Tại sao sầu riêng bị sượng

Sượng múi sầu riêng

Sượng múi sầu riêng là một trở ngại và là nổi băn khoăn rất lớn của nhà vườn trồng sầu riêng. Có nhiều cách khắc phục sầu riêng bị sượng múi khác nhau, tuy nhiên cách khắc phục bằng dinh dưỡng vẫn là biện pháp tốt nhất.

Sầu riêng bị “sượng” là hiện tượng rối loạn sinh lý làm cho phần ăn được [cơm] bị cứng, có màu nâu, không có màu vàng tươi hay màu sắc không đồng đều.

Trước khi tìm hiểu về cách khắc phục sầu riêng bị sượng múi như thế nào là tốt nhất, VINASA sẽ giáp đáp cho các bạn về nguyên nhân sầu riêng bị sượng múi.

–   Cơm cứng, cơm cứng và mất màu hay cơm bị nhão 

–   Cháy múi, phần cơm có màu nâu hay bị biến dạng.

–   “Sượng bao” là phần cơm phía trong tiếp giáp với vách múi có màu trắng, cứng nhưng bên ngoài vẫn mềm.

–  “Sượng” do cơm trái có màu sắc vàng, trắng không đồng đều như “da lợn”, phần cơm có màu trắng thường hơi cứng hơn so với phần có màu vàng.

Phẩm chất trái cũng giảm và không còn giá trị thương phẩm nữa.

+ Trong giai đoạn 8 – 12 tuần sau khi đậu trái là giai đoạn trái phát triển phần cơm trái rất mạnh, có thể đạt 16 g/trái/ngày nên khi cây ra đọt non sẽ xãy ra tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa sự phát triển của đọt non và cơm trái mà sự huy động chất dinh dưỡng cho sự phát triển của đọt non thường mạnh hơn cơm trái nên cơm trái không phát triển bình thường dẫn đến hiện tượng “sượng”.

+ Lá sầu riêng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính để nuôi trái nên khả năng nuôi trái của cây sầu riêng phụ thuộc vào số lá trên cây mà thể hiện qua số lượng đọt non được hình thành trước khi cây ra hoa. Nếu trước khi ra hoa cây sầu riêng được chăm bón tốt, cây ra nhiều lần đọt, đọt mập, không bị sâu bệnh tấn công thì khả năng nuôi trái rất tốt, ngược lại trái sẽ phát triển kém và không bình thường như méo hay dị dạng

+ Ra hoa và đậu trái nhiều đợt cũng gây ra sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa hoa và trái non với sự phát triển trái làm trái bị sượng. Sự ra hoa của cây sầu riêng bị ảnh hưởng bởi điều kiện khô hạn, sự xuất hiện của mùa khô sớm hay muộn, dài hay ngắn hoặc có tập trung hay không là những yếu tố quyết định sự ra hoa của cây sầu riêng.

+ Mưa nhiều, làm gia tăng ẩm độ đất, cây hút nhiều nước là nguyên nhân gây ra hiện tượng cơm nhão.

+ Thiếu nước dễ làm cho cây bị rụng lá và chết cây , không đủ nước nuôi trái làm chai trái.Do đó vấn đề quản lý nước cho cây sầu riêng rất quan trọng có thể làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái sầu riêng.

Cây còn tơ, mới ra trái một hai năm được ghi nhận dễ bị sượng hơn Nguyên nhân được giải thích là do những cây nầy sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non nên gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái. Hiện tượng sượng sẽ giảm dần khi cây trưởng thành. Trái có kích thước lớn cũng dễ bị sượng hơn trái nhỏ.

+ Sự mất cân bằng trong trái cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý trong trái, trái chín không đồng đều

+ Hiện tượng cháy múi được cho là do thiếu chất Bo.

+ Sự mất cân bằng giữa can-xi, ma-nhê và kali cũng là yếu tố gây ra hiện tương cứng cơm và mất màu.

+ Bón nhiều phân kali nhưng thiếu can-xi và ma-nhê cũng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng và làm cho sầu riêng bị sượng.

+ Bón phân có chứa chlor [như phân KCl hay các loại phân hỗn hợp N:P:K có chứa nguyên liệu là KCl] cũng là nguyên nhân làm cho sầu riêng bị sượng. Nguyên nhân có lẽ do nguyên tố chlor làm cho cơm trái sầu riêng tích nhiều nước, làm giảm phẩm chất cơm.

Qua một số nguyên nhân trình bày trên, để khắc phục hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng nhà vườn nên áp dụng các kỹ thuật như sau:

–   Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái bằng cách phun phân MKP [0-52-34] phun đều lên hai mặt lá, 7 – 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 – 12 tuần sau khi đậu trái.

–   Không nên bón thừa đạm trong giai đoạn phát triển trái, không dùng phân có chứa Chlor như phân KCl. Cây sầu riêng cần nhiều kali, đặc biệt là giai đoạn trái trưởng thành và chín, bón đủ kali sẽ làm cho cơm có màu vàng đậm, vị ngọt hơn. 

–   Nên kích thích cho cây sầu riêng ra hoa tập trung và đồng loạt để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa với sự phát triển trái và sự cạnh tranh giữa trái non và trái lớn. Ra hoa đồng loạt cũng giúp trái chin tập trung, thu hoạch cùng lúc sẽ hạn chế sự tập trung dinh dưỡng cho những trái thu hoạch sau cùng. Nên cắt bỏ toàn bộ hoa hoặc trái non ra đợt hai nếu tỉ lệ ra hoa hoặc đậu trái thấp hay số trái ở đợt đầu vừa với khả năng mang trái của cây.

–   Giữ độ ẩm cho đất, tưới nước đều và rút nước nhanh nếu có mưa hoặc ngập úng.

–   Nên kích thích cho cây ra hoa sớm và tập trung để có thể thu hoạch trong mùa khô sẽ ít bị sượng hơn trong mùa mưa.

– Xịt Nutri Fulvic 20-20-20, King Tropical, Kali Bo, Nutri Big 10-30-30… để bổ sung kịp thời dinh dưỡng nuôi trái.

Xem thêm: Khi nào cần sử dụng phân bón lá?

Xem thêm: Vậy thực hư sầu riêng không gai ra sao?

Nguyên nhân gây Sượng và KCl có liên can gì?

Nguyên Nhân

  • Theo GS.TS.Trần Văn Hâu thì sượng trái sầu riêng có nhiều nguyên nhân, KCl chỉ là một phần mà thôi, do gốc �- sẽ gia tăng hấp thu nước vào trong mô tế bào, làm giảm phẩm chất cơm, còn K2SO4 với gốc SO4- không gây tích nước thì bổ sung lượng lớn lưu huỳnh cho cây [ Sầu Riêng có nhu cầu “S” rất cao]
  • Sự canh tranh dinh dưỡng “khi cây ra đọt non sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa sự phát triển của đọt non và cơm trái – sự huy động chất dinh dưỡng cho sự phát triển của đọt non thường mạnh hơn cơm trái nên cơm trái không phát triển bình thường dẫn đến hiện tượng “sượng”,ra hoa và đậu trái nhiều đợt cũng gây ra sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa hoa và trái non với sự phát triển trái làm trái bị sượng.
  • Cây sầu riêng nhân giống bằng hột, cây còn tơ, mới ra trái một hai năm được ghi nhận dễ bị sượng hơn cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính hay cây trưởng thành. Nguyên nhân được giải thích là do những cây này sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non nên gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái. Hiện tượng sượng sẽ giảm dần khi cây trưởng thành. Trái có kích thước lớn cũng dễ bị sượng hơn trái nhỏ
  • Sự mất cân bằng trong trái cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý trong trái, Ca và Mg là hai chất có ảnh hưởng đến hiện tượng trái chín không đồng đều [Anon, 1993]. Hiện tượng cháy múi được cho là do thiếu Boron. Sự mất cân bằng giữa Ca, Mg và K cũng là yếu tố gây ra hiện tương cứng cơm và mất màu trên giống sầu riêng Monthong. Kali có tương quan nghịch với Canxi và Magie, Bón nhiều phân kali nhưng thiếu canxi và Magie cũng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng và làm cho sầu riêng bị sượng.

Giải pháp

  • Khi đậu trái không làm gia tăng ẩm độ đất quá cao. Giai đoạn trước khi thu hoạch 25 – 30 ngày kiểm soát độ ẩm ở vùng gốc để thúc đẩy quá trình chín của trái, . Trong giai đoạn thu hoạch nếu có mưa lớn nên ngừng thu hoạch.
  • Kích thích cho cây ra hoa sớm và tập trung để có thể thu hoạch dễ dàng và hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng
  • Đi phân theo quy trình Behn Meyer để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nuôi trái và có dàn lá khỏe tránh cạnh tranh dinh dưỡng giai đoạn mang trái [ click vào link]
    //bit.ly/2HDijt5
  • Đặc biệt để cơm vàng, hộc đầy nên bón Fruit Ace trước khi thu hoạch một tháng [Fruit Ace có Kali, Magie, Lưu Huỳnh ở dạng hấp thu ngay và ở tỷ lệ cân đối nên khắc phục hiện tượng rối loạn sinh lý- 3 lần bón quan trọng: dằn đọt, trước Xổ Nhụy 1 tuần và trước thu hoạch 1 tháng]. Các dòng phân như Entec, Nitrophoska có hàm lượng Caxi từ 5%-7%, khi bón xong còn cung câp một nguồn canxi hoạt tính cho đất.

Sầu riêng bị “sượng” là một nỗi băn khoăn rất lớn của nhà vườn trồng sầu riêng. Sầu riêng bị “sượng” được định nghĩa bởi Nakasone và Paull [1998] là hiện tượng rối loạn sinh lý làm cho phần ăn được [cơm] bị cứng, có màu nâu, không có màu vàng tươi hoặc màu sắc không đồng đều.

Múi sầu riêng bị sượng

Hiện tượng sầu riêng bị “sượng” thường gặp ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên tùy theo giống. Mình có phân tích theo 4 loại giống dưới đây:

Giống sầu riêng Monthong: thường gặp hiện tượng cơm cứng, cơm cứng và mất màu hay cơm bị nhão [Hình 1].

Hình 1 – Hiện tượng sượng cơm trên giống sầu riêng Mon Thong:

a] Cơm cứng, có màu sắc hơi nhạt; b] Cơm trái có màu trắng, cứng so với cơm có màu vàng, mềm ở múi không sượng; c] Cơm bị nhão

Giống Sầu riêng RI 6 hiện tượng sượng cơm chủ yếu là “cháy múi”, phần cơm có màu nâu hay bị biến dạng [Hình 2a].

Giống sầu riêng Sữa Hạt Lép hiện tượng sượng chủ yếu là cơm nhão, mềm. Hiện tượng cháy vách múi, cơm phát triển không đều hay “cơm trong” có xuất hiện nhưng rất ít [Hình 2b].

Sầu riêng Khổ Qua xanh thường xuất hiện hiện tượng nhão cơm. Cơm rất mềm, không thể cầm bằng tay được [Hình 2c]. Hiện tượng nhão cơm thường xuất hiện trong mùa mưa, sau những đợt mưa lớn.

Hình 2 a] Hiện tượng cháy múi trên giống sầu riêng RI 6;

b] Cháy múi và nhão cơm trên giống sầu riêng Sữa Hạt Lép; c] Nhão cơm trên giống sầu riêng Khổ Qua Xanh

Ngoài những hiện tượng sượng như mô tả trên còn có hiện tượng “sượng bao” là phần cơm phía trong tiếp giáp với vách múi có màu trắng, cứng nhưng bên ngoài vẫn mềm. Ngoài ra, cũng có trường hợp “sượng” do cơm trái có màu sắc vàng, trắng không đồng đều như “da lợn”, phần cơm có màu trắng thường hơi cứng hơn so với phần có màu vàng.

Nguyên nhân

Theo tài liệu nghiên cứu của một số nước như Thái Lan thì giống không hoàn toàn là yếu tố quyết định mà chủ yếu là do biện pháp canh tác của nhà vườn làm cho sầu riêng bị “sượng”. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng sượng cơm sầu riêng được liệt kê như sau:

Sự cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái

Trong giai đoạn 8 – 12 tuần sau khi đậu, trái phát triển phần cơm rất mạnh, có thể đạt 16 g/trái/ngày nên khi cây ra đọt non sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa sự phát triển của đọt non và cơm trái mà sự huy động chất dinh dưỡng cho sự phát triển của đọt non thường mạnh hơn cơm trái nên cơm trái không phát triển bình thường dẫn đến hiện tượng “sượng”.

Sự ra đọt non trong giai đoạn trái phát triển thường liên quan đến kỹ thuật bón phân và quản lý nước. Bón dư thừa phân, đặc biệt là phân đạm sẽ  kích thích sinh trưởng làm cho cây sầu riêng ra đọt non.
Ra hoa và đậu trái nhiều đợt cũng gây ra sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa hoa và trái non với sự phát triển trái làm trái bị sượng.

Môi trường

Ở Việt Nam do điều kiện khí hậu và mực thủy cấp cao nên quản lý nước trong vườn sầu riêng trong giai đoạn trái phát triển là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng trái sầu riêng. Mưa hay tưới nước quá nhiều cũng thúc đẩy cây ra đọt non. Mưa nhiều, mực thủy cấp trong mương cao làm gia tăng ẩm độ đất, cây hút nhiều nước là nguyên nhân gây ra hiện tượng cơm nhão và kích thích cây ra đọt non gây ra sự cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang phát triển.

Ẩm độ đất cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa nên quản lý nước trong vườn tốt là yếu tố giúp cho sầu riêng ra hoa sớm và tập trung hơn ở những vườn không có quản lý nước. Thông thường, nếu để ra hoa tự nhiên, cây sầu riêng sẽ ra hoa thành hai hay nhiều đợt hoa, nên xuất hiện sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa và trái non, hoa và trái trưởng thành và sự cạnh tranh giữa trái non và trái trưởng thành.

Đặc điểm của cây và kích thước trái

Cây sầu riêng nhân giống bằng hột, cây còn tơ, mới ra trái một hai năm được ghi nhận dễ bị sượng hơn cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính hay cây trưởng thành. Nguyên nhân được giải thích là do những cây này sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non nên gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái. Hiện tượng sượng sẽ giảm dần khi cây trưởng thành. Trái có kích thước lớn cũng dễ bị sượng hơn trái nhỏ


Trái kích thước lớn dễ bị sượng hơn

Rối loạn dinh dưỡng

Sự mất cân bằng trong trái cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý trong trái, trong đó mặc dù chưa có kết luận về sự liện hệ giữa hiện tượng trái chín không đồng đều với dinh dưỡng khoáng nhưng có những nghiên cứu cho thấy can-xi và ma-giê là hai chất có ảnh hưởng đến hiện tượng trái chín không đồng đều [Anon, 1993]. Hiện tượng cháy múi được cho là do thiếu chất Bo. Sự mất cân bằng giữa can-xi, ma-giê và kali cũng là yếu tố gây ra hiện tương cứng cơm và mất màu trên giống sầu riêng Monthong. Kali có tương quan nghịch với can-xi và ma-nhê. Bón nhiều phân kali nhưng thiếu can-xi và ma-giê cũng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng và làm cho sầu riêng bị sượng.
Theo khuyến cáo của các tài liệu nước ngoài thì bón phân có chứa Clor [như phân KCl hay các loại phân hỗn hợp N:P:K có chứa nguyên liệu là KCl] cũng là nguyên nhân làm cho sầu riêng bị sượng.Có lẽ do nguyên tố chlor làm cho cơm trái sầu riêng tích nhiều nước, làm giảm phẩm chất cơm.

Kết luận:

Nhìn chung, dù trái sầu riêng bị “sượng” theo hình thức nào, thì phẩm chất trái cũng giảm và không còn giá trị thương phẩm nữa. Sầu Riêng Gia Lai xin chia sẻ đến quý bạn đọc, nhà vườn cách khắc phục tình trạng này ở bài viết sau. Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề