chắc sẽ xảy ra". "Tôi nghĩ thật khó để Mỹ bước vào một cuộc chiến tranh khác trong khu vực [Trung Đông]", ông nói. Theo ông, không có sự đồng thuận giữa các nước trên thế giới về Syria, mặc dù Mỹ và các nước phương Tây đang cố thể hiện một "hình ảnh không thật". "Không ai cung cấp được tài liệu chứng minh rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học, trái lại, hầu hết các bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng bởi những người khác", ông Zarif nói. Việc Mỹ và các nước phương Tây bắt đầu phát động một cuộc tấn công Syria làm chúng ta nhớ lại những cuộc tấn công vào Iraq, Afghanistan và thật buồn khi đến giờ, nền hòa bình mà toàn nhân loại mong muốn vẫn chưa thể “nở hoa" rực rỡ ở những quốc gia này.

Xin được đưa ra một nhận xét của ông Tony Cordesman, một cựu nhân viên Bộ Quốc phòng Mỹ làm việc cho Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, thay cho lời kết: "Các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học không nhất thiết phải kinh khủng hơn việc sử dụng các vũ khí thông thường… Các chất gây chết người khi lên mặt giấy luôn luôn bị làm cho tồi tệ hơn trên thực tế".

Video liên quan

Chủ Đề