Thánh mẫu nương nương là ai

Skip to content

Trang chủ / Tượng Tứ Phủ-Tượng Nhà Mẫu

Tượng Vương Mẫu Nương Nương

  • Chất liệu sản phẩm: Gỗ mít, gỗ hương, gỗ dổi, cốt gỗ bó thổ, xi măng….
  • Kích thước: Phụ thuộc vào từng không gian thờ bên chúng tôi sẽ thiết kế cho phù hợp.
  • Nước sơn: Sơn son thếp vàng, bạc phủ hoàng kim hoặc sơn giả cổ.
  • Giá thành: Tùy thuộc vào kích thước, chất liệu, mẫu mã mà khách hàng lựa chọn.

LH: 094.533.0463

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Thiên Hậu Thánh Mẫu [chữ Hán: 天后聖母] hay bà Thiên Hậu, còn gọi là Ma Tổ [媽祖], Mẫu Tổ [母祖], hay là Thiên Thượng Thánh Mẫu [天上聖母] hoặc Thiên Hậu Nguyên quân [天后元君]; là một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa.

Ma Tổ

Tượng Thánh mẫu tại Công viên Lâm Mặc Nương ở Đài Nam

Phồn thể媽祖Giản thể妈祖Nghĩa đenMaternal AncestorPhiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bínhTiếng Mân NamTiếng Mân Tuyền Chương POJ
Māzǔ
Ma-tsu
Māa Jóu
Maa1 Zou2
Má-chó͘
Lâm Mặc NươngPhồn thể林默娘Giản thể林默娘Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bínhTiếng Mân NamTiếng Mân Tuyền Chương POJ
Lín Mòniáng
Lin Mo-niang
Làhm Mahk nèuhng
Lam4 Mak6 neong4
Lîm Be̍k-niû
Tên gọi phổ biếnMa Tổ bàPhồn thể媽祖婆Giản thể妈祖婆Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bính
Māzǔpó
Ma-tsu-p‘o
Māa Jóu pòh
Maa1 Zou2 po5
Thiên PhiTiếng Trung天后Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bính
Tiānhòu
T'ien-hou
Tīn hauh
Tin1 hau6
Thiên PhiTiếng Trung天妃Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bính
Tiānfēi
T'ien-fei
Tīn fēi
Tin1 fei1
Thiên Thượng Thánh mẫuPhồn thể天上聖母Giản thể天上圣母Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bính
Tiānshàng Shèngmǔ
T'ien-shang Sheng-mu
Tīn seuhng sing móuh
Tin1 soeng6 sing3 mou4
Danh xưngLinh Huệ phu nhânPhồn thể靈惠夫人Giản thể灵惠夫人Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bính
Línghuì Fūren
Ling-hui Fu-jên
Lìhng waih fū yàhn
Ling5 wai6 fu1 jan4
Linh Huệ phiPhồn thể靈惠妃Giản thể灵惠妃Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bính
Línghuì Fēi
Ling-hui Fei
Lìhng waih fēi
Ling5 wai6 fei1
Hộ Quốc Minh Trứ Thiên PhiPhồn thể護國明著天妃Giản thể护国明着天妃Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bính
Hùguó Míngzhāo Tiānfēi
Hu-kuo Ming-chao T‘ien-fei
Wuh gwok mìhng jyu tīn fēi
Wu6 gwok3 ming4 zyu3 tin1 fei1
Chiêu Hiếu Thuần Chính Phu Tế Cảm Ứng Thánh PhiPhồn thể昭孝純正孚濟感應聖妃Giản thể昭孝纯正孚济感应圣妃Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bính
Zhāoxiào Chúnzhèng Fú Jì Gǎnyìng Shèngfēi
Chao-hsiao Ch'un-cheng Fu-chi Kan-ying Sheng-fei
Chīu haau sèuhn jing fū jai gám ying sing fēi
Chiu1 haau3 soen4 zing3 fu1 zai3 gam2 ying3 sing3 fei1

Bà được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển, được tôn kính đặc biệt cả trong Phật giáo và Đạo giáo ở các quốc gia Đông Á, và nhất là tại Đài Loan. Ngày tưởng niệm bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm.

Theo học giả Vương Hồng Sển thì bà có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, Bồ Dương, Phúc Kiến. Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân [1044], đời vua Tống Nhân Tông. Mẹ của bà phải mang thai 14 tháng mới hạ sinh. Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Phật giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ "Nguyên vị bí quyết" và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo, bà còn xem thiên văn trên biển cho ngư dân đảo Mi Châu.

Một lần, cha bà tên Lâm Nguyện ngồi thuyền cùng hai anh trai [anh của bà], chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn...Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ và trong lúc ngủ đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ gọi bà thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần [1110] nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".[1]

Theo những tài liệu khác cho biết bà sinh năm 960 tại đảo Mi Châu, huyện Bồ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến; là con thứ 7 của ngư phủ Lâm Nguyện [2], còn gọi là Lâm Thiện Nhân. Ông nội bà từng là Tổng đốc ở Phúc Kiến. Khi sinh ra bà không khóc không la, nên còn gọi là Mặc Nương ["Cô gái im lặng"]. Nổi tiếng bơi giỏi từ năm 15 tuổi. Năm 16 tuổi, Lâm Mặc Nương lượm được 2 miếng "Đồng phù" [bùa vẽ trên miếng đồng] ở dưới giếng nước và tập luyện theo, nên trở thành có phép lạ và nổi danh từ đó qua những sự việc được cứu người vượt biển và thu phục và cảm hóa các vị ác thần [như 2 hung thần Thiên lý nhãn và Thuận phong nhĩ] được kể lại[2]. Có 2 thuyết khác nhau về năm mất của bà, thuyết đầu cho rằng bà mất năm 987 khi 28 tuổi, lúc bà lên núi và bay về trời, thuyết khác cho biết bà mất năm 16 tuổi khi bơi ra biển để tìm cha [3]

Sau khi bà mất được dân làng nhớ ơn, suy tôn là "Thông hiền linh nữ" và lập đền thờ. Triều đình nhà Tống sắc phong cho bà là "Thần nữ", "Nam Hải thần nữ", đời Tống Cao Tông phong bà là "Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu nhân". Đời Nguyên Thế Tổ phong là "Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi" [2]. Sau gia phong "Thiên Hậu" vào đời Khang Hy [nhà Thanh].

Bắt đầu từ Phúc Kiến, sự linh ứng của bà Thiên Hậu được lan truyền sang khu vực duyên hải lân cận như Chiết Giang, Quảng Đông, Đài Loan và từ đó đến tất cả các khu vực ven biển của Trung Quốc đại lục. Với sự di cư của người Trung Quốc trong khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, sự thờ phụng tiếp tục lan truyền sang Việt Nam, Nhật Bản và các nước Châu Á khác; bà Thiên Hậu được xem như hộ thần của các vùng biển, vì vậy là một trong những vị thần được thờ phượng rộng rãi nhất trong cộng đồng người Hoa hải ngoại, vốn ra đi bằng đường biển. Tổng cộng, có hơn 1.500 ngôi miếu Thiên Hậu ở 26 quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, miếu thờ bà xuất hiện tại những khu đô thị có sự xuất hiện của Người Hoa di cư đến trong khoản thời gian từ lúc Nhà Minh sụp đổ cho đến trước 1975. Bà Thiên Hậu là một trong những vị thần được thờ cúng rộng rãi nhất, bên cạnh Quan Thánh, Bắc Đế hay Quan Âm. Ngoài tên gọi phổ biến nhất là Thiên Hậu Miếu, các cơ sở thờ tự Bà còn được gọi là Thiên Hậu Cung, Miễu A Má, Pò Miễu hay Chùa Bà. Dưới đây là danh sách một vài ngôi miếu mà Bà Thiên Hậu là vị thần được thờ phượng ở gian chính:

Miền Bắc

  • Đền Thiên Hậu Thánh Mẫu, Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh
  • Phúc - Triều - Huệ Hội Quán [Đền Sìu Châu], 1 Hàng Sắt, Nam Định
  • Đền Thiên Hậu, 56 Trưng Trắc, Hưng Yên
  • Đông Đô Quảng Hội, đ. Phố Hiến, Hưng Yên
  • Phúc Kiến Hội Quán, 40 Lãn Ông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Miền Trung

  • Hải Nam Hội Quán, 307 Chi Lăng, Huế
  • Thiên Hậu Cung, làng Minh Hương, Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế
  • Thiên Hậu Cung, 407 Phan Châu Trinh, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Dương Thương Ngũ Bang Hội Quán, 64 Trần Phú, Hội An, Quảng Nam
  • Phước Kiến Hội Quán, 46 Trần Phú, Hội An, Quảng Nam
  • Ngũ Bang Hội Quán, 283 Bạch Đằng, Quy Nhơn, Bình Định
  • Thiên Hậu Cung, 152 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Nước Mặn], Phước Quang, Tuy Phước, Bình Định
  • Mân Việt Hội Quán, 19/4 Phan Đình Phùng, Tuy Hòa, Phú Yên
  • Hải Nam Thiên Hậu Miếu, đ. 23 Tháng 10, Nha Trang, Khánh Hòa
  • Phước - Triều Hội Quán, đ. Lương Định Của, Nha Trang, Khánh Hòa
  • Quỳnh Phủ Hội Quán [Chùa Tàu], đ. Hai Tháng Tư, Ninh Hòa, Khánh Hòa
  • Tuệ Thành Hội Quán [Chùa Bà Quảng Đông], 338 Trần Quý Cáp, Ninh Hòa, Khánh Hòa
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Diên Khánh], đ. Yên Ninh, Khánh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận
  • Thiên Hậu Cung, đ. Phú Long, Phan Thiết, Bình Thuận
  • Kim Sơn Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Phan Rí], QL.1, Phan Rí Thành, Bắc Bình, Bình Thuận.

Đông Nam Bộ

Thành phố Hồ Chí Minh

  • Thất Phủ Thiên Hậu Cung, 756 Nguyễn Trãi, Q5
  • Tuệ Thành Hội Quán [Chùa Bà Quảng Đông], 710 Nguyễn Trãi, Q5
  • Hà Chương Hội Quán [Chùa Bà Chương Châu], 802 Nguyễn Trãi, Q5
  • Tam Sơn Hội Quán [Chùa Bà Phước Châu], 118 Triệu Quang Phục, Q5
  • Quỳnh Phủ Hội Quán [Chùa Bà Hải Nam], 276 Trần Hưng Đạo, Q5
  • Quảng Triệu Hội Quán [Chùa Bà bến Chương Dương], 122 Võ Văn Kiệt, Q1
  • Thiên Hậu Thánh Miếu [Chùa Bà chợ Đũi], 284 NTMK, Q3
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Hòa Hưng], 348 CMT8, Q3
  • Thất Phủ Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà chợ Gò Vấp], đ. Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp
  • Quần Tân Hội Quán [Chùa Bà Sùng Chính], 2 Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Xóm Chiếu], 4 Xóm Chiếu, Q4
  • Hòa Hiệp Hội, 262/93 Đoàn Văn Bơ Q4
  • Thiên Hậu Miếu, cầu Tân Thuận, Q7
  • Thiên Hậu Miếu, 4/107 Đặng Thúc Vịnh, Thới Tam Thôn, Hóc Môn
  • Thiên Hậu Miếu, đ. Võ Thị Sáu, Thới Tam Thôn, Hóc Môn
  • Thiên Hậu Miếu, đ. Lê Thương, Cần Thạnh, Cần Giờ.

Đồng Nai

  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Bửu Long], đ. Huỳnh Văn Nghệ, Biên Hòa
  • Sùng Chính Hội Quán, đ. Quang Trung, Biên Hòa.

Bình Dương

  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà cũ], Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Phú Cường], 4 Nguyễn Du, Thủ Dầu Một
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Bưng Cầu], đ. Bùi Ngọc Thu, Hiệp An, Thủ Dầu Một
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Thành phố mới], đ. Lê Hoàn, Thủ Dầu Một
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Lái Thiêu], đ. Châu Văn Tiếp, Thuận An
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Chợ Búng], đ. CMT8, Thuận An
  • Thất Phủ Thiên Hậu Miếu, đ. Trần Hưng Đạo, Dầu Tiếng.

Tây Ninh

  • Thiên Hậu Miếu, 86 Trần Hưng Đạo, Tây Ninh
  • Nhị Phủ Miếu, Trảng Bàng, Trảng Bàng
  • Thanh Anh Cung [Chùa Bà Thiên Hậu], đ. Ngô Gia Tự, Gò Dầu.

Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Ngũ Bang Thiên Hậu Cung, đ. Bình Dã, Vũng Tàu
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Sùng Chính], đ. Vi Ba, Vũng Tàu
  • Thiên Hậu Cung, đ. Lê Duy Thành, Bà Rịa.

Tây Nam Bộ

Long An

  • Thiên Hậu Miếu, 25 Trương Công Định, Thủ Thừa
  • Thiên Hậu Miếu, Vàm Nhật Tảo, Nhật Tân, Tân Trụ.

Tiền Giang

  • Thiên Hậu Miếu, 78 Đoàn Thị Nghiệp, Cai Lậy
  • Thiên Hậu Miếu, đ. Trưng Nữ Vương, Cái Bè, Cái Bè
  • Thiên Hậu Miếu, chợ An Hữu, Cái Bè.

Bến Tre

  • Thất Phủ Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Mỹ Lồng], Mỹ Thạnh, Giồng Trôm
  • Thiên Hậu Miếu, đ. Trần Hưng Đạo, Ba Tri.

Đồng Tháp

  • Thất Phủ Thiên Hậu Cung, 1 Trần Hưng Đạo, Sa Đéc

Vĩnh Long

  • Minh Hương Hội Quán, 132 Nguyễn Chí Thanh, Vĩnh Long
  • Thất Phủ Miếu [Chùa Bà Cái Vồn], đ. Ngô Quyền, Bình Minh
  • Thiên Hậu Miếu, DT904, Bình Ninh, Tam Bình.

Trà Vinh

  • Thiên Hậu Cung, 145 Nguyễn Đáng, Trà Vinh
  • Thiên Hậu Miếu, QL53, Phước Hảo, Châu Thành
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà], HL6, Huyền Hội, Càng Long
  • Lục Cung Thánh Miếu [Chùa Bà Mã Châu], 6 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trà Cú
  • Thiên Hậu Thánh Mẫu Miếu, Định An, Trà Cú
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Bình Tân], HL18, Hiệp Hòa, Cầu Ngang
  • Thiên Hậu Cung, HL51, Phong Phú, Cầu Kè
  • Thiên Hậu Cung, QL54, Tiểu Cần, Tiểu Cần
  • Thiên Hậu Miếu, QL60, Cầu Quan, Tiểu Cần.

An Giang

  • Thiên Hậu Miếu, 232 Châu Long, Châu Đốc
  • Thiên Hậu Miếu, Long Sơn, Tân Châu
  • Thất Sơn Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Nước Hẹ núi Cấm], Tân Lợi, Tịnh Biên
  • Mã Châu Tự [Chùa Bà núi Nước], đ. Thủy Đài Sơn, Ba Chúc, Tri Tôn
  • Côn Lôn Cổ Tự [Chùa Bà Nam Qui], Châu Lăng, Tri Tôn

Cần Thơ

  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Ba Láng], đ. Võ Tánh, Cái Răng.

Sóc Trăng

  • Thiên Hậu Thánh Mẫu Miếu [Chùa Bà chợ Bông Sen], đ. Điện Biên Phủ, Sóc Trăng
  • Thất Phủ Thiên Hậu Miếu, đ. Nguyễn Thái Học, Mỹ Xuyên
  • Triều Châu Thiên Hậu Miếu, đ. Lý Thường Kiệt, Mỹ Xuyên
  • Quảng Châu Thiên Hậu Miếu, đ. Phan Đình Phùng, Mỹ Xuyên
  • Thiên Hậu Miếu, đ. Phan Thanh Giản, Mỹ Xuyên
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Dù Tho], HL12, Tham Đôn, Mỹ Xuyên
  • Quảng Đông Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Cổ Cò], Ngọc Tố, Mỹ Xuyên
  • Thiên Hậu Thánh Mẫu Miếu [Chùa Bà Bưng Tonsa], Viên An, Trần Đề
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Vàm Tấn], đ. 30 Tháng 4, Đại Ngãi, Long Phú
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Mã Châu], Nhơn Mỹ, Kế Sách
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Vũng Thơm], DT932, Phú Tân, Châu Thành
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà An Trạch], An Hiệp, Châu Thành
  • Thiên Hậu Miếu, phường 1, Ngã Năm
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Vĩnh Châu], đ. Trần Hưng Đạo, Vĩnh Châu
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Hải Ngư] đ. Lê Lai, Vĩnh Châu
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Cà Lăng], HL31, Vĩnh Châu
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Lạc Hòa], HL29, Lạc Hòa, Vĩnh Châu
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Vĩnh Thạnh], HL29, Vĩnh Hải, Vĩnh Châu
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Vĩnh Hải], Nam Sông Hậu, Vĩnh Hải, Vĩnh Châu
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà chợ Huỳnh Kỳ], Nam Sông Hậu, Vĩnh Hải, Vĩnh Châu.

Bạc Liêu

  • Thiên Hậu Cung, 89 Hoàng Diệu, Bạc Liêu
  • Thiên Hậu Thánh Mẫu Cung, 85 Hai Bà Trưng, Bạc Liêu
  • Thiên Hậu Cung, Phường 2, Bạc Liêu
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Vĩnh An], Vĩnh Trạch, Bạc Liêu
  • Thiên Hậu Cung, Hộ Phòng, Giá Rai
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Ba Đình], Vĩnh Lộc A, Hồng Dân
  • Thiên Hậu Miếu, Vĩnh Lộc A, Hồng Dân
  • Thiên Hậu Miếu [Miếu Ông - Miếu Bà], Gành Hào, Đông Hải
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Cây Giang], Long Điền, Đông Hải.

Cà Mau

  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Mã Châu], 68 Lê Lợi, Cà Mau
  • Thiên Hậu Miếu, 20 DT961, Thới Bình, Thới Bình
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Cái Rắn], QL.1, Phú Hưng, Cái Nước
  • Thiên Hậu Cung, Sông Đốc, Trần Văn Thời.

Kiên Giang

  • Lôi - Quỳnh Hội Quán [Chùa Bà Mã Châu], 23 Tô Châu, Hà Tiên
  • Hải Nam Hội Quán, 31 Thành Thái, Rạch Giá
  • Quảng Triệu Hội Quán, 37 Lê Lợi, Rạch Giá
  • Thiên Hậu Cung [Chùa Bà Rạch Sỏi], đ. Trần Cao Vân, Rạch Giá
  • Thiên Hậu Miếu [Chùa Bà Tắc Cậu], Bình An, Châu Thành
  • Miếu Bà Mã Châu, đảo Hòn Sơn, Kiên Hải.
  • Ma Tổ [chữ Hán: 媽祖, Mazu] có nghĩa là "mẹ, tổ tiên"], hay là Ma Tổ Bà [chữ Hán: 媽祖婆, Mazu-po], phiên âm như Matsu trong Wade-Giles
  • Thiên Hậu [chữ Hán: 天后]
  • Thiên Phi [chữ Hán: 天妃, bính âm: Tian Fei, Romanji: Tenpi]
  • A Ma hay A Bà [chữ Hán: 阿媽, 阿婆]
  • Thiên Thượng Thánh Mẫu hay Thiên Hậu Thánh Mẫu [chữ Hán: 天上 聖母, 天后 聖母]
  • Chùa Bà Thiên Hậu [Chợ Lớn], địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hội quán Ôn Lăng, địa chỉ: 12 Lão Tử, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chùa Bà Thiên Hậu [Bình Dương], địa chỉ: 4 Nguyễn Du, phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Thiên Hậu Thánh Mẫu [Chùa Bà Mới - Thành phố Mới Bình Dương], địa chỉ: phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Đền Thiên Hậu ở phố Trưng Trắc, Thành phố Hưng Yên, Hưng Yên
  •  

    Tượng thờ bà Thiên Hậu tại Chùa Bà Kuala Lumpur

  •  

    Chùa Bà Thiên Hậu tại Phố Tàu, Los Angeles

  •  

    Tượng thờ Thánh Mẫu

  •  

    Chùa Bà Thiên Hậu tại phường Phú Cường thành phố Thủ Dầu Một,tỉnh Bình Dương, Việt Nam

  •  

    Mộ phần bà Thiên Hậu tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến

  1. ^ Xem chi tiết trong Sài Gòn năm xưa, Nhà xuất bản TP. HCM, 1991, tr. 201-202.
  2. ^ a b c Thiên Hậu Nương Nương.
  3. ^ Sự tích Thiên Hậu. Theo nhà nghiên cứu An Chi, thì "có thể là trong lời kể của nhiều người khác sẽ còn có những chỗ dị đồng khác nữa. Đây không phải là chuyện lạ: khi mà cuộc đời của một nhân vật đã đi vào truyền thuyết, nó có thể có những dị bản".

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thiên Hậu Thánh mẫu.
  • Thiên Hậu Nương Nương, tiếng Hán và tiếng Việt.
  • Historical and social look at Mazu culture including a full list of Mazu titles
  • Biography of Mazu and celebrations of her festival Lưu trữ 2006-02-25 tại Wayback Machine [in Traditional Chinese]
  • 妈祖信仰与海外闽南人的"神缘" Lưu trữ 2012-02-10 tại Wayback Machine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thiên_Hậu_Thánh_mẫu&oldid=68503740”

Video liên quan

Chủ Đề