Thông tư 58 quản lý chất thải y tế

Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế (thay thế Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2016.

Đây là Thông tư do liên Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành quy định xuyên suốt quá trình quản lý chất thải y tế khâu phát sinh đến xử lý chất thải y tế và các mô hình xử lý chất thải y tế phù hợp. Thông tư cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý chất thải y tế.

Thông tư 58 quản lý chất thải y tế

Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh (Ảnh: Internet)

Thông tư này không điều chỉnh về quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng và chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế. Việc quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng thực hiện theo quy định về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. Việc quản lý chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế thực hiện theo quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

Theo thông tư này, chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như chất thải y tế thông thường; Bao bì lưu chứa chất thải phải được buộc kín và có biểu tượng chất thải tái chế theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Thông tư cũng ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trườngvà bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành; Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế; Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm).

Thông tư này ban hành sẽ tháo gỡ được những khó khăn trong công tác quản lý chất thải y tế, đặc biệt là đối với việc xử lý chất thải theo mô hình cụm và việc quản lý chất thải tại các cơ sở quy mô nhỏ. Ngoài ra, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BYT nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải y tế trong các bệnh viện.

Nhằm duy trì và tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất thải y tế, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục đôn đốc việc thực hiện Đề án xử lý chất thải y tế giai đoạn 2016-2020; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn thực hiện Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT; Tăng cường công tác truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công tác quản lý chất thải y tế; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác quản lý chất thải tại các cơ sở y tế.

The MTX

Phân loại và thu gom rác thải y tế là một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của bất cứ cơ sở y tế nào? Tuy nhiên, cách phân loại và thu gom như thế nào cho phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Hãy cùng nhân viên kỹ thuật của Nihophawa tìm hiểu về vấn đề này.

Việc phân loại và thu gom rác là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xử lý rác thải y tế trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Theo Thông tư Số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, các quy tắc phân loại rác thải y tế được liệt kê đầy đủ và rõ ràng.

Mục lục

  • 1 Nguyên tắc khi phân loại rác thải y tế
    • 1.1 Nguyên tắc phân loại
  • 2 Phân loại chất thải trong bệnh viện
    • 2.1 Cách phân loại rác thải trong bệnh viện
  • 3 Quy định về việc phân loại, thu gom chất thải y tế
    • 3.1 Thời gian lưu trữ rác thải y tế

Nguyên tắc khi phân loại rác thải y tế

Phân loại rác thải y tế là nhiệm vụ cần thực hiện của bất kỳ cơ sở y tế nào? Công việc này mặc dù nhỏ nhưng lại có vai trò giảm nguy cơ lây nhiễm, phát tán nguồn lây bệnh. Các chất độc, vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh được giảm thiểu và hạn chế tối đa lây lan ra môi trường. Rác thải y tế được thu gom và phân loại đúng cách đảm bảo được sự an toàn cho môi trường sống của con người.

Nguyên tắc phân loại

Như các bài viết trước đây, chúng tôi đã giới thiệu và gửi tới quý khách các loại chất thải y tế được phân loại theo nguyên tắc

  1. Chất thải y tế nguy hại và loại chất thải thông thường được quản lý và phân loại ngay tại đầu vào, nơi phát sinh và thời điểm phát sinh.
  2. Mỗi loại chất thải y tế được phân loại theo màu quy định của bộ Y tế. Các dụng cụ y tế, chất thải được chứa đựng vào các loại bao bì, thiết bị lưu trữ được quy định trong Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
  3. Chất thải lây nhiễm khi đặt chung với các loại chất thải khác thì hỗn hợp chất này được xử lý như chất thải lây nhiễm. Các mã màu sắc, biểu tượng của từng loại chất thải y tế được quy định bằng màu vàng – chất thải lây nhiễm. Màu đen – chất thải nguy hại không lây nhiễm. Màu xanh- chất thải y tế thông thường. Màu trắng – chất thải y tế tái chế. Ngoài ra còn một số điều kiện được quy định rõ trong điều 5. Quý khách có thể tham khảo trong văn bản của Bộ. >>>>> Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
Thông tư 58 quản lý chất thải y tế
Quy định phân loại rác thải y tế. Ảnh Sưu tầm

Phân loại chất thải trong bệnh viện

Các bệnh viện đặc biệt là bệnh viện tuyến trung ương với lưu lượng người khám chữa bệnh lớn. Mỗi ngày, ước tính có rất nhiều rác thải y tế được thải ra. Lượng rác thải này thuộc các nhóm rác thải y tế khác nhau nếu không được phân loại và xử lý đúng cách có thể là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Cách phân loại rác thải trong bệnh viện

Chất thải thông thường: Các loại rác thải y tế được sử dụng như hộp giấy, thức ăn, chai nhựa… phát sinh trong quá trình sinh hoạt  và khám chữa bệnh.

Chất thải y tế bao gồm

  • Chất thải lây nhiễm: Các loại băng gạc,  bông, băng bẩn, găng tay, quần áo, các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với máu, chất thải của bệnh nhân.
  • Chất thải y tế sắc nhọn: Như bơm kim tiêm, dao mổ, mảnh vỡ thủy tinh… Là các loại chất thải y tế có khả năng gây sát thương cho người tiếp xúc.
  • Chất thải từ phòng thí nghiệm: Các loại dụng cụ phát sinh từ phòng thí nghiệm. Các loại túi máu, chất thải thí nghiệm
  • Chất thải dược phẩm: Các loại thuốc hệ hạn sử dụng, các thuốc bị hư hỏng, nấm mốc phải bỏ đi, không thể sử dụng.
  • Chất thải bệnh phẩm: Các mô, cơ quan, nội tạng, chi, phần nào đó của cơ thể người, nhau thai…

Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết: Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải y tế sắc nhọn trong y tế

Chất thải hóa học: Các hoạt động trong xét nghiệm, chẩn đoán sử dụng tới các thành phần hóa học được quy định trong mục này. Ví dụ như các loại muối vô cơ, hữu cơ, dung môi.

Chất thải phóng xạ: Các loại rác thải phát sinh trong quá trình điều trị của bệnh nhân, chẩn đoán, hóa trị liệu… Tất cả loại chất thải này đều chứa nhiều phóng xạ cần được xử lý đúng cách để tránh ảnh hưởng tới môi trường của con người.

Các bình chứa có áp suất: Các bình áp suất như CO2, O2, bình khí gas dễ gây cháy nổ và ảnh hưởng tới người sử dụng.

Thông tư 58 quản lý chất thải y tế
Phân loại chất thải y tế rắn và lỏng. Ảnh Sưu tầm

Quy định về việc phân loại, thu gom chất thải y tế

Theo như quy định về phân loại rác thải, quy trình này được thực hiện gần nơi thải ra là tôt nhất. Chất thải cần được xử lý tại nguồn, phân loại theo màu đúng quy định của Bộ Y tế. Các thùng chứa làm bằng vật liệu cứng và thiết kế kín. Các túi cung xphair được quy định theo đúng màu của loại rác thải được quy định.

  • Các loại túi được quy định là nhựa polyethylene và polyprepylene, dung tích tối đa 0.1 m2.
  • Các dụng cụ chứa chất thải sắc nhọn được làm bằng loại vật liệu rắn, có thể đốt để tiêu hủy. Thùng rác chứa loại rác thải này được quy định màu vàng theo đúng hướng dẫn của BỘ. Đặc điểm của loại thùng rác chứa chất thải sắc nhọn chính là có vạch để đánh dấu mức ngang 2/3. Nhân viên y tế tránh làm đầy thùng để hạn chế gây sát thương cho chính bản thân và người thu gom.
  • Viêc thu gom cần được xử lý gọn gàng. Các chất thải được chứa trong vât chứa đúng quy định. Tránh việc để chất thải lọt ra ngoài gây ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe của con người.
  • Nới chứa hoặc xử lý rác thải y tế cần cách xa khu vực nấu ăn, khu vực sinh hoạt… Đặc biệt những người không có phân sự không được phép vào trong khu vực này để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho quy trình. Tất cả nhân viên thu gom, xử lý rác đều cần phải sử dụng quần áo bảo hộ. Nơi thu gom cần có lối đi thuận tiện phục vụ cho xe vận chuyển vào dễ dàng hơn.
Thông tư 58 quản lý chất thải y tế
Quy định màu sắc của thùng chứa rác thải y tế. Ảnh Sưu tầm

Thời gian lưu trữ rác thải y tế

Theo quy định , rác thải trong bệnh viện được lưu trữ trong 48h. Đối với các cơ sở y tế, các chất thải sắc nhọn, y tế, dược phẩm được lưu trữ không quá 7 ngày. Bệnh phẩm bắt buộc phải xử lý ngay bằng cách đốt bằng lò đốt rác y tế hoặc chộn lấp tại bãi chôn lấp tập trung.

Các biện pháp xử lý rác thải y tế: Công nghệ có thể sử dụng lò đốt đặt tại trung tâm khu vực xử lý hoặc sử dụng hệ thống hấp tiệt trùng kết hợp nghiền cắt giảm thể tích của rác thải. Với các bệnh phẩm, nhu mô… bắt buộc phải xử lý đốt.

Hiện nay Hồng Phát Tech đang cung cấp hệ thống xử lý rác thải y tế Nihophawa theo công nghệ đốt và hấp nghiền cắt. 2 hệ thống này của chúng tôi đang được áp dụng và triển khai tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Để nắm được thông tin về 2 dòng sản phẩm này. Quý khách có thể gọi điện tới hotline 0986 428 569 để nhận báo giá và tư vấn từ kỹ thuật viên của công ty.

Nguồn: Bộ tài nguyên môi trường 

Xem thêm:

  • Mua nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế ở đâu chất lượng và uy tín?
  • Nhiệt hóa hơi là gì? Ứng dụng trong nồi hấp tiệt trùng phòng thí nghiệm
  • Thông báo tuyển dụng kỹ sư cơ khí Tháng 4/2021