Thấp dịch là gì

Hormon hCG được tiết ra từ tế bào nhau thai, giúp theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nếu kết quả xét nghiệm ghi nhận chỉ số hCG thấp có ý nghĩa gì? Chỉ số hCG thấp có nguy hiểm không?

Hormone hCG là gì? 

hCG [Human Chorionic Gonadotropin] được gọi là hormone thai kỳ vì được hình thành từ các tế bào nhau thai. Hormone hCG có chức năng nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh và gắn vào thành tử cung để làm tổ. Sự xuất hiện của hCG cũng báo hiệu cho cơ thể người mẹ tạm ngưng chu kỳ kinh nguyệt [rụng trứng] để bảo vệ thai nhi.

Trong quá trình mang thai, hCG kích thích các hormone sinh dục hình thành giới tính thai nhi, đảm bảo sự hỗ trợ hệ miễn dịch giữa cơ thể mẹ và bé. Do đó, việc xét nghiệm hCG giúp chị em biết được mình có thai hay chưa. [1]

Vì sao chỉ số hCG thấp?

Ở phụ nữ mang thai, chỉ số hCG thay đổi đáng kể sau mỗi tuần thai. Sau khi thụ thai, nồng độ hCG thường tăng gấp đôi sau mỗi 72 giờ. Mức độ hCG sẽ đạt đỉnh điểm vào giai đoạn 8-11 tuần đầu của thai kỳ, sau đó bắt đầu giảm dần và chững lại trong thời gian còn lại của thai kỳ. Dưới đây là bảng chỉ số hCG trung bình theo từng giai đoạn thai kỳ. Hormone hCG được đo bằng đơn vị mili-quốc tế trên mililit [mIU/mL], tuổi thai được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. [2]

Tuần thaiNồng độ hCGTuần thaiNồng độ hCG36 – 70 mIU/mL1047,000 – 190,000 mIU/mL410 – 750 mIU/mL1228,000 – 210,000 mIU/mL5200 – 7,100 mIU/mL1414,000 – 63,000 mIU/mL6160 – 32,000 mIU/mL1512,000 – 71,000 mIU/mL73,700 – 160,000 mIU/mL169,000 – 56,000 mIU/mL832,000 – 150,000 IU/L16 – 291,400 – 53,000 IUL964,000 – 150,000 IU/L29 – 41940 – 60,000 IU/L

Vì sao chỉ số hCG thấp khi đã có thai?

Ở một số trường hợp, lúc đầu thai phụ xét nghiệm có mức hCG thấp so với các mẹ bầu khác. Tuy nhiên, 2 – 3 ngày sau đó chỉ số hCG mới tăng lên. Khi gặp tình huống này, chị em không quá lo lắng cho rằng thai nhi đang có vấn đề! Hãy bình tĩnh theo hướng dẫn của bác sĩ sản phụ khoa, bác sĩ hỗ trợ sinh sản [IVF].

Thông thường, khi nhận thấy kết quả xét nghiệm của thai phụ có chỉ số hCG thấp, bác sĩ chưa đủ cơ sở để đưa ra ngay kết luận mà tiếp tục xét nghiệm nồng độ hCG sau mỗi 2 – 3 ngày để so sánh. Thực chất, nồng độ hCG cao hay thấp trong vài ngày không quan trọng bằng mức hCG tăng giảm theo từng giai đoạn thai kỳ. Đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ có mức hCG thấp lúc đầu nhưng thai nhi vẫn khỏe mạnh sau đó.

Chỉ số hCG thấp thể hiện điều gì?

Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu là 2 cách thông dụng để kiểm tra chỉ số hCG để ghi nhận một phụ nữ có đang mang thai hay không. Với phương pháp xét nghiệm máu đo nồng độ hCG thường được khuyến nghị vào ngày thứ 11 sau khi thụ thai; còn phương pháp xét nghiệm nước tiểu nên thực hiện vào ngày 12 – 14 sau thụ thai.

Việc xét nghiệm máu sẽ chính xác hơn xét nghiệm nước tiểu. Trong xét nghiệm máu có dạng xét nghiệm định tính nhằm phát hiện xem cơ thể mẹ có hCG trong máu hay không, còn xét nghiệm định lượng [hoặc beta] nhằm đo lượng hCG trong máu. [3]

Khi có kết quả xét nghiệm, nếu chỉ số hCG ở mức:

  • Dưới 5 mIU/mL: chưa mang thai
  • Từ 6 đến 24 mIU/mL: được coi là vùng màu xám, cần kiểm tra lại để xem nồng độ hCG có tăng lên hay không, mới có thể xác định mang thai.
  • Trên 25 mIU/mL: mang thai

Chỉ số hCG cao là dấu hiệu đặc trưng ở phụ nữ có thai, nghĩa là chỉ số hCG thấp là chưa có thai; hoặc đã có thai nhưng có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm, hoặc đôi khi kết quả xét nghiệm chưa chính xác, chưa đủ kết luận tình trạng sức khỏe cho thai phụ.

Chỉ số hCG thấp có nguy hiểm không?

Thai phụ có mức hCG thấp thường rơi vào một số nguy cơ sau:

1. Tính sai tuổi thai

Tuổi thai được tính từ ngày kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối trước khi mang thai. Lúc này, trứng chưa xảy ra hiện tượng thụ tinh. Chính vì lý do này nên tuổi thai khác với tuổi phôi. Tuổi thai được tính toán sẽ lớn hơn tuổi thật sự của phôi thụ tinh khoảng 2 hai tuần [với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và 28 ngày]. Ví dụ, nếu thai phụ được dự đoán mang thai 6 tuần thì thời điểm thụ tinh, phôi thai hình thành chỉ mới được 4 tuần. Cách tính này chung của thế giới, chứ không riêng Việt Nam.

Với những thai phụ trước đó có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ rõ ngày đầu của kỳ kinh cuối thì dễ tính sai tuổi thai. Nếu tính tuổi thai không chính xác, kết quả xét nghiệm hCG có thể thấp hoặc cao hơn với cách tính tuổi thai của mẹ.

Bác sĩ có thể xác định được tuổi thai chính xác bằng siêu âm. Do đó, ngay khi có dấu hiệu mang thai, thai phụ cần siêu âm sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ thì độ chính xác càng cao. Nếu siêu âm khi thai đã qua 3 tháng thì việc sai số trong chẩn đoán tuổi thai có thể chênh lệch tới 10 ngày, còn 3 tháng cuối mới đi siêu âm thì tuổi thai có thể lệch tới 20 ngày.

2. Sảy thai

Sảy thai thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm ghi nhận nồng độ hCG thấp là một trong những biểu hiện của sảy thai hoặc sắp sảy thai. Hormon hCG được tiết từ nhau thai nên khi thai không phát triển thì nồng độ hCG sẽ giảm.

Những dấu hiệu sảy thai thường gặp như chảy máu âm đạo,  sốt, ớn lạnh, mệt lả, vã mồ hôi, đau trằn bụng dưới hoặc đau âm ỉ ở vùng hạ vị, không còn tình trạng ốm nghén… Sau sảy thai, nồng độ hCG trong cơ thể mẹ bắt đầu trở về mức bình thường, đến tuần thứ 4-6 sau sảy thai, nồng độ hCG trở về như lúc chưa mang thai

Chủ Đề