Thanh tra quản lý thuốc

Thông báo kết luận thanh tra việc sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệnh

27/01/2022

Xem cỡ chữ:

In trang Gửi tới bạn

Ngày 27/01/2022, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo kết luận thanh tra việc sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệnh.

Toàn văn Thông báo Kết luận có tại bản đính kèm:

Tài liệu đính kèm:

  • 154.PDF

Ngày 12/8, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có Công văn số 7777/QLD-CL gửi Sở Y tế Hà Nội về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng, chống thuốc giả.

Theo đó, Cục Quản lý dược đề nghị, Sở Y tế thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch và phối hợp với cơ quan Công an, quản lý thị trường, hải quan, Ban Chỉ đạo 389 thành phố..., tiến hành đợt cao điểm thanh tra, kiểm tra chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn.

Cục Quản lý dược đề nghị, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng (như: Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Công an Hà Nội...) xác minh nguồn gốc xuất xứ của các lô thuốc không có giấy tờ tại kho thuốc bất hợp pháp tại căn hộ chung cư cao cấp (tầng 18 Tòa nhà Hanoi Center Point, 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội); hoạt động kinh doanh không có Giấy chứng nhận kinh doanh của kho thuốc trong vụ việc nêu trên; đồng thời, tiến hành xử phạt hành vi vi phạm theo quy định.

Bên cạnh đó, để tiếp tục tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng, đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn và sức khỏe cho người bệnh, Cục Quản lý dược đề nghị, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng, chống thuốc giả.

Cụ thể, Cục Quản lý dược đề nghị, Sở Y tế thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ, thuốc hết hạn sử dụng.

Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan chức năng như: Cơ quan Công an, quản lý thị trường, hải quan, Ban Chỉ đạo 389 thành phố... tiến hành cao điểm thanh tra, kiểm tra đấu tranh phòng, chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm Hà Nội tăng cường lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn đối với các thuốc có nguy cơ vi phạm chất lượng; báo cáo kịp thời các vụ việc phát hiện tới Sở Y tế và cơ quan chức năng liên quan.

Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, Cục Quản lý dược cũng đề nghị, Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố tăng cường công tác truyền thông, phổ biến cho các cơ sở kinh doanh việc triển khai đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành tốt trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định. Thực hiện hệ thống quản lý để đảm bảo xác định được nguồn gốc lô thuốc, xác định được cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu, cơ sở kinh doanh, sử dụng trong chuỗi cung ứng thuốc.

“Các cơ sở kinh doanh thuốc chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng phạm vi đã được cấp phép. Chỉ kinh doanh, phân phối, sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và được cung cấp từ các cơ sở kinh doanh dược có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Nghiêm cấm hành vi kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu. Đối với người sử dụng thuốc chỉ mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp; không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan”, Cục Quản lý dược lưu ý.

Hà Khanh

     Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và nhu cầu sử dụng thuốc điều trị COVID-19 (thuốc kháng virus như Molnupiravir, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19) tăng cao dẫn đến các nguy cơ: Đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, bán thuốc không đúng quy định, rao bán thuốc trên các nền tảng mạng xã hội.                Ngày 01/3/2022, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 976/BYT-QLD gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý đối với việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc cho nhu cầu điều trị COVID-19; đảm bảo chất lượng thuốc với giá thành hợp lý và tuân thủ quy định của pháp luật trong kinh doanh thuốc; Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo quyết liệt các nội dung sau:
      Tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Y tế về mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19; lấy mẫu kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng thuốc; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 tại các cơ sở kinh doanh dược theo nội dung tại Công văn số 976/BYTQLD ngày 01/3/2022 của Bộ Y tế;
        Chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố như Ban chỉ đạo 389, Quản lý thị trường, Công an tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng khác tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong sản xuất, kinh doanh thuốc điều trị COVID-19, các hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 tại các địa điểm kinh doanh không được cấp phép theo quy định hoặc trên các nền tảng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, các hoạt động mua, bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ;
         Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong mua, bán thuốc nói chung và thuốc điều trị COVID-19 nói chung; niêm yết giá và bán theo đúng giá thuốc đã niêm yết, kê khai; hướng dẫn đầy đủ cho người dân về 
sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn; thực hiện đầy đủ các yêu cầu thực hành tốt thuốc trong kinh doanh dược (GSP, GDP, GPP) và các quy định khác trong kinh doanh dược;
          Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Công điện này; tổ chức thanh tra, kiểm tra để phát hiện sớm các tổ chức, cá nhân vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chi tiết xem tại đây

Việt Nga