Theo em bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta được thể hiện như thế nào GDCD 11

Trả lời:

Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất, mang bản chất giai cấp công nhân

  • Giai cấp công nhân là giai cấp của công đảo quần chúng nhân dân lao động.
  • Giai cấp đi đầu trong việc đấu tranh, xây dựng một xã hộ mới xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Chỉ có mang bản chất giai cấp công nhân thì chính quyền mới thực sự thuộc về nhân dân.

Thứ hai, có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

  • Công hữu tức là mọi của cải trong xã hội đều nhằm phục vụ lợi ích nhu cầu của quần chúng nhân dân.
  • Công hữu về tư liệu sản xuất là điều kiện quan trọng để nhân dân làm chủ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Thứ ba, lấy hệ tư tưởng Mác – Lê Nin làm nền tảng tinh thần của xã hội.

  • Đây là hệ tư tưởng khoa học, đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
  • Việt Nam đang lực chọn hệ tư tưởng này là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn về nó đã được chứng minh bằng lịch sử và cả trong thời đại xây dựng đất nước hôm nay.

Thứ tư, là nền dân chủ của nhân dân lao động

  • Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân chỉ thực sự làm chủ khi họ được bảo đảm về mọi quyền lợi. Đây là các điều mà ở các xã hội khác không có được.

Cuối tùng, dân chủ gắn với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

  • Đây là nhằm bảo vệ quyền dân chủ cho mọi công dân. Cần trừng trị, ngăn chặn những hành vi đi ngược với lợi ích quần chúng lao động. Từ đó giúp mỗi cá nhân từ hoàn thiện chính bản thân mình.

Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Trả lời:

Những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế

  • Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần
  • Quyền tự do kinh doanh buôn bán
  • Quyền sử dụng những tư liệu sản xuất chung của xã hội.

Dân chủ trong lĩnh vực chính trị

Quyền ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước

  • Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
  • Quyền kiến nghị, biểu quyết với cơ quan nhà nước
  • Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa

  • Quyền tham gia vào đời sống văn hóa
  • Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa
  • Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

Dân chủ trong lĩnh vực xã hội

  • Quyền lao động, bình đẳng nam nữ
  • Quyền được hưởng an toàn, bảo hiểm XH
  • Quyền được bảo vệ về vật chất bà tinh thần khi không còn khả năng lao động.
  • Quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cống hiến trong xã hội.

Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn với nhau không? Tại sao?

Trả lời:

Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật không có sự mâu thuẫn với nhau.

Bởi vì: Dân chủ, tự do, pháp luật đều là những nhận tố để tạo nên sự an toàn, ổn định và phát triển cho một xã hội.

Dân chủ là nhân dân có quyền tự do sinh hoạt, buôn bán học tập theo sở thích và khả năng của mình…

Dân chủ là dân có quyền, tuy nhiên không phải dân muốn làm gì cũng được. Những việc làm và hành động của nhân dân phải đúng với pháp luật quy định, không trái với pháp luật.

Tất cả quyền dân chủ được ghi rõ trong hiến pháp và pháp luật được soạn thảo do toàn dân thông qua quốc hội do dân bầu đó là dân chủ tập trung…

Trả lời:

Trả lời:

Những hành vi thể hiện dân chủ:

  • Công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được đi bầu cử.
  • Trưng cầu ý kiến của dân trước khi ban hành, sửa đổi một bộ luật mới.
  • Nhân dân được tư do sinh sống, kinh doanh, học tập trong phạm vi cho phép của pháp luật.
  • Các cán bộ tự phê bình trước nhân dân khi mắc khiết điểm.
  • Công khai minh bạch các khoản chi thu trong quý, năm….

Những hành vi thể hiện không dân chủ:

  • Nhờ người bỏ phiếu bầu cử thay
  • Ban hành các chính sách, chủ trương nhằm phục vụ lợi ích cho cán bộ.
  • Thời phong kiến, mọi quyền lực thuộc về vua, dân không có tiếng nói…

Để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ, bản thân em sẽ:

  • Thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, tôn trọng quyền dân chủ của người khác.
  • Luôn lắng nghe ý kiến đồng thời bày tỏ ý kiến trong những cuộc thảo luận
  • Chấp hành tốt nội quy kỷ luật của Nhà trường
  • Thực hiện tốt nếp sống văn hoá nơi công cộng
  • Đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực, thói tự do vô kỷ luật, vi phạm quyền dân chủ của người khác.
  • Tham gia vào quyền sáng tác nghệ thuật nếu có thể,…
  • Không được có thái độ khiếm nhã, không tôn trọng đối với người khác 

Nội dung cơ bản của quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực văn hóa:

  • Quyền tham gia vào đời sống văn hóa
  • Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa
  • Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

Ví dụ:

  • Cuối tuần, bà Tám đều tham gia câu lạc bộ hát chèo ở thị xã.
  • Sau hơn một năm nghiên cứu, tìm toi, anh An đã chế tạo thành công máy cắt cỏ tiện lợi.

Trả lời:

Nền dân chủ của nước ta có được ngày hôm nay, là nhờ vào quá trình phát triển và từng bước hoàn thiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chính trị.

Theo em biết, nôi dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực chính trị là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

Điều này được thể hiện cụ thể:

  • Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội.
  • Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và địa phương.
  • Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
  • Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
  • Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân…
  • Cùng với các quyền được hưởng, công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vê an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Dựa vào kiến thức đã học để phân tích và chứng minh: “Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể”?

Trả lời:

Để chứng minh và phân tích được câu nói cần phải hiểu rõ được dân chủ và kỉ luật.

  • Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định.
  • Kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách nhằm tạo ra sự tự chủ, phục tùng.

Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể.

  • Dân chủ có tác dụng tạo cơ hội, điều kiện để mỗi người đóng góp ý kiến thể hiện quan điểm của mình về các công việc chung.

Ví dụ: Để xây dựng kế hoạch chào mừng 20/11 sắp tới, lớp 11A đã tổ chức sinh hoạt lớp để các thành viên đóng góp ý kiến. Kết quả, lớp 11A là lớp đứng top đầu những lớp hoàn thành tốt phong trào chào mừng 20/11.

  • Kỉ luật có tác dụng đảm bảo cho mỗi người có ý thức tôn trọng tập thể. Đồng thời đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả trong tập thể.

Ví dụ: Mỗi tổ đến lịch phân công đều phải làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Hoặc là chấp hành những quy định của trường lớp….

Liên hệ với bản thân:

  • Tích cực, nhiệt tình đóng góp ý kiến xây dựng các phong trào thi đua của lớp, trường.
  • Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 9: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 11

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 11

Trả lời:

   – Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước ra đời khi xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và xã hội phân có sự mâu thẫn giai cấp không thể điều hòa được.

   – Khi đó nhà nước xuất hiện nhằm điều hòa mâu thuẫn trong xã hội có giai cấp.

Trả lời:

   – Nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị vì:

      + Chỉ có giai cấp thống trị về kinh tế mới đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước.

      + Giai cấp nào thống trị về kinh tế sẽ trở thành giai cấp thống trị về chính trị và tư tưởng, bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo.

      + Để bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của mình, giai cấp thống trị sử dụng những lực lượng đặc biệt đó là bộ máy quân đội, cảnh sát đàn áp sự phản kháng của các giai cấp bị thống trị.

   – Ví dụ: Nhà nước ban hành Hiến pháp và pháp luật mang tính bắt buộc, được nhà nước bảo đảm thực hiện, ai làm trái sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

Trả lời:

   – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

   – Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sau sắc vì:

      + Nhà nước ta lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

      + Do nhân dân lập nên thông qua tổng tuyển cử toàn dân, dưới sự kiểm soát của nhân dân, mọi quyền lực nhà nước có được đều do nhân dân ủy quyền.

      + Mọi chủ trương, chính sách của nhà ước đều thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

      + Trong tổ chức và hoạt động của nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ; có sự thống nhất hữu cơ giữa chức năng giai cấp và chức năng xã hội.

Trả lời:

   – Các chức năng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

      + Chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Nhà nước ta sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại, bạo loạn, xâm hại đến nền an ninh quốc gia, đến sự ổn định chính trị trong nước, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta

      + Chức năng tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

   – Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

   – Tổ chức xây dựng và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học.

   – Tổ chức xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội.

   Xây dựng hệ thống pháp luật để đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

   – Hai chức năng trên có mối quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau, trong đó có chức năng tổ chức và xây dựng là căn bản nhất, giữ vai trò quyết định.

   – Bởi vì, với nhà nức xã hội chủ nghĩa, chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội “mới chỉ là những công việc quét dọn trước khi xây dựng, chứ chưa phảo là đích thân việc xây dựng” như Lê-nin đã khẳng định.

Trả lời:

   – Hệ thống chính trị là tập hợp các thiết chế chính trị, bao gồm nhà nước, các đảng phải chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội có quan hệ gắn bó hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thực hiện quyền chính trị của giai cấp cầm quyền.

   – Là một yếu tố cấu thành hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những vai trò sau:

      + Một, thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; thể chế hóa và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

      + Hai, tổ chức xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.

      + Ba, là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò của mình đối với toàn xã hội

      + Bốn, là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

Trả lời:

   – Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

   – Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

   – Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

   – Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Trả lời:

    – Người dân được hưởng quyền bình đẳng trong xã hội, quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, quyền bầu cử, ứng cử, quyền và nghĩa vụ học tập, lao động cống hiến cho xã hội.

    – Người dân được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách xã hội của nhà nước về văn hóa, y tế, giáo dục.

    – Nhà nước đều tiến hành trưng cầu dân ý về các vấn đề của đất nước để mỗi người dân đều được đóng góp ý kiến nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trả lời:

   – Thực hiện bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp bằng việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi ứng viên công tác và cư trú.

   – Cải cách các thủ tục hành chính nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và chi phí đi lại nhiều lần gây tốn kém cho nhân nhân.

   – Địa phương có các nhà văn hóa làm không gian sinh hoạt chung cho người dân.

   – Chính quyền địa phương quan tâm đến các gia đình chính sách, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn.

Trả lời:

   – Tham gia tích cực các hoạt động tập thể ở địa phương như: sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; thể dục thể thao, hoạt động từ thiện…

   – Tham gia tuyên truyền việc thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

   – Tham gia bầu cử HĐND các cấp khi đủ tuổi.

Video liên quan

Chủ Đề