Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào

Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới Những năm qua, tệ nạn ma tuý ở Việt Nam vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma tuý mới. Ma túy là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế – xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến mất khả năng lao động, suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

Ma túy là gì?

Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa: “Ma túy là bất kỳ một dạng chất nào, khi đưa vào cơ thể làm thay đổi trạng thái ý thức và hành vi như là kết quả tác động của chất đó lên hoạt động của não”. Từ định nghĩa này có thể hiểu: Ma túy là một số chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người qua đường tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt… làm thay đổi trạng thái ý thức hoặc hành vi của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó.

Phân loại ma túy:

Ma túy tự nhiên

Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, Cocain…

Nguồn gốc:

Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc,…), có trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Từ lá cây coca, chế ra chất cathinone, có nhiều ở Nam Mỹ

Ma túy tổng hợp

Những loại ma túy tổng hợp với ví dụ điển hình là Heroin. Chúng thường là những hóa chất khá độc hại nằm trong nhóm ketamin hay amphetamin,…

Nguồn gốc: Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuộc    nhóm amphetamin, ketamin,methamphetamin…

Độc lực: So với thuốc phiện tự nhiên, các chất ma túy tổng hợp có tính độc hại hơn gấp 500 lần. Chúng có những tác động xấu đến tâm sinh lý của người sử dụng.

Các dạng: ectasy, ma túy đá (hay là crystal meth), Morphine.

Những dấu hiệu thường gặp ở người nghiện ma túy:

1. Hay tụ tập, đi lại với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma túy.

2. Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để “đi”.

3. Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình).

4. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt.

5. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.

6. Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.

7. Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hêrôin.

8. Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.

9. Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.

Tác hại của ma túy:

  • Đối với sức khỏe con người:

Hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp làm tăng tần số thở gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản…

Hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành có thể tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.

Hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quỵ…

Hệ sinh dục: Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục bị suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.

  • Đối với xã hội: Số người nghiện càng tăng thì lượng tiền bạc để hút chích càng lớn, càng có nhiều gia đình người nghiện bị phá sản, phát sinh nhiều tệ nạn trộm cắp, cướp giật… Bản thân con nghiện cũng trở nên ốm yếu, sức lao động ngày càng sút kém, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Trước thực trạng sử dụng và buôn bán ma tuý ngày càng lan rộng, phức tạp như hiện nay, chúng ta quyết ngăn chặn, bài trừ tận gốc tệ nạn ma tuý ra khỏi cuộc sống đem lại sự bình yên cho mọi nhà và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Vì tương lai của bản thân và gia đình, vì thế hệ mai sau, vì sự tồn vong của dân tộc, vì một xã hội tươi đẹp hơn “Hãy nói không với ma túy”.

Nguyễn Thị Diệu Hiền

Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của Legalzone.

Tệ nạn xã hội là gì?

Định nghĩa tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực; biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.

Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào

Biểu hiện của tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội:

  • Thói hư, tật xấu.
  • Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
  • Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán…

Bản chất của tệ nạn xã hội

Là các hiện tượng trái với bản chất xã hội chủ nghĩa, thuần phong mỹ tục, pháp luật và đạo đức.

Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống vô tổ chức; coi thường các chuẩn mực đạo đức; xã hội và pháp luật, làm tha hóa các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán, văn hóa; phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình; phá hoại nhân cách, phẩm giá con người; ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, sức khoẻ, giống nòi dân tộc…;  là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm.

Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực; biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội; vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành; phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội; có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

Thực tế trong đời sống hiện nay

Một trong những tệ nạn bùng phát trong những ngày lễ, Tết đó là cờ bạc; đặc biệt là ở nhiều vùng quê gây ra nhiều bất ổn trong chính cuộc sống gia đình và an ninh xã hội. Trong những ngày lễ Tết nhiều điểm chơi cờ bạc bắt đầu rộ lên ở nhiều địa phương với nhiều dạng thức như bầu cua, xóc đĩa, tiến lên hay tá lả, thậm chí là những người còn nghèo khó tại các vùng quê cũng bị thu hút bởi cờ bạc. Có những người khi đã đam mê trò đỏ đen có bao nhiêu tiền cũng đánh; đặt cả điện thoại, xe máy sau Tết thì trắng tay.

Hiện pháp luật nước ta đã nghiêm cấm đánh bạc được thực hiện dưới bắt kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật; mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

>>> Xem thêm bài viết: Ghi đề và đánh đề online bị bắt xử phạt như thế nào?

Hiện nay, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, thì các hoạt động văn hóa giải trí cũng phát triển khá mạnh; các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ karaoke, vũ trường tăng đột biến. Đây là lĩnh vực khá nhạy cảm; dễ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm. Các tệ nạn xã hội này hoạt động dưới các hình thức khác nhau, diễn biến phức tạp len lỏi khắp các địa phương vùng miền có chiều hướng tăng về tính chất mức độ quy mô và gây dư luận xấu trong đời sống nhân dân.

Tác hại của tệ nạn xã hội với bản thân, gia đình và xã hội

Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào

 Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

Tác hại đối với gia đình

Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc; gây sứt mẻ tình cảm; đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Tệ nạn cờ bạc không những làm mất đi thời gian, tiền bạc của người lao động mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

Thực tế cho thấy, những người thường xuyên tham gia đánh bạc dễ rơi vào lối sống buông thả mất cân đối về kinh tế, nếu tham gia đánh bạc thắng số tiền cũng chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân đáp ứng cho lối sống buông thả còn nếu thua dễ túng quẫn dẫn đến những vi phạm pháp luật. ”Cờ bạc là bác thằng bần, đánh đề ra đề mà ở”, đối với nhiều trường hợp đã trở thành hiện thực các đối tượng tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc đã vướng vào vòng lao lý.

Những người nông dân ham lợi từ trò đỏ đen dẫn đến hết tiền, hết của, những chị me phụ nữ đánh bạc chơi đề dẫn đến mất hạnh phúc gia đình. Đó là những hậu quả nhãn tiền của những ai có ý định tham gia tệ nạn này.

Tác hại đối với xã hội

– Có tính lây lan nhanh trong xã hội: tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn.

– Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, may túy, cờ bạc… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.

– Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.

– Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau.

– Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các khu công nghiệp, du lịch; nơi người dân có trình độ dân trí thấp; có xu hướng tập trung thành băng đảng, ô nhóm.

Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

Để phòng chống ma túy trong học đường, học sinh cần hiểu rõ trách nhiệm của mình:

  • Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào; không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý;
  • Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý;
  • Khi phát hiện những học sinh, có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn,
  • Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp; kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý;
  • Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh, sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý;
  • Báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo.

Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cho rằng, khi xã hội ngày càng phát triển thì những kiểu ăn chơi sành điệu là hợp thời, là tiên tiến. Tâm lý tuổi mới lớn luôn muốn thử những điều mới mẻ và rất dễ sa vào những “cái bẫy tệ nạn”. Do đó, các bạn học sinh, sinh viên cần hết sức cảnh giác, thận trọng và phải đủ tỉnh táo trước khi quyết định tham gia vào các trò chơi dễ dẫn tới tệ nạn xã hội, không phù hợp với đạo đức, pháp luật.

Quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào

Tệ nạn xã hội luôn là vấn đề nhức nhối được nhà nước quan tâm. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định, điều chỉnh các vấn đề liên quan tệ nạn xã hội. Cụ thể:

HIV/AIDS

Ngày 1/7/2021, Luật sửa đổi bổ sung một số điều về luật phòng, chống nhiễm HIV/AIDS 2006 sẽ có hiệu lực thi hành. Trong đó có bổ sung quy định về nghĩa vụ của người nhiễm HIV. Cụ thể:

  • Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình
  • Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
  • Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ma túy

Luật Phòng chống ma túy năm 2000

Nghị định 136/2016/NĐ-CP; 221/2013/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Bên cạnh đó Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định các tội danh về tệ nạn xã hội như:

Tội lây truyền HIV cho người khác (điều 148); Tội cố ý truyền HIV cho người khác (điều 149)

Mua bán người

Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội danh liên quan hành vi mua bán người. Ví dụ: Tội mua bán người (điều 150); Tội mua bán người dưới 16 tuổi (điều 151); Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (điều 154)..

Qua đây chúng ta cũng có thể thấy được nỗ lực của nhà nước trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội, người dân cần nắm rõ các quy định pháp luật về những vấn đề này để bảo vệ bản thân cũng như tích cực phối hợp với nhà nước trong việc đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Trên đây là bài viết của Legalzone về Tệ nạn xã hội. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email:

Website: https://legalzone.vn/

              https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd