Thủ tục kiểm toán chi tiết là gì

Đảm bảo chi phí trả trước và các tài sản khác ngắn hạn/dài hạn là hiện hữu; được ghi nhận đầy đủ, chính xác, theo giá trị phù hợp; và được trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

      B.THỦ TỤC KIỂM TOÁN

I. Thủ tục chung

1. Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng

2.Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết,… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước [nếu có].

II. Thủ tục phân tích

1. So sánh, phân tích biến động của chi phí trả trước và các tài sản khác ngắn hạn/dài hạn năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường.

III. Kiểm tra chi tiết

Chi phí trả trước

1. Thu thập bảng tổng hợp phân bổ chi phí trả trước theo từng nội dung chi phí [số đầu kỳ, cuối kỳ, giá trị tăng và giá trị phân bổ trong kỳ, thời điểm phát sinh và thời gian phân bổ…]:

- Đối chiếu, số liệu với các tài liệu liên quan [sổ cái, sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC].

- Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường [số dư lớn, các khoản không phù hợp tính chất TK..]. Thực hiện thủ tục kiểm tra [nếu cần]. 

2.Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường [về nội dung, giá trị, TK đối ứng...]. Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng [nếu cần].

3. Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ [1]:

- Chọn mẫu kiểm tra các khoản chi phí trả trước có giá trị lớn.

- Kiểm tra bảng phân bổ chi phí trả trước của năm/kỳ trước [phương pháp phân bổ, cách xác định thời gian phân bổ và tính toán lại giá trị chờ phân bổ đầu năm/kỳ…].

- Kiểm tra việc phân loại chi phí trả trước ngắn/dài hạn

4. Kiểm tra chứng từ liên quan đến các khoản chi phí trả trước phát sinh, đảm bảo các chi phí này được ghi nhận đầy đủ, chính xác và phân loại đúng đắn

5. Đánh giá tính hợp lý của thời gian phân bổ các chi phí trả trước do DN chọn và tính nhất quán với năm trước

6. Kiểm tra lại tính toán của bảng tổng hợp phân bổ và đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ chi phí trả trước vào các TK chi phí liên quan

7. Xem xét chênh lệch giữa phương pháp phân bổ cho mục đích kế toán và mục đích thuế [nếu có] và tính toán thuế TNDN hoãn lại phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng [kết hợp với phần hành “Thuế”].

Tài sản khác

1. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản tài sản khác… [theo đối tượng và nội dung]:

- Đối chiếu, số liệu với các tài liệu liên quan [sổ cái, sổ chi tiết theo từng đối tượng, BCĐSPS, BCTC].

- Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường. Thực hiện thủ tục kiểm tra [nếu cần].

2. Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường [về nội dung, giá trị, TK đối ứng...]. Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng [nếu cần].

3. Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ [1]:

- Chọn mẫu kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các số dư có giá trị lớn.

- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán để chứng minh cho số dư đầu kỳ.

- Gửi TXN [nếu cần].

Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ [nếu có].

4. Lập và gửi TXN đối với các số dư tài sản khác… có giá trị lớn. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch [nếu có

5. Trường hợp TXN không có hồi âm [1]: Gửi TXN lần 2 [nếu cần].

Thực hiện thủ tục thay thế: Thu thập và đối chiếu số liệu sổ chi tiết với các biên bản đối chiếu nợ của đơn vị [nếu có]. Kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của các nghiệp vụ trong năm tạo thành số dư

6. Trường hợp đơn vị không cho phép KTV gửi TXN [1]: Thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ/BQT về nguyên nhân không cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế khác

7. Đánh giá bản chất cũng như khả năng thu hồi của các số dư tài sản khác… Đảm bảo chi phí [nếu đã phát sinh] phải được hạch toán đúng kỳ và dự phòng [nếu có] cần trích lập kịp thời

8. Đối với các khoản tài sản khác… với bên liên quan [1]: Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá trị giao dịch…

9. Đối với các giao dịch và số dư có gốc ngoại tệ [1]: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá  đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ

Kiểm tra việc phân loại và trình bày chi phí trả trước và tài sản ngắn hạn/dài hạn khác trên BCTC

Thủ tục kiểm toán là gì? Nếu hoạt động hay theo học chuyên ngành kiểm toán thì bạn chắc chắn sẽ cần nắm rõ về khái niệm cũng như các quy trình trong thủ tục kiểm toán. Hơn hết, với các doanh nghiệp, thủ tục kiểm toán đóng vai trò cực kỳ quan trọng với việc nhận định về tính chính xác của số liệu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục kiểm toán theo cách đơn giản nhất. Cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

Thủ tục kiểm toán là gì? Thủ tục kiểm toán dịch sang tiếng Anh là “audit procedures". Thuật ngữ này chỉ các công việc được thực hiện bởi các kiểm toán viên nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán gắn với mục tiêu kiểm toán.

Điều này có nghĩa là thủ tục kiểm toán bao gồm các công việc của kiểm toán viên trong việc xác định tính đúng, sai, chính xác, hợp lý hay không của các số liệu, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra đánh giá về quá trình làm sổ sách của tổ chức, doanh nghiệp có phù hợp và đúng với mục tiêu mà kiểm toán đề ra hay không.

Thủ tục kiểm toán là gì

Có thể thấy rằng, các báo cáo tài chính hay các sổ sách khác của doanh nghiệp là những tài liệu vô cùng quan trọng. Bởi chỉ một sai lệch nhỏ thôi cũng rất dễ bị các kiểm toán viên phát hiện và doanh nghiệp sẽ cần giải trình cho các sai sót đó. Chính vì thế mà thủ tục kiểm toán có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm ra những sai lệch ở các thông tin, số liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Cùng với đó là sự xác định cho một quy trình thực hiện thủ tục kiểm toán chuẩn nhất.

1.2. Tìm hiểu phân loại thủ tục kiểm toán

Thủ tục kiểm toán  sẽ bao gồm 3 loại cơ bản mà bất cứ kiểm toán viên nào cũng cần phải biết. Đó là: Thủ tục đánh giá rủi ro, thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát và thủ tục kiểm toán cơ bản.

1.2.1. Thủ tục đánh giá rủi ro

Một trong những loại thủ tục toán mà bạn cần quan tâm đó là thủ tục đánh giá rủi ro. Với loại này, kiểm toán viên sẽ cần thực hiện việc điều tra về doanh nghiệp, bộ phận được tiến hành kiểm toán. Quá trình này sẽ bao gồm việc thu thập các thông tin về doanh nghiệp hay bộ phận đó, điều này có nghĩa là cả những thông tin nội bộ cũng có thể được nắm bắt bởi các kiểm toán viên. Từ đó, đưa ra các phán đoán, đánh giá về mức độ rủi ro của những sai phạm được phản ánh thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Các loại thủ tục kiểm toán

Với sự hiểu biết về kiểm soát nội bộ của các kiểm toán viên thì việc đánh giá các rủi ro cho nghiệp vụ cũng như việc gắn với mục tiêu kiểm toán được thực hiện một cách dễ dàng và đơn giản hơn.

1.2.3. Thủ tục kiểm toán cơ bản

Có thể nói thủ tục kiểm toán cơ bản là thủ tục có ý nghĩa và vai trò quan trọng nhất. Khi kiểm toán viên áp dụng thủ tục này thì có thể tìm kiếm được cũng như thu thập được các bằng chứng một cách đầy đủ và phù hợp nhất. Do đó mà đây là thủ tục kiểm toán được đánh giá cao.

Trong thủ tục kiểm toán cơ bản sẽ có 3 thủ tục khác mà bạn cần chú ý. Bao gồm:

- Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ: Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá này thì kiểm toán viên có thể xác định được sự vi phạm của các mục tiêu kiểm toán với nghiệp vụ liên quan là có hay không, cùng với đó là sự tương ứng với từng nghiệp vụ ra sao.

- Phân tích: Thủ tục này đề cập tới sự so sánh của kiểm toán viên giữa số tiền dự kiến trên kế hoạch và số tiền được ghi nhận hoặc một số liệu được kỳ vọng nói chung. 

- Kiểm tra chi tiết số dư: Thủ tục này chính là sự hỗ trợ đắc lực cho kiểm toán viên trong quá trình tìm kiếm, thu thập bằng chứng có độ tin cậy cũng như có sự chính xác cao.

Thủ tục kiểm toán cơ bản

Trong quá trình thực hiện các báo cáo tài chính nói chung của doanh nghiệp thì thủ tục kiểm toán chính là cách giảm thiểu được những rủi ro cũng như giúp cho báo cáo tài chính trở nên hoàn thiện và chuẩn chỉnh hơn rất nhiều.

Cụ thể hơn thì những lợi ích mà thủ tục kiểm toán mang lại có thể kể đến như:

- Hỗ trợ cho quá trình đánh giá và thu thập bằng chứng

Để đánh giá về số liệu, tài liệu một cách khách quan cũng như chính xác nhất thì việc thực hiện thủ tục kiểm toán là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho quá trình xác định được sự chính xác của những con số và các thông tin được cung cấp. Từ đó có được các bằng chứng kiểm toán một cách rõ ràng và nhanh chóng hơn.

- Mang đến hiệu quả tối ưu cho báo cáo tài chính

Một báo cáo tài chính không chỉ sử dụng thủ tục kiểm toán mà còn có thể kết hợp thêm thủ tục phỏng vấn hay các loại thủ tục khác. Từ đó có thể tạo nên sự hiệu quả cao nhất cho báo cáo tài chính cần đạt được.

- Giảm thiểu rủi ro cho báo cáo tài chính

Áp dụng thủ tục kiểm toán, các kiểm toán viên có thể đánh giá được sự nhất quán, tính thống nhất hay sự chênh lệch trong các số liệu so với những sự dự kiến ban đầu. Từ đó giảm thiểu được sự rủi ro một cách đáng kể cho mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp với việc lường trước được những sai sót có thể xảy ra.

Vai trò của thủ tục kiểm toán

Thủ tục kiểm toán có những nét đặc trưng cơ bản sau đây:

- Mỗi một loại thủ tục kiểm toán sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Do đó mà các kiểm toán viên sẽ cần xác định, tìm hiểu kỹ càng khi sử dụng các loại thủ tục này để đảm bảo với các cam kết kiểm toán được đưa ra.

- Mục đích sử dụng thủ tục kiểm toán của các kiểm toán viên chính là việc tìm ra các bằng chứng có độ tin cậy cao, từ đó có được sự hiểu biết nhất định trong việc kiểm soát rủi ro của kiểm toán với mức phí thấp nhất.

- Thủ tục kiểm toán gồm có 3 thủ tục khác nhau và kiểm toán viên sẽ có được những bằng chứng thông qua 3 quy trình này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ có những mâu thuẫn có thể xảy ra và xuất hiện. Vì thế mà  toán viên sẽ cần biết để đánh giá cũng như xem xét và giải quyết, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. 

2. Quy trình các bước thực hiện thủ tục kiểm toán ra sao?

Đối với quy trình kiểm toán liên quan tới thủ tục kiểm toán sẽ bao gồm 3 bước cụ thể như sau: 

- Lên kế hoạch

- Tiến hành các thủ tục kiểm toán

- Hoàn thiện và làm báo cáo

Quy trình thực hiện thủ tục kiểm toán

Lập kế hoạch là một bước không thể thiếu khi tiến hành quy trình kiểm toán. Điều này nhằm đảm bảo quy trình được thực hiện đúng theo thời gian dự kiến cũng như sự hiệu quả cần có cho một quy trình kiểm toán được áp dụng.

Lên kế hoạch sẽ bao gồm xác định chiến lược một cách tổng thể và phương pháp tiếp cận phù hợp nhất. Cùng với đó là xác định thời gian dự kiến, thực hiện phân công công việc để tạo điều kiện cho sự phối hợp thuận lợi giữa các kiểm toán viên với nhau trong quá trình thực hiện quy trình kiểm toán.

2.2. Bước 2: Tiến hành các thủ tục kiểm toán

Khi đã có được kế hoạch cụ thể và chi tiết thì bạn sẽ áp dụng thủ tục kiểm toán cơ bản để có được thông tin cho mình. Ở đây, bạn sẽ cần thực hiện các công việc như:

- Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại

- Đánh giá về hệ thống kế toán

- Thực hiện các nội dung trong chương trình kiểm toán

Bao gồm 3 bước cơ bản

- Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán

- Thống nhất ý kiến với cấp trên về kết quả kiểm toán

- Soạn bản dự thảo báo cáo kiểm toán

2.3. Bước 3: Hoàn thiện và làm báo cáo

Phần cuối cùng này sẽ là quá trình giúp bạn có thể nhìn lại và đánh giá về sự hiệu quả của các thủ tục kiểm toán mà mình áp dụng. Thông qua sự nhìn nhận này, bạn sẽ biết được mình đã đạt được các mục tiêu kiểm toán hay chưa, những vấn đề còn tồn đọng là gì, các bằng chứng liệu đã đầy đủ và chính xác chưa,....

Từ những điều rút ra đó thì các kiểm toán viên có thể tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện lại tài liệu cũng như báo cáo tài chính. Qua đó giúp doanh nghiệp có được số liệu trong các tài liệu được thống nhất và đảm bảo chính xác cao.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về thủ tục kiểm toán gửi tới các bạn. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu đúng về thủ tục kiểm toán là gì cũng như các thông tin khác về thủ tục kiểm toán dành cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề