Thanh toán phi tiền mặt là gì

Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tỷ lệ khách hàng sử dụng thanh toán không tiền mặt đã tăng lên đáng kể. Mặc dù có rất ít nghiên cứu y học và bằng chứng chứng minh việc virus lây lan qua giao dịch tiền mặt, nhưng lo lắng là không thể tránh khỏi và điều đó đã khiến khách hàng tự động không dùng tiền mặt để tránh tiếp xúc. Ra khỏi nhà không mang theo tiền mặt không còn là điều lạ lẫm trong bối cảnh hiện nay.

Thanh toán ko tiền mặt không còn mới, nhưng chỉ mới được các chủ thương dần sử dụng do sự thích ứng chậm từ phía khách hàng. COVID-19 xảy ra quá bất chợt, và bây giờ mọi người đang chạy theo xu hướng thanh toán không tiền mặt này

Nhiều người thường ưu tiên tìm kiếm biển thông báo “Thẻ được chấp nhận tại đây” trước khi bước vào nhà hàng, siêu thị hoặc hiệu thuốc. Giao dịch qua thẻ giúp các giao dịch được thuận tiện và nhanh chóng hơn, tránh được những sai sót không đáng có của con người, nhân cao cơ hội nhận chiết khấu khó cưỡng và điểm tích lũy để đổi lấy số dặm bay hoặc thẻ quà tặng. Xu hướng thanh toán này đã thâm nhập vào ngành Khách sạn. Khách du dịch, đặc biệt là khách quốc tế, họ thường thanh toán tiền phòng và dịch vụ ăn uống bằng hình thức quẹt thẻ, ví điện tử hoặc ứng dụng di động. Điều này có ý nghĩa gì đối với ngành khách sạn? Nó mang lại những thử thách như thế nào và xu hướng thanh toán sắp tới sẽ là gì?

Thanh toán phi tiền mặt là gì?

Cashless – “Phi tiền mặt” hay “không tiền mặt” được hiểu đơn giản là không sử dụng tới tiền mặt. Thanh toán “không tiền mặt” là khi giao dịch được thực hiện bằng thẻ hoặc những phương tiện điện tử, kỹ thuật số, thay vì dùng tiền mặt. Phương thức thanh toán kỹ thuật số này được sử dụng rộng rãi tại các khu vui chơi, lễ hội, hòa nhạc, hội chợ hay trong các chuyến bay… Theo Vietnam Insider, tại Việt Nam, số lượng giao dịch đã tăng vọt 177% trong nửa đầu năm 2020, tăng tương ứng so với cùng kỳ năm 2019. Có rất nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, có thể kể đến như:

1. Thẻ ngân hàng: Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đang là hai hình thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay.

2. Ứng dụng ví điện tử: Trên thị trường có rất nhiều ứng dụng ví điện tử cho khách hàng lựa chọn. Đây là phương thức thanh toán nhanh và tiện dụng. Người dùng có thể gửi, nhận và lưu trữ tiền theo ý muốn. MoMo, Viettel pay, Moca, Airpay, VNPT pay là số ít các ví điện tử đang phổ biến tại thị trường Việt Nam. Chính phủ cũng đang khuyến khích người dân thanh toán các hóa đơn tiện ích như: hóa đơn nước, điện, internet và truyền hình cáp thông qua các ứng dụng ví điện tử.

3. Mã QR – Quick Response: viết tắt của Quick Response [Mã phản hồi nhanh] thường là hình vuông màu đen bao gồm những điểm đen và có thể được đọc bằng các thiết bị thông minh như di động, máy tính bảng và máy tính. Sau khi quét mã QR qua thiết bị, thông tin trong mã sẽ hiển thị và điều hướng khách hàng thanh toán trên một cổng thanh toán nhất định.

Mã QR cũng là một phương thức thanh toán không tiền mặt, cho phép khách hàng thực hiện thanh toán đơn giản qua điện thoại bằng cách quét mã QR

4. Công nghệ NFC – Near Field Communication: là công nghệ kết nối không dây tầm ngắn. Công nghệ này cho phép người dùng thanh toán bằng cách chạm thẻ chip vào máy POS/ thiết bị đầu đọc. Đó có thể là thẻ tín dụng thẻ ghi nợ, vòng đeo tay wristband hoặc đơn giản là một chiếc thẻ cógắn chip sử dụng công nghệ NFC. Hiện nay cũng có những điện thoại tích hợp công nghệ NFC, hỗ trợ liên kết với ví điện tử hoặc thẻ ngân hàng của bạn.

5. Thẻ và phiếu quà tặng: thẻ vật lý hoặc phi vật lý [hay còn được gọi là thẻ quà tặng điện tử, e-voucher] và những phiếu quà tặng thường được sử dụng để tri ân khách hàng và quà tặng dịp sinh nhật.

Ngành khách sạn và xu hướng thanh toán “không tiền mặt”

Tốc độ giao dịch

Không thể phủ nhận tốc độ giao dịch nhanh chóng của những giao dịch thanh toán không tiền mặt. Các khách sạn giờ đây đã cho phép khách hàng nạp tiền vào khóa thẻ từ của họ. Tích hợp với công nghệ NFC, khách hàng có thể tận hưởng kỳ nghỉ của mình mà không phải mang ví đi khắp nơi. Điều này còn giúp khách hàng đỡ mất thời gian chờ đợi và tránh tình trạng xếp hàng chờ đợi quá lâu.

Công nghệ NFC được tích hợp vào đồng hồ thông minh, dây đeo thông minh hay thẻ thông minh, cho phép khách hàng giao dịch nhanh chóng mà không cần mã pin hay ký giấy xác nhận thanh toán

Bảo mật

Giảm tình trạng lừa đảo tiền giả, lỗi do con người, trộm cắp tiền trong nội bộ cũng như người ngoài. Quản lý và kiểm soát hệ thống kế toán cũng trở nên dễ dàng hơn.

Hình ảnh thương hiệu

Thanh toán không tiền mặt cho phép khách sạn hiểu hơn hành vi khách hàng của mình trong thời gian lưu trú. Nhận biết được địa điểm yêu thích của khách hàng trong nội khu khách sạn, hạng mục được chi tiêu nhiều nhất, nhà hàng yêu thích, và hơn thế nữa. Từ những thông tin này, chủ khách sạn có thể lưu trữ lại và phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng của khách hàng không còn là “nhiệm vụ bất khả thi”. Theo sát công nghệ giúp khách sạn định vị thương hiệu nổi bật hơn những thương hiệu khác trong ngành. Nó góp phần xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng, giữ họ trở lại trong kỳ nghỉ tiếp theo.

Thanh toán trở nên dễ dàng, giúp khách hàng được tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn dự định đã đặt ra cho các sản phẩm và dịch vụ phụ thêm như spa, tour du lịch riêng, gói bữa ăn brunch, v..v.. Để khuyến khích khách hàng, một số khách sạn còn đưa ra những chương trình ưu đãi lớn nếu tổng mức chi tiêu mà khách hàng tích lũy được tại thời điểm trả phòng đạt đến một định mức nhất định. Ưu đãi này có thể được quy đổi thành tiền và được khấu trừ ngay vào chi phí lưu trú của họ, hoặc sử dụng cho lần lưu trú tiếp theo.

Những thách thức đối với ngành khách sạn

Bên cạnh hàng loạt lợi thế mà xu hướng thanh toán không tiền mặt đã đem lại, ngành khách sạn cũng gặp phải những thách thức. Dưới đây là một số thách thức đáng chú ý:

Bảo mật

Mặc dù thanh toán không dùng tiền mặt đem lại bảo mật cho khách hàng, nhưng đảm bảo kết nối không bị thâm nhập và ổn định cũng là thách thức đối với các chủ khách sạn. Phương thức thanh toán kỹ thuật số chủ yếu dựa vào kết nối Internet. Vì vậy để đảm bảo hệ thống mạng an toàn và luôn hoạt động, khách sạn phải có chính sách giám sát nghiêm ngặt và bộ phận IT túc trực 24/7.

Giao dịch thanh toán kỹ thuật số đồng nghĩa với việc đảm bảo kết nối Internet ổn định 24/7. Nếu không, giao dịch thất bại vẫn có thể xảy ra

Chi phí cao hơn phát sinh từ phí giao dịch từ thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ

Tùy thuộc vào loại thẻ được cấp mà phí xử lý có thể khác nhau. Nếu bạn sở hữu một chuỗi khách sạn hoặc tập đoàn khách sạn đa quốc gia, bạn có thể được ưu đãi đặc biệt với mức phí thấp, khoảng từ 0%-1%. Ngược lại, bạn sẽ phải trả mức phí bình thường không ưu đãi cho các giao dịch từ khách của mình.

Cập nhật kiến thức về giao dịch kỹ thuật số

Với tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay, các hình thức thanh toán kỹ thuật số mới được ra đời mỗi ngày và cập nhật liên tục. Phải đồng bộ hóa dữ liệu với các phiên bản cập nhật hiện hành cũng như những công nghệ mới nhất, để tránh những rủi ro và gian lận mà bạn khó có thể lường trước được từ những giao dịch thanh toán kỹ thuật số cho khách hàng và cả khách sạn của mình.

Khách hàng từ chối thanh toán “không tiền mặt”

Nỗi sợ về việc bội chi khi bạn không thể “thấy” và cảm nhận được tiền đang đi ra từ hầu bao của mình, sẽ ngăn khách hàng tiếp tục sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt.

Xu hướng thanh toán “không tiền mặt” đang được chấp nhận nhiều hơn trong những năm gần đây do đại dịch COVID-19. Mọi người sẵn sàng thay đổi mà không hề do dự và tỷ lệ thích nghi với thay đổi của họ cao một cách đáng kinh ngạc. Nếu trung bình phải mất 10 năm để những thế hệ cũ quen thuộc với các giao dịch kỹ thuật số, thì COVID-19 đã giảm thiểu thời gian đó xuống 5 lần. Chỉ trong vòng 2 năm, thanh toán “không tiền mặt” đã được sử dụng phổ biến ngay trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ ngành khách sạn đang trải nghiệm xu hướng này, mà nó còn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khác trên toàn cầu.

Hiện nay khách hàng còn đang mong đợi ngành khách sạn chúng ta tiếp tục phát triển và ứng dụng xu hướng trải nghiệm không tiếp xúc mới. Nhân viên lễ tân có thể được thay thế bằng quy trình tự check-in và check-out qua điện thoại hoặc máy tính bảng, yêu cầu dọn phòng và dịch vụ phòng được gửi đi thông qua ứng dụng của khách sạn, các nhà hàng tự phục vụ cũng sẽ nhận đơn thông qua máy tính bảng được tích hợp sẵn ở bàn khách. Đây không phải là phim viễn tưởng, mà là thực tế. Thời gian đã điểm, và nếu bạn chưa theo kịp xu hướng thanh toán “không tiền mặt” này, bạn đang bỏ lỡ cơ hội của bản thân. Bạn có biết về xu hướng thanh toán này không? Nếu có, bạn đã áp dụng cho khách sạn của mình chưa? Và còn những trải nghiệm không tiếp xúc thì thế nào? Bạn đã lên kế hoạch cụ thể chưa? Hãy chia sẻ với chúng tôi ở mục bình luận bên dưới nhé!

Trong tuần này, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến về Xu hướng thanh toán. Đăng ký ngay để tham gia buổi hội thảo với số lượng đăng ký có hạn. Bạn có thể xem thêm các thông tin chi tiết tại @Hội thảo trực tuyến: Xu hướng thanh toán trong ngành Khách sạn. Hẹn gặp các bạn ở buổi hội thảo!

Video liên quan

Chủ Đề