Thời gian nộp thư giảm giá trong đấu thầu

Tác giả: Văn Huyền 27/02/2019 14:00

[BĐT] - Từ thực tế tham gia rất nhiều lễ mở thầu thời gian vừa qua, phóng viên Báo Đấu thầu ghi nhận việc tiến hành các thủ tục đóng/mở thầu đã dần chuyên nghiệp, công khai hơn trước. Tuy nhiên, với nội dung xác nhận thư giảm giá, vẫn còn những cách làm gây cho nhà thầu nhiều nỗi băn khoăn.

Những tranh cãi của nhà thầu về thời điểm xuất hiện thư giảm giá của đối thủ thường xuất hiện ở những gói thầu có sự mập mờ về xác nhận thư giảm giá. Ảnh: Nhã Chi

Xác nhận từng thư giảm giá

Có thể nói, nội dung thư giảm giá trong hồ sơ dự thầu [HSDT] là cực kỳ quan trọng đối với nhà thầu dự thầu cũng như bên mời thầu, tư vấn đấu thầu. Việc thực hiện xác nhận thư giảm giá khi tiến hành mở thầu đã được quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, trong đó có nội dung yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự lễ mở thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo HSDT của mình.

Trao đổi với Báo Đấu thầu, các đơn vị tư vấn lẫn chủ đầu tư và các nhà thầu đều cho rằng, quy định đã nêu rất rõ, dễ thực hiện và tạo ra tính công khai, minh bạch tốt cho cả quá trình lựa chọn nhà thầu. Và trên thực tế, nhiều lễ mở thầu dưới sự chứng kiến của phóng viên Báo Đấu thầu cho thấy, các bên mời thầu, đơn vị tư vấn đã thực hiện đầy đủ, chính xác khâu này.

Đơn cử, tại Gói thầu số 18 Xây lắp đường dây và ngăn lộ [từ T77 đến TBA 500kV Đức Hòa] thuộc Dự án Đường dây 500kV Sông Hậu Đức Hòa, trong lễ mở thầu, Bên mời thầu đã thực hiện rất rõ ràng, công khai trong khâu xác nhận thư giảm giá. Đây là gói thầu quy mô rất lớn với 10 lô thầu, do Ban Quản lý các công trình điện miền Nam làm bên mời thầu, với sự tham gia của 16 nhà thầu. Cụ thể, đầu tiên, khi bắt đầu gỡ niêm phong thùng hồ sơ đề xuất kỹ thuật [HSĐXKT], Bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu đứng lên xác nhận có thư giảm giá hay không. Sau khi xác định được vị trí của thư giảm giá, Bên mời thầu cùng các nhà thầu kiểm đếm số lượng thư giảm giá. Sau đó, thư giảm giá được đính kèm với hồ sơ đề xuất tài chính [HSĐXTC] và niêm phong theo quy định. Với 16 nhà thầu dự thầu, có nhà thầu nộp 9 thư giảm giá cho 10 lô thầu tham dự; có nhà thầu nộp 7 thư giảm giá cho tất cả 7 lô thầu tham dự, có nhà thầu nộp 1 thư giảm giá cho cả 10 lô thầu… nhưng cách thức xác nhận của Bên mời thầu rất khoa học, chi tiết và đảm bảo  độ chính xác, khách quan nhất.

Với những gói thầu lựa chọn nhà thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, việc xác nhận thư giảm giá khi mở HSĐXKT là rất cần thiết để tạo nên niềm tin cho các nhà thầu. Đây cũng là thủ tục thông thường nhất mà bất kỳ bên mời thầu nào cũng thực hiện mỗi khi mở thầu. 

Muôn kiểu “quên” xác nhận

Theo phản ánh, trong lễ mở thầu, không có việc xác nhận thư giảm giá. Nhưng khi công bố KQLCNT nhà thầu tìm hiểu thêm thì được biết nhà thầu trúng thầu lại có thư giảm giá. Thư giảm giá được nộp lúc nào? Có nộp trước thời điểm đóng thầu hay không? Tại sao không công khai ngay trong lễ mở thầu? Đây là những câu hỏi mà nhà thầu thường đặt ra.

Ngược lại, vẫn còn nhiều gói thầu vẫn bị bên mời thầu chưa tuân thủ đúng hướng dẫn về xác nhận có thư giảm giá hay không. Dễ bắt gặp nhất là tại lễ mở thầu, bên mời thầu không hề yêu cầu nhà thầu xác nhận có thư giảm giá hay không. Những tranh cãi của nhà thầu về thời điểm xuất hiện thư giảm giá của đối thủ thường xuất hiện ở những gói thầu được tổ chức như thế này. Đơn kiến nghị của nhà thầu gửi Báo Đấu thầu thời gian qua đã lộ rõ bất cập này. Theo phản ánh của nhà thầu, trong lễ mở thầu, không có việc xác nhận, không đề cập đến nội dung thư giảm giá. Nhưng khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu [KQLCNT], nhà thầu tìm hiểu thêm thì được biết nhà thầu trúng thầu lại có thư giảm giá. Thư giảm giá được nộp lúc nào? Có nộp đúng quy định trước thời điểm đóng thầu hay không? Tại sao không công khai ngay trong lễ mở thầu? Đây là những câu hỏi mà nhà thầu thường đặt ra.

Một trường hợp khác, trong một lễ mở thầu tại Vĩnh Long, bên mời thầu chỉ xác nhận thư giảm giá của 1 nhà thầu, 2 nhà thầu còn lại không được xác nhận có thư giảm giá. Thế nhưng, nhà thầu không được xác nhận có thư giảm giá khi mở HSĐXKT lại lòi ra thư giảm giá khi mở HSĐXTC.

Và tại Bình Thuận, Tiền Giang, sự chuệch choạc trong xác nhận thư giảm giá đã dẫn đến tình trạng thư giảm giá nộp sau thời điểm đóng thầu vẫn được tiếp nhận, công khai thông tin giảm giá; thậm chí có nơi còn tiếp nhận công khai cả hai thư giảm giá của một nhà thầu…

Hệ quả tất yếu của những lễ mở thầu mà khâu xác nhận thư giảm giá không tuân thủ đúng quy định thường dẫn tới tình trạng kiến nghị, khiếu nại về KQLCNT. Thậm chí, có trường hợp, nhà thầu đã buộc phải ghi âm nội dung tại lễ mở HSĐXTC để chỉ ra những mâu thuẫn trong việc xác nhận thư giảm giá của bên mời thầu trong lễ mở HSĐXKT trước đó.

Skip to content

Công ty tư vấn X có câu hỏi như sau:

Công ty đã đệ trình HSDT qua mạng cho gói thầu xây dựng trường học. Công ty đã gặp khó khăn trong việc giảm giá thầu trực tiếp trong tổng giá trị dự thầu. Công ty muốn giảm thầu thì phải thực hiện thủ tục như thế nào? Do gói thầu xây lắp không thể giảm giá trực tiếp qua từng đơn giá đề xuất của từng định mức khối lượng mời thầu vì mỗi một định mức đều được chạy dự toán qua phần mềm, Hệ thống mạng đấu thầu không ghi nhận được giá giảm trực tiếp cũng như không thể giảm giá cho đơn giá đề xuất từng định mức nên đơn vị chúng tôi đã nộp đính kèm File Đơn giảm giá thầu cho gói thầu nói trên.

Như vậy, File đơn giảm giá của chúng tôi có hợp lệ và được chấp nhận. Trong trường hợp không được chấp nhận thì phải khắc phục và giải quyết thế nào?

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Theo quy định tại Mục 12.1 Chương I Mẫu HSMT xây lắp qua mạng ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT, giá dự thầu là giá do nhà thầu chào trong đơn dự thầu [chưa bao gồm giảm giá], bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu. Hệ thống sẽ tự động trích xuất giá dự thầu từ Mẫu số 18 Chương IV vào đơn dự thầu. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì ghi tỷ lệ phần trăm giá trị giảm giá vào đơn dự thầu. Giá trị giảm giá này được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục trong Bảng tổng hợp giá dự thầu.

Triển khai Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Thông tư số 06/2017/TT-BKHĐT ngày 05/12/2017 quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đẩu thầu về lựa chọn nhà thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ ngàỵ 01/3/2018, Cục Quản lý đấu thầu tiến hành nâng cấp các chức năng trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia, do đó một số quy trình, giao diện trên Hệ thống bị thay đổi. Theo đó, đối với trường hợp của Quý Công ty, trong quá trình nâng cấp Hệ thống đã xảy ra sự cố khách quan dẫn đến không hiển thị mục giảm giá trên Hệ thống. Do đó, việc nhà thầu không thể thực hiện giảm giá trực tiếp trên Hệ thống mà đính kèm thư giảm giá bằng file mềm thì có thể coi đây là tình huống trong đấu thầu phát sinh theo quy định tại khoản 15 Điều 117 Nghị định sổ 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng chấp thuận file giảm giá trong E- HSDT của nhà thầu để xem xét, đánh giá.

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Đánh giá thế nào khi nhà thầu đề xuất hai thư giảm giá

Một bên mời thầu đang đánh giá HSDT cho gói thầu tư vấn đấu thầu rộng rãi trong nước gặp tình huống như sau: Khi tiến hành mở thầu đối với hồ sơ đề xuất kỹ thuật, có 01 nhà thầu tham dự có đề xuất đến 02 thư giảm giá gồm: 01 thư kèm theo hồ sơ đề xuất tài chính và 01 thư nộp riêng kèm theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu; Sau lễ mở thầu đối với hồ sơ đề xuất kỹ thuật; Các hồ sơ đề xuất tài chính và các thư giảm giá của các nhà thầu được bên mời thầu tổ chức niêm phong kín vào 01 thùng hồ sơ. Vậy HSDT của Nhà thầu tham dự trường hợp có đề xuất đến 02 thư giảm giá nêu trên có được xem là hợp lệ hay không? Trường hợp HSDT được xem là hợp lệ thì khi nhà thầu đạt bước đánh giá về kỹ thuật và đến thời điểm chủ đầu tư tổ chức mở và đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thì việc xử lý đối với 02 thư giảm giá của nhà thầu trên được quy định như thế nào? Nhà thầu có quyền được chọn một trong hai thư giảm giá trước khi tiến hành mở hồ sơ đề xuất tài chính hay không?

Có tính giảm phí dự phòng khi giảm giá dự thầu?

Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống như sau:

Bên mời thầu tổ chức mời thầu gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ, hợp đồng theo hình thức đơn giá cố định. Hồ sơ mời thầu yêu cầu các nhà thầu chào giá dự thầu thành 2 phần: Phần chào giá theo khối lượng công việc hạng mục mời thầu và phần dự phòng phí.

Nhà thầu A chào giá dự thầu 55 tỷ đồng, trong đó 53 tỷ đồng là giá chào cho các khối lượng công việc hạng mục mời thầu theo hồ sơ mời thầu và 2 tỷ đồng cho dự phòng phí. Nhà thầu có thư giảm giá 4 tỷ đồng trên giá dự thầu [không ghi giảm cụ thể cho hạng mục nào dự thầu].

Tổ chấm thầu khi xác định đơn giá dự thầu sau giảm giá của nhà thầu A thì có 2 quan điểm:

- Quan điểm thứ 1: Phần giảm giá 4 tỷ đồng của nhà thầu được tính giảm đều trên giá dự thầu, vì vậy phần dự phòng phí cũng giảm theo.

- Quan điểm thứ 2: Phần giảm giá 4 tỷ đồng của nhà thầu được tính giảm đều trên hạng mục dự thầu mà nhà thầu liệt kê tham gia, không tính giảm cho dự phòng phí do dự phòng phí không phải là hạng mục dự thầu. Vì vậy phần dự phòng phí là cố định, không điều chỉnh giảm giá.

Cả hai quan điểm đều dẫn đến tổng giá dự thầu sau giảm giá của nhà thầu A là bằng nhau. Tuy nhiên, đơn giá cố định cho từng công việc, sau khi điều chỉnh giảm giá là khác nhau theo hai quan điểm trên.

Điều này dẫn đến việc thanh toán cho nhà thầu sau này [nếu trúng thầu] là khác nhau.

Hỏi: Quan điểm nào chuẩn xác trong trường hợp này?

Tình huống: Có hai [02] nhà thầu sau đây được gọi là [nhà thầu A và nhà thầu B] được mở hồ sơ đề xuất về tài chính [HSĐXTC]. Trong đó, giá dự thầu theo hồ sơ đề xuất tài chính của nhà thầu A là : 1.205.148.000 đồng. Trong đơn dự thầu nhà thầu A, nhà thầu tự nguyện giảm giá số tiền được ghi cụ thể là: 214.029.600 đồng [giảm 20%]. Tuy nhiên, thực tế, nếu giảm 20% giá dự thầu phải là: 241.029.600 đồng [không phải là 214.029.600 đồng]. Sử dụng giá trị giảm giá theo hai con số khác nhau nêu trên thì thứ tự xếp hạng của nhà thầu A và B sẽ thay đổi. Hỏi: Chúng tôi phải xử lý tình huống này như thế nào?

Một nhà thầu đang tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa thực hiện theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ có câu hỏi như sau: Trong quá trình mở thầu, Bên mời thầu chỉ kiểm tra tình trạng niêm phong và đọc các thông tin cơ bản về tên nhà thầu, số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ mà không đọc rõ các thông tin của từng HSDT của nhà thầu gồm: Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giá trị giảm giá [thư giảm giá], hiệu lực bảo đảm dự thầu. Như vậy nếu trong quá trình chấm thầu, một trong số những HSDT có thư giảm giá [hoặc có hơn 01 thư giảm giá] trong hồ sơ, thì các thư giảm giá đó có giá trị hay không và bên mời thầu chấp nhận thư giảm giá đó là đúng hay sai.

Tình huống: Cơ quan ông Mai Văn Cường [Kiên Giang] thực hiện lựa chọn nhà thầu, trong quá trình mở thầu cả hai nhà thầu A và B đều có thư giảm giá và nhà thầu A có giá dự thầu sau giảm giá thấp hơn nhà thầu B. Tuy nhiên trong thư giảm giá của nhà thầu A có sai sót về ghi ngày phát hành. Hỏi: Ông Cường hỏi, với trường hợp thư giảm giá ghi thời gian nêu trên có đáp ứng tính hợp lệ của thư giảm giá hay không? Hay được xem là sai sót không nghiêm trọng theo "Mục 30. Sai sót không nghiêm trọng, Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu" và được Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ để khắc phục sai sót [Cả hai nhà thầu đều được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nếu chấp thuận thư giảm giá sẽ làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu]?

Có sai khác giữa con số và chữ viết trong thư giảm giá thì xử lý thế nào?

Một cán bộ chấm thầu đã có câu hỏi gửi chuyên gia như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính của một gói thầu, tổ chuyên gia đấu thầu gặp tình huống cụ thể như sau: Nhà thầu có giá trong đơn dự thầu đề xuất tài chính là: 1.452.137.000 đồng; [Bằng chữ: Một tỷ, bốn trăm năm mươi hai triệu, một trăm ba mươi bảy nghìn đồng]; Trong thư giảm giá của nhà thầu đề nghị giảm giá: 552.137.000 đồng; [Bằng chữ: Năm trăm năm mươi hai triệu, một trăm ba mươi bảy nghìn đồng chẵn]; Tổng giá trị đề xuất cuối cùng của nhà thầu sau giảm giá là: 900.000.000 đồng. Tuy nhiên phần bằng chữ lại viết thành: [Bằng chữ: Năm trăm năm mươi hai triệu, một trăm ba mươi bảy nghìn đồng chẵn]; Trường hợp này thì giá trong thư giảm giá của nhà thầu có khác biệt giữa con số và chữ viết thì xử lý như thế nào cho phù hợp để đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Một Công ty tư vấn đấu thầu trong quá trình đánh giá HSDT có tình huống như sau: Nhà thầu A có đệ trình thư giảm giá với thông tin trong thư giảm giá như sau: Giá dự thầu đã ghi trong đơn dự thầu là: 7.933 triệu đồng. Giảm giá so với giá dự thầu là: 85% x 7.933 triệu đồng = 6.743 triệu đồng. Giá dự thầu xin điều chỉnh là: 6.743 triệu đồng. Trong trường hợp này, giá trị giảm giá dự thầu được xác định là 6.743 triệu đồng hay 1.190 triệu đồng [7.933 triệu đồng - 6.743 triệu đồng = 1.190 triệu đồng] hoặc có cách xử lý khác. Công ty muốn xin tư vấn của chuyên gia để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.  

Thư giảm giá trong đấu thầu qua mạng có hợp lệ và được chấp thuận

Công ty tư vấn X có câu hỏi như sau: Công ty đã đệ trình HSDT qua mạng cho gói thầu xây dựng trường học. Công ty đã gặp khó khăn trong việc giảm giá thầu trực tiếp trong tổng giá trị dự thầu. Công ty muốn giảm thầu thì phải thực hiện thủ tục như thế nào? Do gói thầu xây lắp không thể giảm giá trực tiếp qua từng đơn giá đề xuất của từng định mức khối lượng mời thầu vì mỗi một định mức đều được chạy dự toán qua phần mềm, Hệ thống mạng đấu thầu không ghi nhận được giá giảm trực tiếp cũng như không thể giảm giá cho đơn giá đề xuất từng định mức nên đơn vị chúng tôi đã nộp đính kèm File Đơn giảm giá thầu cho gói thầu nói trên. Như vậy, File đơn giảm giá của chúng tôi có hợp lệ và được chấp nhận. Trong trường hợp không được chấp nhận thì phải khắc phục và giải quyết thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề