Thịt bò mua về có cần rửa không

Trứng

Việc rửa trứng trước khi chế biến hay bảo quản trong tủ lạnh là việc làm hoàn toàn không cần thiết. Lý do là bởi trên bề mặt trứng có chứa một lớp màng phủ tự nhiên, giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập qua những lỗ li ti trên lớp vỏ để vào bên trong.

Do đó, việc chúng ta rửa trứng bằng nước vô tình phá hủy lớp bảo vệ này và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, với các loại trứng được sản xuất theo quy mô công nghiệp, trước khi đến tay người dùng đều đã được trải qua công đoạn làm sạch và tái phủ một lớp màng bảo vệ nhân tạo. Chính vì vậy, việc các bà nội trợ rửa lại thêm một lần nữa loại trứng này là điều không nên.

Thịt bò mua về có cần rửa không

Thịt gà

Trên thịt gà sống có rất nhiều loại vi khuẩn gây hại với sức khỏe con người. Trong số đó, nguy hiểm nhất chính là salmonella. Việc chúng ta rửa thịt gà trước khi chế biến trên thực tế không có công dụng làm sạch đối với hầu hết các loại vi khuẩn này bởi chúng có độ bám rất chặt.

Bên cạnh đó, một phần nhỏ lượng vi khuẩn khác bị rửa trôi theo dòng nước lại có thể phát tán ra quanh bồn rửa và phòng bếp, gây nên mối nguy hiểm tiềm tàng về sức khỏe cho cả gia đình. Theo chuyên gia, việc nấu chín thịt gà là biện pháp cần thiết duy nhất để tiêu diệt hết các tác nhân gây hại.

Cũng theo tiết lộ của các đầu bếp danh tiếng trên thế giới, để món gà vừa an toàn lại vừa ngon miệng, trước khi chế biến bất kỳ món ăn gì, hãy cho thịt gà vào nồi nước lạnh, đun đến khi nước sôi rồi vớt ra, thay vì việc rửa sạch thịt gà.

Thịt bò mua về có cần rửa không

Thị bò, thịt heo, thịt cừu…

Cũng giống như thịt gà, việc rửa các loại thịt khác như thịt bò, thịt heo, thịt cừu… trước khi chế biến hầu như không hề có ý nghĩa trong đảm bảo an toàn thực phẩm, mà còn khiến mầm bệnh bị phát tán và gây nên hiện tượng xâm nhiễm chéo đến các loại thức ăn khác.

Cách tốt nhất để sơ chế thịt chính là ngâm chúng vào một bát nước muối loãng, đặt vào trong tủ lạnh khoảng 10-15 phút, sau đó lấy ra dùng khăn hoặc giấy thấm sạch bề mặt thịt. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, người nội trợ cũng cần rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm ngay sau đó.

Thịt bò mua về có cần rửa không

Mỳ Ý

Các loại mỳ Ý trước khi đóng gói đã được trải qua khâu làm sạch hết sức nghiêm ngặt. Chính vì vậy, việc rửa loại thực phẩm này trước khi nấu là điều hoàn toàn không cần thiết. Thêm vào đó, các chuyên gia ẩm thực còn cho rằng, khi rửa qua nước, mỳ Ý sẽ mất đi lớp tinh bột trên bề mặt vốn có tác dụng giúp chúng hấp thụ các loại sauce tốt hơn. Từ đó khiến món ăn thành phẩm kém đi phần ngon miệng.

Thịt bò mua về có cần rửa không

Nấm

Nhiều người kĩ tính thường rửa nấm rất lâu và thậm chí còn ngâm chúng trong nước trước khi chế biến. Tuy nhiên, trên thực tế, nấm có khả năng hút nước rất mạnh. Do đó, cách rửa trên sẽ khiến chúng bị trương và mất đi độ mềm vốn có, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng món ăn.

Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên xả qua nấm dưới vòi nước chảy, rồi nhanh chóng dùng khăn hoặc giấy thấm khô, sau đó cho vào nồi càng nhanh càng tốt.

Thịt bò mua về có cần rửa không

Minh Nhật

Theo Brightside

Thịt bò mua về có cần rửa không

Những loại vi khuẩn nào gây ngộ độc thực phẩm liên quan đến thịt bò?

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) có thể sống trong đường tiêu hóa (ruột) của động vật, thịt bò có thể bị nhiễm khuẩn này tại các lò mổ. E.coli O157: H7 là một chủng hiếm, nó tạo ra một lượng lớn độc tố mạnh gây ra hại nghiêm trọng đến các lớp niêm mạc ruột. Bệnh này được gọi là xuất huyết đại tràng và triệu chứng là tiêu chảy ra máu. Thông qua việc nấu chín thức ăn, chúng ta có thể dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn E. coli O157: H7.

Vi khuẩn Salmonella có thể được tìm thấy trong đường ruột của gia súc, gia cầm, chó, mèo, và động vật máu nóng khác. Có khoảng 2.000 loài vi khuẩn Salmonella. Việc đông lạnh thực phẩm không thể tiêu diệt vi khuẩn này, nhưng việc nấu chín thức ăn có thể giúp loại bỏ chúng. Salmonella không xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương, vết trầy trên da… Việc lây nhiễm chéo có thể xảy ra nếu thịt sống hoặc nước thịt sống tiếp xúc với thực phẩm đã nấu chín hoặc các loại thực phẩm được ăn sống, chẳng hạn như salad.

Tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus có thể tồn tại trên bàn tay con người, mũi, hoặc cổ họng. Hầu hết các ngộ độc thực phẩm là do lây nhiễm khuẩn từ việc xử lý thực phẩm, dẫn đến quá trình sản sinh độc tố chịu nhiệt (stable heat toxin) trong thực phẩm. Do đó, bạn nên xử lý và chế biến thực phẩm đúng cách và việc giữ lạnh thực phẩm giúp ngăn chặn ngộ độc do khuẩn tụ cầu gây ra.

Trực khuẩn Listeria có thể bị loại bỏ bằng việc nấu chín, nhưng thức ăn nấu chín có thể tái nhiễm khuẩn bởi quá trình xử lý và vệ sinh kém. Cơ quan Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) giám sát nghiêm ngặt việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Listeria monocytogenes trong quá trình nấu chín và các sản phẩm ăn liền như Beef Franks hoặc Lunchmeat. Bạn nên đọc kỹ các thông tin như “ thực phẩm cần giữ lạnh” và “ngày hết hạn” của sản phẩm trên nhãn.

Rửa thịt bò

Bạn không cần thiết rửa thịt bò sống trước khi nấu, vì vi khuẩn sẽ được loại bỏ trong quá trình nấu chín thức ăn.

Làm thế nào để xử lý thịt bò an toàn?

a. Với thịt bò tươi: Bạn chỉ nên lấy thịt bò trước khi tính tiền. Đặt gói thịt bò sống trong các túi nhựa dùng một lần, không để nước thịt bò chảy ra ngoài, làm lây nhiễm với thực phẩm đã nấu chín. Thịt bò là thực phẩm dễ bị hỏng, bạn nên giữ lạnh thịt trong quá trình vận chuyển để làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Khi mang thịt bò tươi về nhà,ngay lập tức để thịt bò trong tủ lạnh ở mức 40°F (4.4°C), sử dụng trong vòng 3-5 ngày. Đối với thịt bò xay (bằm) hoặc các bộ phận khác như gan, thận, dạ dày bò, lá lách, lưỡi, phải giữ đông lạnh ở 0°F (-17,8°C) và sử dụng trong vòng 1- 2 ngày. Nếu giữ đông lạnh liên tục, thịt bò tươi sẽ an toàn vô thời hạn.

Ngoài ra, thịt bò sẽ an toàn nếu đông lạnh trong bao bì gốc hoặc đóng gói lại. Tuy nhiên, nếu để đông lạnh thịt bò trong thời gian dài hơn, bạn cần bọc thêm giấy nhôm, giấy dùng để đông lạnh, màng bọc nhựa hoặc túi giấy mua ở các cửa hàng nhựa xốp để ngăn chặn hiện tượng “bỏng lạnh”, là hiện tượng khi không khí tiếp xúc với thực phẩm tạo ra những đốm xám-nâu. Bạn nên cắt bỏ phần xỉn màu trước hoặc sau khi nấu thịt bò. Vì lý do chất lượng nên nhiều sản phẩm có hiện tượng này phải bỏ đi. Do đó, để có chất lượng món ăn tốt nhất, bạn nên giữ đông lạnh phần thịt cốt lết trong vòng 9-12 tháng.

b. Với thịt bò chế biến sẵn: Đối với các món bò đã nấu chín sẵn như trong các món ăn Trung Quốc, sườn nướng, hay thức ăn nhanh hamburger, hãy làm nóng trước khi ăn. Sử dụng thịt bò đã nấu chín trong vòng 2 giờ, 1 giờ nếu nhiệt độ không khí trên 90°F (32.2 °C) hoặc cho thịt bò vào hộp đậy kín vào trong tủ lạnh ở mức 40°F (4.4°C). Sử dụng thịt bò chế biến sẵn trong vòng 3-4 ngày, bạn có thể ăn thực phẩm nguội hoặc hâm nóng (hoặc hấp) thức ăn tới 165°F (73.9°C). Thịt bò chế biến sẵn được an toàn khi giữ đông lạnh. Tuy nhiên, để có chất lượng tốt nhất, bạn nên sử dụng thực phẩm trong vòng 4 tháng. 

Cách rã đông thịt bò an toàn

Có ba cách rã đông thịt bò an toàn: trong tủ lạnh, trong nước lạnh, và trong lò vi sóng. Bạn không nên rã đông thịt bò trên kệ bếp. Không bao giờ làm rã đông trên bếp hoặc tại các địa điểm khác.

  1. Rã đông thịt trong tủ lạnh: Bạn nên lên kế hoạch trước để rã đông chậm và an toàn trong tủ lạnh. Thịt bò bằm, thịt hầm, thịt vai có thể rã đông trong vòng một ngày. Các phần có xương và toàn bộ thịt để nướng có thể mất 2 ngày hoặc lâu hơn. Khi rã đông thịt bò sống, nó có thể giữ an toàn trong tủ lạnh 3-5 ngày trước khi nấu. Trong thời gian này, nếu bạn quyết định không sử dụng thịt bò, bạn có thể tái cấp đông một cách an toàn mà không cần phải nấu trước.
  2. Rã đông bằng nước lạnh: Để rã đông thịt bò trong nước lạnh, không nên tháo bỏ bao bì. Hãy chắc chắn các bao bọc kín hoặc đặt nó vào một túi kín. Ngâm thịt bò trong nước lạnh, thay nước mỗi 30 phút để nó tiếp tục rã đông. Gói thịt bò nhỏ có thể rã đông trong một giờ hoặc ít hơn, 1.5 kg đến 2kg thịt bò dùng để nướng có thể mất 2-3 giờ.
  3. Rã đông bằng lò vi sóng: Rã đông thịt bò trong lò vi sóng, phải nấu nó ngay lập tức sau khi rã đông vì thực phẩm sẽ chín một phần. Không nên tiếp tục trữ thực phẩm chỉ chín một phần, vì vi khuẩn sẽ không bị tiêu diệt hết.

Thực phẩm rã đông trong lò vi sóng hoặc theo phương pháp ngâm nước lạnh phải được nấu chín trước khi cho vào tủ lạnh, vì thực phẩm đã nấu chín có thể giữ ở nhiệt độ trên 40°F (4.4°C).

Nấu thịt bò đông lạnh trong lò, trên bếp, hoặc nướng mà không cần rã đông trước thì vẫn an toàn nhưng thời gian nấu có thể dài hơn khoảng 50%. Không nên nấu thịt bò đông lạnh trong nồi nấu chậm.

Ướp thịt bò

Ướp thịt bò trong tủ lạnh trong vòng 5 ngày. Đun sôi nước xốt đã dùng trước khi quét vào thịt bò đã nấu chín. Đổ bỏ nước xốt thừa chưa nấu chín.

Thức ăn chín một phần

Không để thịt bò chưa chín hoặc chỉ chín một phần vào trong tủ lạnh ,vi khuẩn có trong thịt sẽ không bị tiêu diệt hết. Thịt bò chín một phần nên được nấu trước, hay để thịt bò vào lò vi sóng trước khi chuyển nó vào lò nướng để hoàn thành món ăn.

Chất lỏng trong thịt bò tươi đóng gói

Nhiều người nghĩ rằng chất lỏng màu đỏ trong thịt bò tươi đóng gói là máu. Tuy nhiên, máu được lấy ra từ thịt bò trong quá trình giết mổ và chỉ có một lượng nhỏ nằm trong các mô cơ. Bởi vì thịt bò có khoảng 3/4 là nước nên độ ẩm tự nhiên này kết hợp với protein tạo ra các chất lỏng trong các gói bao bì.

Nấu ăn an toàn

Để an toàn, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì (USDA) khuyến cáo hamburger và hỗn hợp thịt bò xay trong bánh mì thịt phải được nấu đến 160°F (71.1°C) đo bằng nhiệt kế thực phẩm. Thịt và các cơ quan nội tạng (như tim, thận, gan và lưỡi) phải nấu chín đến nhiệt độ bên trong là 160°F (71.1°C).

Tất cả các món thịt bít tết và nướng phải đạt nhiệt độ bên trong tối thiểu là 145°F (62.8°C) được đo bằng nhiệt kế thực phẩm, trước khi lấy thịt ra khỏi bếp hoặc lò nướng. Vì sự an toàn và chất lượng món ăn , bạn nên đợi ba phút trước khi cắt thịt và thưởng thức chúng. Tùy theo sở thích cá nhân, bạn có thể nấu thịt bò ở nhiệt độ cao hơn.

Bảng dưới đây được tổng hợp từ nhiều nguồn, cung cấp thời gian thích hợp cho từng cách chế biến món ăn. Thịt bò trong bảng này đều giữ lạnh ở nhiệt 40°F (4.4°C). Lưu ý rằng các thiết bị và đồ nướng ngoài trời có thể khác nhau về nhiệt. Do đó, bạn nên sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhằm đảm bảo thịt bò chín an toàn

Thời gian nấu tương đối

325° F (162.8 °C); 425 °F (218.3 °C )

Loại thịt bò Kích thước Phương pháp nấu Thời gian nấu Nhiệt độ
Sườn nướng 1,8kg đến 2,7 kg Nướng ở 325 °F 23-25 phút/0,5 kg 145 °F  (62.8 °C) và làm mềm thịt bò trong 3 phút
Sườn nướng đã

lọc xương

1,8kg đến 2,7 kg Nướng ở 325°F Thêm 5-8 phút/nửa kg so với thời gian ở trên
Gà nướng, ức xông khói 1.4kg đến 1.8 kg *Om ở 325°F *Om ở 325°F
Thịt mông cắt tròn

để nướng

1kg đến 1,8 kg Nướng ở 325°F 30-35 phút/ nửa kg
Thịt thăn 1.8kg đến 2.7 kg Nướng ở 425°F 45- 60 phút
Thịt cổ vai Dày 2cm Nướng 4-5 phút mỗi mặt
Hầm hoặc thịt bắp đùi Dày 2,5 đến 4cm Đổ ngập nước và đun nhỏ lửa 2h – 3 h
Sườn ngắn Dài 10cm dày 5cm *Om ở 325°F 1,5h – 2,5 h
Thịt băm 100g Nướng hoặc chiên 3 đến 5 phút mỗi mặt 160°F (71.1°C)

*Om là rán hoặc nấu thịt với một lượng nhỏ chất lỏng trong một chảo đậy kín.

Hướng dẫn khi sử dụng lò vi sóng

Khi dùng lò vi sóng để nấu các miếng thịt bò có kích thước không đồng đều, bạn nên sắp xếp miếng thịt dày bên ngoài và các miếng mỏng xếp ở giữa trên dĩa hoặc giá và nấu ở nhiệt độ trung bình hoặc cao. Đặt thịt nướng vào túi nướng hay trong một nồi có nắp đậy.

Hãy tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian nấu của mỗi lò vi sóng.

Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra độ chín của thịt ở một vài nơi để đảm bảo thịt đạt đến nhiệt độ chín bên trong như bảng hướng dẩn.

Thời gian dự trữ

Bởi vì thời gian trên thực phẩm không phải là hướng dẫn thời gian sử dụng an toàn, người tiêu dung có thể dự trữ thức ăn trong bao lâu mà có thể vẫn giữ được chất lượng tốt nhất của thức ăn? Hãy làm theo những lời khuyên sau:

  • Mua sản phẩm trước ngày hết hạn
  • Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm
  • Giữ thịt bò trong bao bì cho đến khi sử dụng
  • Đông lạnh thịt bò trong bao bì thì an toàn hơn
  • Nếu đông lạnh kéo dài hơn 2 tháng, hãy gói kín bằng bạc, màng bọc nhựa, giấy lót khuôn (frezzer paper) hoặc để gói thịt bò trong một túi nhựa.
  • Đối với thời gian lưu trữ thịt bò, bạn nên tham khảo biểu đồ sau đây.

Dự trữ các sản phẩm thịt bò tại nhà

Bạn nên tuân theo ngày trên hạn sử dụng của sản phẩm. Nếu sản phẩm có ngày bán hoặc không ghi ngày, thì nấu hoặc đông lạnh các sản phẩm theo biểu đồ sau đây.

Thời gian dự trự của các sản phẩm làm từ thịt bò

Sản phẩm Tủ lạnh 40°F (4.4°C) Tủ đông 0°F (-17.8 °C)

Thịt bò tươi nướng, thịt nướng, sườn, hoặc xương sườn

3-5 ngày 6-12 tháng
Gan bò tươi hoặc phần nhiều thịt 1 hoặc 2 ngày 3-4 tháng

Thịt bò, súp, các món hầm hoặc thịt hầm đã được nấu chín tại nhà

3-4 ngày 2-3 tháng
Thức ăn nhanh nấu sẵn ở cửa hàng 1-2 ngày 2-3 tháng
Nước thịt bò nấu chín hoặc canh thịt bò 1 hoặc 2 ngày 2-3 tháng
Xúc xích bò hoặc LunchMeats đóng gói 2 tuần (hoặc 1 tuần sau “hạn sử dụng”) 1-2 tháng
Xúc xích bò đã mở bao bì 7 ngày 1-2 tháng
Lunch meats đã mở bao bì 3-5 ngày 1-2 tháng
Thức ăn nhanh, thịt hầm đông lạnh Giữ đông lạnh 3-4 tháng
Sản phẩm thịt bò đóng hộp để trên kệ thức ăn 2-5 năm; 3-4 ngày sau khi mở hộp Sau khi mở 2-3 tháng
Jerky, đóng gói chân không 1 năm Không đông lạnh

 Tài liệu tham khảo

http://www.fsis.usda.gov/wps/portal/fsis/topics/food-safety-education/get-answers/food-safety-fact-sheets/meat-preparation/beef-from-farm-to-table/ct_index