Tại sao ợ chua

Ợ chua là vấn đề khá phổ biến. Nếu tình trạng này xuất hiện sau khi ăn thì bạn không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu ở chua liên tục và kéo dài thì rất có thể là triệu chứng của một số bệnh lý đường tiêu hóa. Do  đó, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua và kịp thời điều trị bệnh, phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng.

1. Những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua

Ợ chua là hiện tượng axit trong dạ dày trào ngược lên cổ họng, khoang miệng và có thể kèm theo dịch vị chua. Hiện tượng ợ chua có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, thường xảy ra sau khi ăn.

Hiện tượng ợ chua có thể kéo dài vài phút đến vài giờ

Khi bị ợ chua, người bệnh có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như:

  • Nóng rát cổ, ngực và xương ức.

  • Thở khò khè, nhất là sau khi ăn, hay khi nằm.

  • Buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn đã lên men, có vị chua.

  • Khó tiêu, đầy hơi.

  • Cảm giác khó nuốt, như có dị vật trong cổ hoặc đau khi nuốt.

  • Tiêu chảy.

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua:

- Do thói quen ăn uống không khoa học:

Chế độ ăn uống và thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Thói quen ăn uống không khoa học có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, trong đó có chứng ợ chua. Cụ thể như sau:

+ Ăn quá nhanh, nhai không kỹ thức ăn, thói quen ăn đêm, vừa ăn vừa nằm hoặc vừa ăn vừa làm việc,… chính là một trong những nguyên nhân gây ợ chua.

+ Nếu bạn ăn quá no sẽ tạo áp lực cho dạ dày, van dưới thực quản sẽ mở ra làm tăng nguy cơ gây ra chứng ợ chua.

+ Ngoài ra những trường hợp thường xuyên ăn đồ chua, đồ cay nóng hoặc thường xuyên uống cà phê, bia rượu, đồ uống có ga cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây tăng tiết axit dạ dày và khiến chúng ta thường xuyên bị ợ chua.

Thường xuyên căng thẳng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, đặc biệt là những bệnh về đường tiêu hóa. Khi bạn căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ gặp áp lực, mất tập trung và giảm khả năng điều khiển hoạt động tiêu hóa, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Do đó, những người gặp căng thẳng kéo dài có nguy cơ phải đối mặt với chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng.

Khi thai nhi lớn dần, tử cung của mẹ bầu sẽ to ra và gây ra những áp lực đáng kể trong khoang bụng. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng cơ vòng ở dưới thực quản và tăng nguy cơ ợ chua và nhiều vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Trong hệ tiêu hóa có chứa một số loại vi khuẩn có lợi giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra trơn tru. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó dẫn tới tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn và làm tăng nguy cơ bị ợ chua.

Khi nhu động ruột bị kích thích, chức năng đường ruột bị suy giảm cũng có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu, ợ chua.

Ợ chua do một số bệnh lý về dạ dày gây ra

Đáng lo ngại hơn khi một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua là do một số bệnh lý. Cụ thể là:

+ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Khi cơ vòng của thực quản gặp phải một số vấn đề thì hiện tượng trào ngược dạ dày có thể xảy ra khiến cho dịch thức ăn và dịch vị chua dạ dày bị trào ngược lên cổ họng và khoang miệng của người bệnh. Đây là căn bệnh phổ biến ở người trưởng thành. Đi kèm với ợ chua, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như ợ nóng, buồn nôn, ho khan và đau tức ngực.

+ Viêm thực quản: Khi niêm mạc ở thành thực quản bị tổn thương hay bị viêm nhiễm sẽ có thể khiến cho dịch vị axit dạ dày bị trào ngược lên cổ họng và từ đó dẫn đến triệu chứng ợ chua.

+ Viêm loét dạ dày: Đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, lớp niêm mạc dạ dày của họ sẽ bị tổn thương, đôi khi còn có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày và gây ra tình trạng ợ chua, ợ nóng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

+ Thoát vị hoành: Một số trường hợp thoát vị hoành là do bẩm sinh, nhưng cũng có trường hợp thoát vị hoành là do những chấn thương ở vùng ngực, vùng bụng. Thoát vị hoành khiến cho cơ hoành bị yếu đi và khiến cho dịch vị trong thực quản dễ dàng bị trào lên khoang miệng, dẫn tới ợ chua.

2. Những trường hợp nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu ợ chua với tần suất thấp và nguyên nhân gây ợ chua là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, do căng thẳng,… bạn chỉ cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày.

Tuy nhiên nếu những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua là một số bệnh lý thì bạn không nên chủ quan, cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Cụ thể, nên đi khám khi có những triệu chứng dưới đây:

Ợ chua kéo dài kèm theo dấu hiệu buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý và bạn nên đi khám sớm

- Chứng ợ chua kéo dài, xảy ra với tần suất cao, xảy ra nhiều hơn 2 lần/tuần.

- Khi đã sử dụng một số loại thuốc không kê đơn mà chứng ợ chua vẫn không thuyên giảm.

- Bệnh nhân xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như khó nuốt, buồn nôn và nôn, đau khi ăn, chán ăn, sụt cân,…

Duy trì thói quen ăn uống khoa học để phòng ngừa chứng ợ chua

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín, là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành về Tiêu hóa sẽ giúp bạn thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa theo những phác đồ hiệu quả và phù hợp nhất.

Đặc biệt Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC được đầu tư quy mộ về hệ thống máy móc hiện đại, chẳng hạn như máy nội soi tiêu hóa, máy chụp cộng hưởng từ [MRI], hay máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy,... Những loại máy hiện đại này có thể hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh. Do đó bạn có thể gửi trọn niềm tin khi lựa chọn chúng tôi. Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám sớm, xin vui lòng gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56.

Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nội tiêu hóa, Thầy thuốc ưu tú Phạm Thị Bình Đã trả lời: Ngày 03/02/2021
Tiêu hóa

Chào bạn!

Ợ chua là triệu chứng xuất hiện khi dịch acid bên trong dạ dày tiết nhiều quá mức. Lúc này dạ dày sẽ có xu hướng đẩy ngược acid hay enzyme lên cơ vòng dưới thực quản. Hiện tượng luồng hơi trào ngược lên này sẽ khiến ngực nóng rát và cảm giác chua đắng xuất hiện ở miệng người bệnh. Ợ chua thường xảy đến sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối, khi bạn nằm hoặc đột ngột cúi người.

=> Như vậy dựa trên những gì bạn mô tả thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng ợ chua.

Trong một số trường hợp ợ chua không phải dấu hiệu bệnh lý mà chỉ là tín hiệu nhắc nhở bạn điều chỉnh lại thói quen ăn uống không lành mạnh. Hoặc những người đang căng thẳng kéo dài cũng có thể gặp tình trạng ợ chua. Tuy nhiên nếu ợ chua kéo dài thì rất có thể đang cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa như sau:

– Thoát vị hoành: là bệnh lý mà một phần dạ dày người bệnh nhô lên cao trên cơ hoành. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ vòng thực quản dẫn đến ợ chua.

– Trào ngược dạ dày: Acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng bất thường như ợ chua, ợ hơi, viêm họng, thở khò khè, chán ăn,…

– Viêm loét dạ dày: Dịch vị acid tăng cao sẽ dẫn đến các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Điều này dẫn đến việc người bệnh bị đau bụng dữ dội, chướng bụng khó tiêu, ợ chua ợ nóng.

Để biết chính xác được mình đang mắc phải bệnh lý nào, bạn cần đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm thêm các xét nghiệm lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác và phương án điều trị hiệu quả.

Chúc bạn sớm xử lý được tình trạng ợ chua khó chịu, kiểm soát được sức khỏe tiêu hóa của bản thân!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Ợ chua, ợ nóng và đầy hơi có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu thậm chí cảm thấy xấu hổ với mọi người xung quanh. Vậy nguyên nhân chính gây ra những triệu chứng này xuất phát từ đâu. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về ợ chua và đầy hơi đồng thời cũng đưa ra những khuyến nghị giúp giảm thiểu tình trạng này.

Ợ chua, ợ nóng thường do một số lý do mà cơ vòng không thể đóng lại khiến các chất dịch và acid trong dạ dày có thể bị trào ngược lên miệng và thực quản. Tình trạng này xuất hiện sẽ gây chua miệng và mùi khó chịu, thậm chí có thể gây nên tình trạng ợ chua nóng rát cổ.

Ợ hơi hoặc đi ngoài ra hơi - đầy hơi chướng bụng xảy ra khá tự nhiên và phổ biến. Ợ hơi hoặc đầy hơi quá mức, kèm theo đầy hơi, đau hoặc sưng vùng bụng - chướng bụng, đôi khi có thể cản trở các hoạt động hàng ngày hoặc gây ra cảm giác xấu hổ với người đối diện khi phát ra những tiếng động do ợ hơi gây nên. Nhưng những dấu hiệu và triệu chứng của ợ hơi thường không chỉ ra một tình trạng cơ bản nghiêm trọng và thường giảm bớt khi thay đổi lối sống đơn giản.

Khi ợ hơi, đầy hơi hoặc chướng bụng cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn, có thể có điều gì đó không ổn. Vì vậy, bạn hãy nên tìm hiểu cách giảm hoặc tránh các cơn đau do khí và khí hư, và khi nào bạn có thể cần đến gặp bác sĩ.

Ợ hơi là cách cơ thể bạn thải không khí dư thừa ra khỏi đường tiêu hóa trên. Hầu hết ợ hơi do nuốt không khí dư thừa. Không khí thừa này thường không bao giờ đến dạ dày mà tích tụ trong thực quản của cơ thể.

Bạn có thể nuốt phải không khí thừa nếu ăn hoặc uống quá nhanh, nói chuyện trong khi ăn, nhai kẹo cao su, ngậm kẹo cứng, uống đồ uống có ga hoặc hút thuốc. Một số người có thói quen nuốt không khí ngay cả khi họ không ăn hoặc uống.

Trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] đôi khi có thể gây ợ hơi quá mức bằng cách thúc đẩy tăng cường nuốt.

Trường hợp ợ hơi mãn tính cũng có thể liên quan bởi các tình trạng viêm niêm mạc dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, vi khuẩn gây ra một số bệnh viêm loét dạ dày. Trong những trường hợp này, ợ hơi đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như ợ chua hoặc đau bụng.

Ợ chua ợ nóng cần được phân biệt chính xác với ợ hơi

Bạn có thể giảm ợ hơi nếu thực hiện một số điều sau:

  • Ăn và uống từ từ: khi nhai từ từ bạn sẽ có nhiều thời gian để nuốt thực phẩm hơn đồng thời nhằm giảm tình trạng nuốt không khí cùng với thực phẩm. Cố gắng tạo bữa ăn thành những dịp thoải mái; ăn khi bạn căng thẳng hoặc đang chạy làm tăng không khí bạn nuốt vào.
  • Tránh đồ uống có ga và bia: chúng thải ra khí cacbonic.
  • Bỏ kẹo cao su và kẹo cứng: khi bạn nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng, bạn thường thực hiện hoạt động nuốt nhiều hơn bình thường. Một phần của những gì bạn đang nuốt trong số đó có thể phải kể đến cả không khí.
  • Đừng hút thuốc: khi bạn hút thuốc hoặc bị hít phải khói thuốc, bạn cũng có thể hít thêm vào và nuốt không khí.
  • Kiểm tra răng giả của bạn: những người sử dụng hàm giả không khít có thể khiến cho việc nuốt phải không khí dư thừa khi ăn uống có thể dễ dàng hơn.
  • Đi bộ: bạn có thể đi bộ một quãng đường ngắn giúp giảm thiểu triệu chứng này.
  • Trị chứng ợ chua: đối với triệu chứng ợ chua nhẹ, tần suất xuất hiện chỉ thỉnh thoảng, thuốc kháng axit không kê đơn hoặc các biện pháp khắc phục khác có thể hữu ích. Bệnh trào ngược thực quản dạ dày GERD có thể cần dùng thuốc theo toa hoặc các phương pháp điều trị khác.

Khí trong ruột non hoặc ruột già thường do vi khuẩn trong ruột tiêu hóa hoặc lên men thức ăn không tiêu. Khí cũng có thể hình thành khi hệ tiêu hóa của bạn không phân hủy hoàn toàn một số thành phần nhất định trong thực phẩm, chẳng hạn như gluten, có trong hầu hết các loại ngũ cốc hoặc đường trong các sản phẩm sữa và trái cây.

Các nguồn khác của khí đường ruột có thể bao gồm:

  • Cặn thức ăn trong ruột già của bạn
  • Sự thay đổi vi khuẩn trong ruột non
  • Hấp thụ kém carbohydrate, có thể làm đảo lộn sự cân bằng của các vi khuẩn hữu ích trong hệ tiêu hóa của bạn
  • Táo bón, vì chất thải thức ăn tồn đọng trong ruột già càng lâu, thì càng có nhiều thời gian để lên men
  • Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như không dung nạp lactose hoặc fructose hoặc bệnh celiac có thể dẫn đến tình trạng tạo khí trong ruột.

Đầy hơi chướng bụng gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc

  • Loại bỏ một số loại thực phẩm: nguyên nhân chính gây ra khí gas phổ biến bao gồm: đậu các loại, đậu Hà Lan, đậu lăng, bắp cải, hành tây, bông cải xanh, bông cải trắng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại nấm, một số loại trái cây có thể gây nên tình trạng dư thừa khí, bia và đồ uống có ga khác. Bạn hãy thử loại bỏ từng thức ăn một để xem liệu khí của bạn có được cải thiện hay không.
  • Đọc nhãn: nếu các sản phẩm từ sữa dường như có vấn đề, bạn có thể mắc chứng không dung nạp đường lactose ở một mức độ nào đó. Bạn nên chú ý đến những gì bạn ăn và thử các loại ít lactose hoặc không có lactose. Một số loại carbohydrate khó tiêu được tìm thấy trong thực phẩm không đường [sorbitol, mannitol và xylitol] cũng có thể làm tăng khí.
  • Ăn ít thức ăn béo hơn: chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn có nhiều thời gian hơn để lên men.
  • Tạm thời cắt giảm thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn đối với người có chứng dư thừa khí. Bởi vì, chất xơ có nhiều lợi ích trong quá trình tiêu hoá, nhưng nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ cũng là những nhà sản xuất khí tuyệt vời. Sau khi hạn chế sử dụng chất xơ, bạn hãy từ từ bổ sung chất xơ trở lại chế độ ăn uống của bạn.
  • Hãy thử một biện pháp khắc phục tình trạng dư thừa khí mà không cần đơn chỉ định của bác sĩ. Một số sản phẩm như Lactaid hoặc Dairy Ease có thể giúp tiêu hóa đường lactose. Các sản phẩm có chứa hợp chất simethicone [Gas-X, Mylanta Gas, những sản phẩm khác] không được chứng minh có ích cho sức khoẻ, nhưng nhiều người cảm thấy rằng những sản phẩm này có tác dụng. Các sản phẩm như Beano, đặc biệt là dạng lỏng, có thể làm giảm lượng khí sinh ra trong quá trình phân hủy một số loại đậu.

Đầy hơi là cảm giác đầy bụng. Căng thẳng với sự gia tăng kích thước bụng có thể nhìn thấy hoặc đo lường được. Mọi người thường mô tả các triệu chứng ở bụng là đầy hơi, đặc biệt nếu những triệu chứng đó dường như không thuyên giảm khi ợ hơi, đầy hơi hoặc đi tiêu.

Mối liên hệ chính xác giữa khí trong ruột và đầy hơi vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Nhiều người có triệu chứng chướng bụng không có nhiều khí trong ruột hơn những người khác. Nhiều người, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích hoặc lo lắng, có thể nhạy cảm hơn với các triệu chứng ở bụng và khí ruột, hơn là một lượng dư thừa.

Tuy nhiên, đầy hơi có thể thuyên giảm nhờ những thay đổi hành vi làm giảm chứng ợ hơi hoặc thay đổi chế độ ăn uống để giảm đầy hơi.

Triệu chứng ợ hơi quá mức, đầy hơi và chướng bụng thường tự biến mất hoặc có những thay đổi đơn giản. Nếu đây có thể được xem như những triệu chứng duy nhất mà bạn có, chúng hiếm khi đại diện cho bất kỳ tình trạng cơ bản nghiêm trọng nào.

Bạn có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện với những thay đổi đơn giản, đặc biệt nếu bạn cũng nhận thấy:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau bụng dai dẳng hoặc dữ dội
  • Phân có máu
  • Thay đổi màu sắc hoặc tần suất phân
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Khó chịu ở ngực
  • Chán ăn hoặc cảm thấy no nhanh chóng

Những dấu hiệu và triệu chứng đầy hơi có thể báo hiệu tình trạng liên quan đến vấn đề tiêu hóa tiềm ẩn. Các triệu chứng của đầy hơi hay ợ chua có thể khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ với mọi người xung quanh nhưng bạn cần thiết phải tìm sự hỗ trợ về y tế nếu có những biểu hiện của bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề