Thế nào là tế bào nhân sơ

  1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

- 1665: Rôbớc Húc là người đầu tiên mô tả tế bào khi ông sử dụng kính hiển vi để quan sát lát mỏng của cây bấc. Vài năm sau, nhà tự nhiên học người Hà Lan Antonie Van Lơvenhuc đã quan sát các tế bào sống đầu tiên.
- 1838, Matias Slâyđen khi nghiên cứu các mô thực vật đã đưa ra Học thuyết về tế bào: tất cả các cơ thể thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- 1839, Têôđo Sơvan cũng cho rằng tất cả các cơ thể động vật được xây dựng từ tế bào.

Tế bào rất đa dạng, dựa vào cấu trúc người ta chia chúng thành hai nhóm: Tế bào nhân sơ [Prokaryote] và tế bào nhân thực [Eukaryote].

Tất cả các tế bào đều có ba thành phần cấu trúc cơ bản:
- Màng sinh chất bao quanh tế bào: Có nhiều chức năng, như màng chắn, vận chuyển, thẩm thấu, thụ cảm
- Tế bào chất: là chất keo lỏng hoặc keo đặc [bán lỏng] có thành phần là nước, các hợp chất vô cơ và hữu cơ
- Nhân hoặc vùng nhân: Chứa vật chất di truyền.

III. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ

- So với tế bào nhân thực, thì tế bào vi khuẩn có kích thước 1- 5mm, bằng 1/10 tế bào nhân thực, tức S/V lớn " Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường, sinh sản một cách nhanh chóng.
- Không có các bào quan có màng bao bọc.
1. Lông roi, vỏ nhầy, thành tế bào, MSC

- Cấu tạo: bản chất là protein .

- Chức năng lông:
+ Như thụ thể: tiếp nhận các virut.

+ Tiếp hợp: trao đổi plasmit giữa các tế bào nhân sơ.

+ Bám vào bề mặt tế bào: Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.

- Chức năng Roi giúp VK di chuyển.

- Cấu tạo: Có bản chất là polysaccarit.
- Chức năng: + Giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh
+ Cung cấp dinh dưỡng khi gặp điều kiện bất lợi.

- Cấu tạo: peptidoglican

- Chức năng:
+ Giữ cho vi khuẩn có hình dạng ổn định.
+ Bảo vệ, duy trì áp suất nội bào.
+ Dựa vào cấu tạo thành tế bào chia vi khuẩn ra làm hai loại đề xuất các biện pháp chữa bệnh.

Đặc điểm

Gram

G+

G-

Thành tế bào

Dày, nhiều lớp

Mỏng, ít lớp

Acit teichoic

Không

Lớp lipopolysaccarit

Không

Mẫn cảm với lysozym

Ít

Bắt màu thuốc nhuộm Gram

Tím

Đỏ

- Cấu tạo: Từ lớp kép photpholipit có 2 đầu kị nước quay vào nhau và các protein.

- Chức năng: + Bảo vệ tế bào, kiểm soát sự vận chuyển các chất ra vào tế bào.
+ Mang nhiều enzym tham gia tổng hợp ATP, lipit.

+ Tham gia phân bào.

*Bào tương: Là một dạng chất keo bán lỏng, chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau.

*Các hạt:
- Riboxom: cấu tạo từ protein, rARN và không có màng bao bọc. Là nơi tổng hợp nên các loại protein của tế bào. Riboxom của vi khuẩn [30S+ 50S] nhỏ hơn riboxom của tế bào nhân thực [40S+ 60S].
- Các hạt dự trữ: Giọt mỡ [Lipit] và tinh bột.

*Mesoxom:

- Cấu trúc:

Chủ yếu có ở Gram dương, do MSC xâm nhập, đâm sâu vào tế bào chất.

- Chức năng:

+ Gắn với ADN và có chức năng trong quá trình sao chép ADN và quá trình phân bào.

+ Quang hợp hoặc hô hấp ở một số vi khuẩn quang hợp hoặc có hoạt tính hô hấp cao.

- Không có hệ thống nội màng không có các bào quan có màng bao bọc; khung tế bào;

  1. Vùng nhân
    - Không có màng nhân, nhưng đã có bộ máy di truyền là một phân tử ADN vòng và thường không kết hợp với protein histon.
    Ngoài ra, một số vi khuẩn còn có ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit.

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1.Ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp gram đối với các chủng vi khuẩn.

Phương pháp nhuộm Gram phân lập Vi khuẩn thành 2 nhóm lớn:

- VK Gram dương: thành tế bào dày, bắt màu tím.

- VK Gram âm: thành tế bào mỏng, bắt màu đỏ.

Từ những đặc điểm của 2 lnhoms vi khuẩn mà có thể nhận biết và sử dụng các thuốc kháng sinh đặc hiệu cho từng loại, ngăn ngừa sự bùng phát của chúng, bảo vệ sức khỏe con người và sinh vật khác.

Câu 2.Plasmitlà gì? Plasmit cóvaitrò gì đối với vi khuẩn.

Ở vi khuẩn, ngoài ADN vùng nhân còn có các ADN vòng nhỏ gọi là Plasmit.

Các plasmid không phải là yếu tố nhất thiết phải có đối với sự sống tế bào, nhưng khi có mặt, chúng đem lại cho tế bào nhiều đặc tính chọn lọc quý giá như có thêm khả năng phân giải một số hợp chất, chống chịu với nhiệt độ bất lợi, chống chịu với các kháng sinh

Câu 3.Thuốckhángsinh là gì? Nêu các tác động của thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh[Trụ sinh]là những chất có khả năng tiêu diệtvi khuẩnhay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.

Thuốc kháng sinhcó tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độphân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trongquá trình phát triển của vi khuẩn. Từ đó tiêu diệtvi khuẩnhay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Cụ thể:

+ Ức chế quá trình tổng hợpvách của vi khuẩn[vỏ] của vi khuẩn.

+ Ức chế chức năng củamàng tế bào.

+ Ức chế quá trình sinh tổng hợpprotein.

+ Ức chế quá trình tổng hợpacid nucleic.

Câu 4.Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?

Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen. Tức là vi khuẩn tự nhiên có những gen kháng thuốc trong tế bào. Nhờ có gen kháng thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Và nhờ đó mà chúng có thể tồn tại và tiếp tục gây bệnh.

Vi khuẩn có được gen kháng thuốc là do 3 nguyên nhân:

+ Đột biến gen.

+ Lai tạo gen giữa các dòng vi khuẩn.

+ Hiện tượng chuyển gen giữa các dòng vi khuẩn.

Video liên quan

Chủ Đề