Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 76/2022

Để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đến công tác tại vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, Chính phủ đã ban hành nhiều loại phụ cấp, trợ cấp. Một trong số đó là trợ cấp lần đầu. Vậy loại trợ cấp này được quy định cụ thể thế nào?

Ai được hưởng trợ cấp lần đầu?

Theo Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, các đối tượng được hưởng trợ cấp lần đầu khi đến nhận công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức [kể cả người tập sự] trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã;

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc Công an nhân dân;

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế của các hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

Tuy nhiên, không phải ai thuộc các trường hợp nêu trên đều được hưởng trợ cấp lần đầu. Đây là trợ cấp dành cho người lần đầu đến công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trong đó, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm:

- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

- Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp, ... [gọi chung là thôn] đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 433/QĐ-UBDT của Ủy ban dân tộc.

Như vậy, so với quy định trước đây tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, điều kiện để hưởng trợ cấp lần đầu đã đơn giản và cụ thể hơn.

Theo đó, hiện nay, công chức lần đầu đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn nêu trên sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu. Trong khi đó, trước đây, Chính phủ yêu cầu phải đáp ứng thời gian công tác ở vùng đặc biệt khó khăn: Nam từ 05 năm, nữ từ 03 năm trở lên.

Điều kiện và mức hưởng trợ cấp lần đầu của công chức [Ảnh minh họa]

Công chức hưởng trợ cấp lần đầu bao nhiêu?

Cũng tại Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, mức hưởng trợ cấp lần đầu gồm:

Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Hiện nay, lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Do đó, mức hưởng trợ cấp lần đầu của công chức là 14,9 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu công chức có gia đình cùng đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:

- Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi. Tiền này được tính theo một trong hai cách sau đây:

  • Giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng;
  • Mức khoán theo công thức: Số km đi thực tế x đơn giá phương tiện công cộng thông thường như tàu, thuyền, xe ô tô khách…

- Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình tương đương với 17,88 triệu đồng.

Đáng chú ý: Các khoản tiền nêu trên được trả ngay khi công chức đến nhận công tác và chỉ thực hiện 01 lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Trên đây là quy định về điều kiện và mức hưởng trợ cấp lần đầu dành cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn./.

Theo: //luatvietnam.vn/

Bích Tuyền

[1] Về đối tượng áp dụng

Bổ sung thêm đối tượng là Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

[2] Về trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK

Hiện hành: Người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

Quy định mới: Người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở.

Như vậy, đã không còn quy định giới hạn về thời gian công tác để được hưởng trợ cấp.

[3] Về thời gian thực tế làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK để được hưởng trợ cấp

- Hướng dẫn cánh tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK theo tháng: + Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; + Trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK thì không tính; + Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề. - Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp: + Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK từ 01 tháng trở lên; + Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; + Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.

Nghị định 76/2019/NĐ-CP  có hiệu lực từ ngày 01/12/2019.

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thời gian công tác từ đủ 5 năm đối với nam thì mới được hưởng 10 tháng lương cơ sở. Hiện nay Nghị định số 116/2010/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 10/8/2019 của Chính phủ.

Ông Ngọc hỏi, ông có được hưởng 10 tháng lương cơ sở theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP hay không? Những trường hợp đã được hưởng đầy đủ các khoản phụ cấp theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP đủ 60 tháng [5 năm] thì có được tiếp tục được hưởng phụ cấp theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP không?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2019] đã thay thế Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tại Điều 6 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP đã quy định trợ cấp lần đầu khi đến nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nếu ông Là Văn Ngọc chưa nhận trợ cấp lần đầu quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp lần đầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP.

Về phụ cấp thu hút, căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP, trường hợp đã nhận đủ phụ cấp thu hút quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP thì không được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP.

Việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [cấp tỉnh] thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Vì vậy, đề nghị ông Ngọc liên hệ với cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh Sơn La [Sở Nội vụ] để được giải đáp.

Chinhphu.vn



Thống nhất thời điểm chi trả

Ngay sau khi Chính phủ ban hành NĐ 76 [ngày 8/10/2019], nhiều cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [gọi chung là cán bộ] đang công tác tại vùng ĐBKK đã bày tỏ băn khoăn về những điểm mới trong Nghị định này. Trong đó có những băn khoăn về trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội [KT - XH] ĐBKK.

Theo quy định tại NĐ 76, khi đến công tác ở vùng có điều kiện KT - XH ĐBKK, cán bộ sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở. Trước đó, theo NĐ 116, người đến công tác ở vùng có điều kiện KT - XH ĐBKK từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam mới được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở.

Như vậy, so với NĐ 116, NĐ 76 không quy định giới hạn về thời gian công tác để được hưởng trợ cấp lần đầu. Điều này là nhằm khắc phục tình trạng “bát nháo” trong việc chi trả trợ cấp lần đầu. Bởi khi thực hiện NĐ 116 đã xuất hiện tình trạng: Có địa phương trả ngay 1 lần sau khi cán bộ chuyển đến, có địa phương để 3 năm, 5 năm sau mới thanh toán.

NĐ 76 quy định như vậy, nhưng thời điểm chi trả trợ cấp lần đầu cho cán bộ còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là Thông tư hướng dẫn NĐ 76, kế đó là việc bố trí kinh phí thực hiện của các địa phương. Tình trạng “bát nháo” trong thời điểm chi trả trợ cấp lần đầu theo NĐ 116 là do Thông tư hướng dẫn [Thông tư liên tịch số 08/2011/BNV-BTC] của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính còn hướng dẫn chung chung, thiếu cụ thể, dẫn tới các địa phương làm theo… cách hiểu của mình.

Cũng vì thực hiện “theo cách hiểu của mình” mà ngay trước khi Chính phủ ban hành NĐ 76, việc chi trả chế độ cho cán bộ theo NĐ 116 ở một số địa phương vẫn có những bất cập. Như ngành Y tế Quảng Trị, từ năm 2017 trở về trước, chế độ theo NĐ 116 được chi trả hằng tháng. Nhưng sau khi những bất cập trong việc thực hiện NĐ 116 [chi sai đối tượng, sai địa bàn] được chỉ rõ, từ năm 2018, 2019, Sở Tài chính và Sở Y tế tỉnh Quảng Trị thống nhất thực hiện chi trả chế độ 116 theo định kỳ… 6 tháng/lần [!].

Đừng nhầm… địa bàn!

Trong 10 năm thực hiện NĐ 116 [2010 - 2019], một trong những bất cập khiến ngân sách Trung ương hỗ trợ bị lãng phí rất lớn chính là việc các địa phương xác định “nhầm” địa bàn. Do hướng dẫn thực hiện NĐ 116 chưa chặt chẽ, nên một số xã không thuộc khu vực ĐBKK, mà là xã theo Chương trình 135, xã an toàn khu, xã khu vực I, xã khu vực II cũng được thụ hưởng, dẫn tới số tiền ngân sách phải chi trả hằng năm rất lớn.

Để khắc phục tình trạng này, NĐ 76 đã quy định khá cụ thể địa bàn thụ hưởng. Cụ thể, NĐ 76 xác định vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK bao gồm: Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1; 1.935 xã khu vực III và 20.176 thôn ĐBKK theo Quyết định 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [QĐ 582].

Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, danh sách địa bàn ĐBKK theo QĐ 582 áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Nghĩa là, tính theo thời điểm NĐ 76 có hiệu lực thi hành [ngày 1/12/2019] thì danh sách này được sử dụng thêm đúng 1 năm và 1 tháng; hết năm 2020 thì danh sách này chỉ có ý nghĩa tham chiếu.

Ngoài ra, từ nay đến hết năm 2020, với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Trung ương từ các chương trình, dự án giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… sẽ có không ít xã, thôn đang nằm trong danh sách theo QĐ 582 thoát khỏi tình trạng ĐBKK. Sự biến động về địa bàn ĐBKK sẽ là một thách thức không nhỏ khi triển khai chính sách theo NĐ 76. Đây là vấn đề mà Bộ Nội vụ phải tính toán khi xây dựng thông tư hướng dẫn nghị định này.

Xem Hộ nghèo là đối tác để phát triển: Tạo đột phá trong giảm nghèo bền vững

Video liên quan

Chủ Đề