Tây vương nữ quốc là ai

Chuyện tình "ồn ào" với "Đường Tăng" Tây Du Ký

Chu Lâm chính là Nữ vương Tây Lương nữ quốc xinh đẹp mà Đường Tăng tình cờ gặp trong một kiếp nạn trên đường đi thỉnh kinh.

Chu Lâm vào vai Nữ vương của Nữ Nhi Quốc trong "Tây Du Ký" [năm 1986].

Trong phim, Chu Lâm vào vai nữ vương si tình, một lòng yêu mến Đường Tăng nhưng bị Đường Tăng từ chối vì ông một lòng hướng Phật, muốn lên đường thỉnh kinh. Dù bị từ chối, nữ vương vẫn đối xử điềm đạm và đưa tiễn Đường Tăng cùng các đồ đệ lên đường thỉnh kinh.

Vẻ đẹp của Chu Lâm thu hút những người xung quanh nhờ làn da khỏe, ánh mắt hút hồn và nụ cười tự nhiên cởi mở. Hơn 30 năm sau bộ phim và khi đã bước vào tuổi U70, nhan sắc của Chu Lâm vẫn được ngợi ca như một "nữ thần".

Năm 1983, Chu Lâm đã được đạo diễn Dương Khiết chọn mặt gửi vàng giao cho vai quốc vương Nữ Nhi Quốc ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên. Khi tham gia bộ phim này, Chu Lâm đã là một diễn viên kịch nổi tiếng của Trung Quốc.

Chu Lâm và "Đường Tăng" Từ Thiếu Hoa từng dính tin đồn tình cảm khi tham gia "Tây Du Ký".

Có nhiều giai thoại về mối quan hệ của Chu Lâm và Từ Thiếu Hoa, người đảm nhiệm vai Đường Tăng, trong những tập phim đầu tiên. Ngay từ lần đầu gặp gỡ tại phim trường, Chu Lâm và Từ Thiếu Hoa đã để mắt nhau. Song, sau khi bộ phim kết thúc, hai người chia tay và không còn giữ quan hệ.

Thậm chí, có thông tin cho rằng, việc Chu Lâm ly dị người chồng đầu là do mối tình giữa bà và nam diễn viên Từ Thiếu Hoa. Dù có nhiều lời đồn đại về việc Chu Lâm và Đường Tăng "phim giả tình thật" nhưng chính nữ diễn viên xinh đẹp khẳng định điều này hoàn toàn là sự tưởng tượng của truyền thông.

Có một lần Chu Lâm trả lời phỏng vấn và nói: "Từ khi rời xa Nữ Nhi Quốc, 20 năm không gặp, Ngự đệ ca ca, chẳng có gì thay đổi". Chính lời chia sẻ này đã khiến truyền thông tò mò về mối quan hệ giữa Chu Lâm và người bạn diễn Từ Thiếu Hoa.

Năm 2005, Chu Lâm gặp lại "Đường Tăng" Từ Thiếu Hoa trong một sự kiện. 

Chu Lâm cho rằng, năm xưa, bà và Từ Thiếu Hoa diễn xuất quá ăn ý và có lẽ cũng khá đẹp đôi trên màn ảnh nên người hâm mộ và truyền thông mới "thêu dệt" những giai thoại về mối quan hệ giữa họ.

Hiện tại, Chu Lâm và Từ Thiếu Hoa đều có gia đình riêng. Nam diễn viên họ Từ kết hôn với nữ đạo diễn nổi tiếng tại Trung Quốc - Dương Côn.

Hai người từng là bạn từ thời đại học. Họ đã bên nhau được hơn 30 năm và có một cô con gái. Hai vợ chồng Từ Thiếu Hoa không chỉ nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống mà còn hợp tác ăn ý trong sự nghiệp.

Năm 2005, Chu Lâm tái hôn và giữ kín thông tin về cuộc sống cá nhân. Một số bạn bè của nữ diễn viên cho hay, cuộc hôn nhân thứ hai của bà rất hạnh phúc.

Hai vợ chồng nữ diễn viên xinh đẹp quyết định không sinh con, cùng nhau an hưởng tuổi già. Người chồng thứ hai của mỹ nhân Tây Du Ký là một người làm việc ngoài làng giải trí.

Năm 2017, Chu Lâm tham dự lễ truy điệu của cố đạo diễn phim Tây Du Ký - Dương Khiết cùng các đồng nghiệp. 

Hiện, không còn trẻ trung về tuổi đời, Chu Lâm quyết định dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình. Kể từ sau năm 2013, bà dần vắng bóng trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình và lấn sân sang nhạc kịch. Bà chỉ thỉnh thoảng tham gia một số sự kiện và có sở thích viết sách.

Năm 2017, Chu Lâm từng xuất hiện trong lễ truy điệu của cố đạo diễn phim Tây Du Ký - Dương Khiết, nhiều người phải trầm trồ về nét đẹp của bà. Dù ở tuổi U70, bà vẫn giữ được vẻ đẹp ngoài rạng ngời, trẻ trung, dáng vóc mảnh khảnh cùng phong thái thanh lịch.

Mỹ nhân có học vấn "khủng" của làng giải trí Hoa ngữ

Chu Lâm sinh năm 1952 tại Bắc Kinh. Cho đến nay, vai quốc vương Nữ Nhi Quốc vẫn là vai diễn nổi bật nhất trong sự nghiệp của bà. Dù đã có nhiều diễn viên từng đảm nhận vai diễn này nhưng chưa ai vượt qua được cái bóng của Chu Lâm.

Chu Lâm với vẻ ngoài "nghiêng nước nghiêng thành" và xứng danh "nữ thần" của màn ảnh Hoa ngữ thời trẻ. 

Ít người biết rằng, Chu Lâm là một trong những người học rộng, tài cao nhất dàn diễn viên năm xưa. Thời trẻ, bà từng là sinh viên của hai trường đại học danh tiếng là Y khoa và Học viện điện ảnh Bắc Kinh.

Chu Lâm yêu thích nghệ thuật từ nhỏ nhưng trước khi đến với bộ môn này, bà từng theo học Y khoa. Năm 1976, Chu Lâm theo học tại Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc và sau khi tốt nghiệp, bà chuyển sang nghiên cứu khoa học. 

Đến năm 28 tuổi, bà mới chuyển hướng sang nghệ thuật và đăng ký học lớp diễn xuất của Học viện điện ảnh Bắc Kinh vào năm 1981, vài năm trước khi góp mặt trong Tây Du Ký.

Ở tuổi U70, Chu Lâm vẫn sở hữu vẻ ngoài quyến rũ, thanh lịch. 

Học viện điện ảnh Bắc Kinh là trường đại học quốc lập hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực điện ảnh và được đánh giá là một trong những đại học lớn nhất và có tiếng nhất ở châu Á về điện ảnh với nhiều cựu học viên nổi tiếng.

Ngoài vai Nữ vương Tây Lương nữ quốc, Chu Lâm còn ghi dấu ấn qua nhiều vai diễn khác và đoạt được nhiều giải thưởng danh giá. Bà được công nhận là diễn viên hạng nhất quốc gia, thành viên Hiệp hội điện ảnh Trung Quốc và thành viên Hiệp hội Nghệ thuật Biểu diễn điện ảnh Trung Quốc.

Cuộc sống hiện tại của Chu Lâm rất kín tiếng và không còn liên quan tới nhiều hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, sự yêu mến của khán giả dành cho mỹ nhân đẹp nhất Tây Du Ký vẫn rất mạnh mẽ. 

Chu Lâm được gọi là đại mỹ nhân của màn ảnh Hoa ngữ. 

Bà cũng là một trong những nghệ sĩ có học vấn cao tại Trung Quốc khi sở hữu hai bằng đại học. 

Năm 28 tuổi, Chu Lâm mới bắt đầu theo học nghệ thuật và gia nhập làng giải trí. 

Chu Lâm là diễn viên thể hiện vai Nữ vương nổi tiếng và xuất sắc nhất trong các phiên bản Tây Du Ký. 

Chu Lâm chụp ảnh cùng nam diễn viên Mã Đức Hoa, người đảm nhiệm vai Trư Bát Giới trong Tây Du Ký. 

Chu Lâm trải qua hai cuộc hôn nhân. Bà tái hôn vào năm 2005 và không sinh con. 

Chu Lâm và "Trư Bát Giới" Mã Đức Hoa gặp nhau trong một sự kiện gần đây. 

Mi Vân

Theo Sohu/Chinapress

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Những mô tả sống động về Tây Lương Nữ Quốc [Nữ Nhi Quốc] trong Tây Du Ký đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc trong lòng khán giả. Nhiều người cho rằng, Tây Lương Nữ Quốc chỉ là tưởng tượng của Ngô Thừa Ân. Song những ghi chép lịch sử lại cho rằng đây là một quốc gia có thật tại Trung Quốc, con cháu của họ vẫn còn đang sinh sống tại vùng Tứ Xuyên và Quý Châu.

Theo những ghi chép trong cuốn “Nam man tây nam man truyện”, quyển 197 của Cựu Đường Thư có ghi rõ rằng, Đông Nữ Quốc hay còn gọi là Tây Khương là một quốc gia ở vùng biển phía Tây nổi tiếng là có nhiều phụ nữ. Sử sách gọi đây là Đông Nữ Yên. Thay vì trọng nam như nhiều triều đại khác, quốc gia này thường lập nữ giới làm vua và giữa nhiều chức tức quan trọng khác trong triều đình.

Sử sách có ghi chép Tây Lương Nữ Quốc là một quốc gia có thật trong lịch sử

Phía đông của Đông Nữ Quốc tiếp giáp với vùng Mao Châu và Đăng Hương, phía đông nam tiếp giáp với Nhã Châu, ngăn cách bởi La Nữ Man và Bách Lang Di. Nơi đây có hơn 80 thành phố lớn nhỏ. Thời bấy giờ khoa học vẫn chưa phát triển, căn cứ bào đoan đường trung bình đi được trong ngày đối với ngựa [40km] và người [20km] mà người ta đã tính ra được từ điểm cực nam đến cực bắc của Đông Nữ Quốc dài khoảng 400 - 800 km, còn cực đông đến cực tây dài khoảng 180 - 360 km.

Sử sách cũng ghi lại rằng Đông Nữ Quốc được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu gác canh. Điểm đặc biệt của quốc gia này đó chính là trọng nữ khinh nam. Quốc vương và các mệnh quan triều đình đều là phụ nữ. Dưới Quốc vương là phó Quốc vương. Khi Quốc vương qua đời, Phó Quốc Vương sẽ kế vị để cai quản đất nước. Quốc vương sống ở tháp canh có 9 tầng còn những thường dân khác sẽ sống trong những tháp canh có từ 4 đến 5 tầng. Nữ vương sẽ mặc xiêm y dài được dệt bằng tơ lụa dát hoa vàng, áo cổ cao màu xanh.

Nữ vương sẽ mặc xiêm y dài được dệt bằng tơ lụa dát hoa vàng, áo cổ cao màu xanh

Về chính trị, tại Đông Nữ Quốc, nam giới tuyệt đối không được lai vãng tới chống triều đình, chỉ được ở bên ngoài làm các công việc phục dịch nặng nhọc khác hoặc làm theo mệnh lệnh của các nữ chủ nhân. Mọi ý chỉ của Nữ vương sẽ được truyền đạt qua các nữ quan. Trong gia đình, mọi chuyện lớn bé đều do phụ nữ quyết định. Con cái cũng sẽ mang họ mẹ.

Ở Đông Nữ Quốc, phụ nữ rất được coi trọng nên mỗi một người phụ nữ đều có khoảng vài ba ông chồng. Điều đáng nói là các cô nương ở đây đều có quyền "sa thải" các ông chồng nếu cảm thấy họ không còn mang lại niềm vui cho mình nữa. Do đó việc kết hôn ở Đông Nữ Quốc thường không rõ ràng. Số hộ dân của quốc gia này tại thời điểm lúc bấy giờ là khoảng 40.000 hộ.

Sự biến mất của Đông Nữ Quốc trên bản đồ Trung Hoa

Cuốn Cựu Đường Thư ghi chép khá đầy đủ và tường tận về các hoạt động của Đông Nữ Quốc. Song kể từ sau đời Đường, Đông Nữ Quốc dường như biến mất khỏi sử sách của Trung Quốc. Lẽ nào Đông Nữ Quốc chỉ như đóa phù dung sớm nở tối tàn? Lặng lẽ biến mất trong biển đêm của ngàn năm lịch sử Trung Hoa?

Theo các nhà sử gia, vào thời vua Đường Huyền Tông trị vì [712 – 756] [cùng với thời kỳ mà nhà sư Đường Huyền Trang lên đường đi lấy chân kinh - PV], quan hệ giữa triều đình và thổ phiên tương đối tốt. Thế nhưng đến giữa đời Đường, quan hệ của hai bên dần trở nên căn thẳng, xung đột kéo dài 100 năm không dứt. Sau đó nhà Đường đã sử dụng chiến thuật chiêu hàng đưa 8 bộ lạc dân tộc thiểu số từ các hẻm núi Mân Sơn di chuyển đến định cư ở bờ phía đông của sông Đại Độ. Trong số 8 bộ lạc này có Đông Nữ Quốc.

Cùng ngắm nhìn Tây Lương nữ quốc ngoài đời thực của Trung Quốc

Khi đó Quốc Vương của Đông Nữ Quốc được vua Đường sắc phong là Ngân Thanh Quang Lộc Đại Phu. Tuy rằng chức tước chỉ là hư danh thế nhưng phẩm cấp của họ lại rất cao, tương đương với quan chứ hành tỉnh bây giờ. Đến cuối thời Đường, thế lực của thổ phiên tăng lên, nhiều lần xâm chiếm bờ phía đông của sông Đại Đội. Triều Đường đã đem quân đánh trả. Tuy nhiên giữa lúc thế sự rối rem giữa thổ phiên và quân triều đình, để bảo vệ bộ lạc của mình, Quốc vương Đông Nữ Quốc đã lựa chọn sách lược để "lấy lòng cả hai".

Sau này, nhà Đường dần dần suy vi, thổ phiên cũng dần dần bị diệt vong. Cao nguyên Thanh Tạng vốn bị thổ phiên thống trị trở lại thời kỳ bộ lạc. Nhà Đường tới hồi phân liệt, nơi đây không có lực lượng nào thống trị và quản lý. Ba triều đình sau nhà Đường, gồm: Tống, Nguyên, Minh cũng hầu như không áp đặt được ách thống trị đối với cao nguyên Thanh Tạng, về cơ bản lịch sử không ghi chép gì. Tới đời Thanh, chế độ thổ ty mới được kiện toàn.

Sau khi Quốc vương Đông Nữ Quốc qua đời, các tập tục truyền thống không còn được bảo lưu, lại thêm việc chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa ngoại lai khiến cho Đông Nữ Quốc dần trở thành xã hội phụ hệ. Tuy nhiên, một số bộ lạc của Đông Nữ Quốc vẫn tiếp tục sinh sống ở các hẻm núi và tiếp tục bảo lưu được nét truyền thống của xã hội mẫu hệ. 

Theo khảo sát của các nhà khoa học ngày nay thì, Đông Nữ Quốc trong lịch sử nằm ở nơi giao hội của các nhánh sông Nha Lung và Đại Độ thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Tạng ngày nay. Đây cũng là vành đai văn hóa mẫu hệ nổi tiếng nhất của đất nước Trung Hoa thời bấy giờ. 

Các nhà sử gia Trung Quốc cũng từng chia sẻ, Trát Bá Cực rất có thể là một trong những bộ lạc còn sót lại của Đông Nữ Quốc, đến nay vẫn lưu giữ được nhiều đặc điểm của chế độ mẫu hệ và Đông Nữ Quốc thuở xưa. Trát Bá cực hiện tại có 7 thôn, 5 thôn ở trong khu vực huyện Đạo Phù, 2 thôn ở trong khu vực huyện Nhã Giang, tổng cộng có gần 10.000 người. Trong quá trình điều tra tìm hiểu, họ đã phát hiện ở bộ tộc Trát Bá, phụ nữ là trung tâm của gia đình, họ chịu trách nhiệm quản lý tài sản và quyết định các vấn đề lớn khác. Cách sinh hoạt cũng gần giống như Đông Nữ Quốc trước đây. Một số gia đình có hơn 30 người, mọi người đều không kết hôn, mẹ già là người có quyền quyết định cao nhất trong nhà và chỉ đạo mọi việc lớn nhỏ của gia đình. 

Mối tình ngang trái giữa Đường Tăng và Tây Lương Nữ Vương trong Tây Du Ký

Nữ vương của Tây Lương Nữ Quốc được tác giả Ngô Thừa Ân miêu tả là một người "nhan sắc như tiên, má đào da tuyết" đã phải lòng Đường Tăng ngay từ cái nhìn đầu tiên, tỏ lòng mong muốn được sánh duyên, lại còn muốn nhường ngôi cho Đường Tăng làm Vua và mình làm Hoàng Hậu. Nữ Vương còn đề nghị cho phí lộ để ba huynh đệ Tôn Ngộ Không lên đường thỉnh kinh và bằng lòng để Đường Tăng ở lại.

Trong câu chuyện này, tác giả Ngô Thừa Ân quả thật đã gửi gắm rất nhiều những triết lý thú vị về cuộc sống và tình yêu. Tây Lương Nữ Quốc - một đất nước của những người phụ nữ sống tách biệt với thế giới, đã đứng vững qua nhiều tháng, nhiều năm, lại có thể sụp đổ bất cứ lúc nào chỉ vì sự xuất hiện của một người đàn ông mặc kệ cho người này là hòa thượng. Một nữ vương sẵn sàng rời bỏ ngai vàng, quyền lực để đi theo một nhà sư mà không cần danh phận gì. Người phụ nữ nào khi yêu cũng mang trong mình một quyết tâm đánh đổi như thế. 

Nữ vương của Tây Lương Nữ Quốc đem lòng yêu mến Đường Tăng ngay từ lần gặp đầu tiên

Nữ Vương nảy sinh tình cảm với Đường Tăng nhưng cô lại không biết tình yêu là gì, thế nên nghĩ rằng mình mắc bệnh nan y, với triệu chứng tương tư khó chữa. Tình yêu đầy ngang trái của một Nữ Vương chưa từng biết yêu đang phải đối diện với một kẻ xuất gia. Cả hai đều mang trên vai trọng trách rất to lớn của đại sự, một bên là phổ độ chúng sinh, một bên là trị vì vương quốc, nhưng lỡ sa vào lưới tình thì phải làm sao?

Quốc Sư và Hà Thần là hai người cản trở tình yêu trong sáng của Nữ Vương với Đường Tăng. Nữ Quốc Sư cảnh báo cô rằng tất cả đàn ông đều là sinh vật độc hại, nên ra lệnh giết chết Đường Tăng cùng đồng bọn. Hà Thần bị lãng quên nên nổi cơn thịnh nộ, làm ngập toàn bộ quốc và muốn hủy diệt tất cả mọi thứ. 

Ngô Thừa Ân đã rất tinh tế khi xây dựng quan hệ giữa hai nhân vật này để diễn tả bản chất tình yêu, luôn mang đến sự ngang trái, vượt qua tình yêu vẫn là kiếp nạn khổ sở nhất của mỗi người:

“Trên đời hai ngả khó lưỡng toàn,

Không phụ Như Lai, chẳng phụ nàng

Tâm phàm sám hối, hại thanh tu

Chưa bao giờ được thông suốt như vậy,

Mệnh riêng ta khổ, thỉnh Tây kinh

Cớ sao sinh nàng hồng nhan khuynh thành

Làm sao xóa được hình bóng nàng đây

Giống như là phải, tự quên tên họ mình.”

Người tu luyện phải vượt qua cám dỗ của sắc dục, điều mà cả hai giới nam, nữ đều sẽ gặp phải. Trong quá trình tu luyện, mỗi người sẽ đối mặt với những khảo nghiệm và khổ nạn. Sự nguy hại của sắc dục là rất nghiêm trọng và có thể làm xói mòn ý chí người tu. Đặc biệt, nếu dính dáng tới tình cảm thế gian, thì người tu sẽ bị tiêu hao nhiều sinh lực và có thể còn bị rớt xuống “động không đáy”.

Để vượt qua vấn đề sắc dục, người tu luyện trước nhất phải có một tư tưởng dẫn đường. Nếu người tu có thể giữ chính niệm, vấn đề sắc dục sẽ được giải quyết. Cũng có khi, sư phụ hoặc những vị thần cũng sẽ chìa tay ra cứu giúp. 

Người tu luyện phải vượt qua cám dỗ của sắc dục, điều mà cả hai giới nam, nữ đều sẽ gặp phải

Trong Tây Du Ký, Tây Vương Nữ Quốc là kiếp nạn của con người đối với thầy trò Đường Tăng. Tuy nhiên, Tam Tạng đã vượt qua cám dỗ, không màng sắc dục, công danh để tiếp tục quá trình tu luyện, giữ vững bản ngã để hoàn thành hành trình thỉnh kinh. Còn đối với các đệ tử của Đường Tăng, đó như một thử thách để nhắc họ cần phải giữ vững lòng tin, có sự quyết tâm hướng đến con đường đã chọn.

Như vậy, quả thực có một “mô hình” Tây Lương nữ quốc mà Tây Du Ký từng kể. Trong truyện, Đường Tăng cuối cùng cũng đã vượt qua được khảo nghiệm rất lớn về sắc để tiếp tục lên đường thỉnh kinh. Câu chuyện xưa trải qua hàng nghìn năm, ngày nay Tây Lương nữ quốc cũng không còn tồn tại nhưng với những người yêu mến văn hoá phương Đông thì đây mãi là một ký ức đẹp, đầy trân quý. 

Video liên quan

Chủ Đề