Thực trạng xây dựng nếp sống văn minh ở cơ sở

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, thời gian qua, các xã, thị trấn đã tập trung chú trọng công tác tuyên truyền, cổ động trực quan để Nhân dân thực hiện tốt nội dung chính sách cũng như tập trung chú trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng nhằm đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trên địa bàn.

Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện xuống từng thôn,phố để nhân dân hiểu và thực hiện. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thông qua nhiều hình thức như, qua hệ thống loa truyền thanh, các buổi họp thôn, phố, các buổi sinh hoạt tổ chức đoàn thể... Từ đó, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung, quy định của việc thực hiện nếp sống văn hóa; hương ước về xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân nắm bắt kịp thời và nghiêm túc thực hiện. Để nếp sống văn hóa nhanh chóng đi vào nền nếp, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã gắn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang với việc thực hiện học tập và làm theo tư tơngr đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; cuộc vận động chung sức xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, nêu gương, nhân rộng mô hình hay, việc làm thiết thực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; kịp thời phê phán những hiện tượng tiêu cực, hủ tục, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.

Với những nội dung nêu trên, thời gian qua, tình hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Ý thức của người dân về xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ngày càng được nâng cao. Các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ; tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, được hạn chế, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã từng bước đi vào quy củ góp phần chuyển biến nhận thức của đại bộ phận Nhân dân trong toàn huyện. Cùng với đó, các phòng, ban, ngành trong huyện thường xuyên quán triệt văn bản chỉ đạo của cấp trên; chủ động triển khai theo chỉ đạo của Trung ương, tỉnh; đồng thời hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện có hiệu quả. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được đưa vào quy ước, hương ước của cơ quan, đơn vị, thôn, tổ dân phố, các tiêu chí bình xét thi đua cuối năm.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc triển khai thực hiện ở một số đơn vị còn mang tính hình thức; thiếu biện pháp thiết thực; thiếu kiểm tra, đôn đốc và chưa quyết liệt trong việc phê bình, chưa có chế tài đối với những cá nhân, đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật, quy ước, hương ước của thôn trong cưới, tang, lễ hội chưa điều chỉnh bổ sung kịp thời. Việc bình xét công nhận các danh hiệu gia đình, khu dân cư, cơ quan văn hoá... ở các xã, thị trấn chưa áp dụng triệt để các tiêu chí về "thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội" đã được đề ra... Công tác tuyên truyền, vận động chưa được các cấp, các ngành, các đoàn thể tiến hành thường xuyên nên chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa lan toả đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong việc cưới, vẫn còn xảy ra tình trạng tảo hôn, tình trạng cưới không hôn thú [không đăng ký kết hôn . Một số đám cưới tổ chức linh đình, mời đông khách, hiện tượng thương mại hoá trong tiệc cưới vẫn tồn tại và có xu hướng gia tăng... Trong việc tang, việc để thi hài người kéo dài ngày vẫn còn diễn ra; đốt, rải vàng mã [thậm chí tiền thật] vẫn diễn ra ở một số đám tang; việc phúng điếu quá nhiều vòng hoa, xây mộ nhiều tiền lãng phí; hiện tượng mời đội bát âm, mở nhạc với tần suất âm thanh quá lớn [treo loa phóng lên cao] trong các đám tang gây ồn ào trong khu dân cư có xu hướng phát sinh gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Trong lễ hội, tình trạng phô trương,lãng phí, thương mại hoá; Việc phục dựng lễ hội truyền thống còn chậm. Các hoạt động về phần hội còn nghèo nàn, đơn điệu, các trò chơi dân gian chưa phát huy được kho tàng dân gian phong phú của địa phương, hoạt động thể thao cũng còn đơn điệu ở vài bộ môn, chưa phát huy được các bộ môn thể thao có màu sắc dân tộc. Một số hiện tượng mê tín vẫn còn như: hái lộc ngày xuân, đốt đồ mã quá nhiều tại các đền, rút quẻ bói toán, lễ hội còn ảnh hưởng an toàn giao thông; vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, an toàn thực phẩm.Nội dung lễ hội chưa tạo được nét mới hấp dẫn về nội dung, hình thức. Việc triển khai các hoạt động còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa đổi mới. Một số vấn đề đang có xu hướng lan rộng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, những năm gần đây một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng tín ngưỡng tâm linh, lễ hội để có các hoạt động mê tín dị đoan, việc đặt bát hương, xây dựng đền, miếu...vừa tốn kém về vật chất, tạo tâm lý không tốt cho một bộp hận nhân dân, gây khó khăn cho công tác quản lý của ngành chức năng và chính quyền cơ sở. Việc dựng rạp, lấn chiếm lòng đường, hè phố để tổ chức lễ cưới, tang ma, gây cản trở giao thông.

Để thực thiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trong thời gian tiếp theo, Phòng VHTT huyện yêu cầu các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

2. Đẩy mạnh cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tăng cường công tác Lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền về công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đưa công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở vào các Nghị quyết của Đảng ủy nhằm tạo bước chuyển biến mới về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết TW5 [khóa VIII] về " Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Tuyên truyền, động viên các gia đình có tang ma sử dụng băng nhạc tang lễ phù hợp, hạn chế thuê đội nhạc bát âm, sử dụng âm thanh, loa đài tần suất vừa phải, không treo loa phóng lên cao, gây ồn ào làm ảnh hưởng đến dân cư … gây bức xúc trong xã hội.

3. Xây dựng hương ước, quy ước, thôn, phố, đơn vị văn hóa gắn các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, vùng, miền trên địa bàn. Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức cưới hỏi, tang lễ văn minh, tiết kiệm. Các gia đình đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, gắn với việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Quán triệt đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống phô trương, hình thức.

Trung tâm VHTTTTDL theo chức năng, nhiệm vụ tập trung tác tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đảm bảo theo quy định của pháp luật; đặc biệt là trước, trong và sau tết Cổ truyền của dân tộc./.

Bùi Kim Dậu – Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin.

Thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, thời gian qua, các xã, thị trấn đã tập trung chú trọng công tác tuyên truyền, cổ động trực quan để Nhân dân thực hiện tốt nội dung chính sách cũng như tập trung chú trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng nhằm đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trên địa bàn.

Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện xuống từng thôn,phố để nhân dân hiểu và thực hiện. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thông qua nhiều hình thức như, qua hệ thống loa truyền thanh, các buổi họp thôn, phố, các buổi sinh hoạt tổ chức đoàn thể... Từ đó, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung, quy định của việc thực hiện nếp sống văn hóa; hương ước về xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân nắm bắt kịp thời và nghiêm túc thực hiện. Để nếp sống văn hóa nhanh chóng đi vào nền nếp, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã gắn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang với việc thực hiện học tập và làm theo tư tơngr đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; cuộc vận động chung sức xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, nêu gương, nhân rộng mô hình hay, việc làm thiết thực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; kịp thời phê phán những hiện tượng tiêu cực, hủ tục, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.

Với những nội dung nêu trên, thời gian qua, tình hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Ý thức của người dân về xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ngày càng được nâng cao. Các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ; tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, được hạn chế, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã từng bước đi vào quy củ góp phần chuyển biến nhận thức của đại bộ phận Nhân dân trong toàn huyện. Cùng với đó, các phòng, ban, ngành trong huyện thường xuyên quán triệt văn bản chỉ đạo của cấp trên; chủ động triển khai theo chỉ đạo của Trung ương, tỉnh; đồng thời hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện có hiệu quả. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được đưa vào quy ước, hương ước của cơ quan, đơn vị, thôn, tổ dân phố, các tiêu chí bình xét thi đua cuối năm.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc triển khai thực hiện ở một số đơn vị còn mang tính hình thức; thiếu biện pháp thiết thực; thiếu kiểm tra, đôn đốc và chưa quyết liệt trong việc phê bình, chưa có chế tài đối với những cá nhân, đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật, quy ước, hương ước của thôn trong cưới, tang, lễ hội chưa điều chỉnh bổ sung kịp thời. Việc bình xét công nhận các danh hiệu gia đình, khu dân cư, cơ quan văn hoá... ở các xã, thị trấn chưa áp dụng triệt để các tiêu chí về "thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội" đã được đề ra... Công tác tuyên truyền, vận động chưa được các cấp, các ngành, các đoàn thể tiến hành thường xuyên nên chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa lan toả đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong việc cưới, vẫn còn xảy ra tình trạng tảo hôn, tình trạng cưới không hôn thú [không đăng ký kết hôn . Một số đám cưới tổ chức linh đình, mời đông khách, hiện tượng thương mại hoá trong tiệc cưới vẫn tồn tại và có xu hướng gia tăng... Trong việc tang, việc để thi hài người kéo dài ngày vẫn còn diễn ra; đốt, rải vàng mã [thậm chí tiền thật] vẫn diễn ra ở một số đám tang; việc phúng điếu quá nhiều vòng hoa, xây mộ nhiều tiền lãng phí; hiện tượng mời đội bát âm, mở nhạc với tần suất âm thanh quá lớn [treo loa phóng lên cao] trong các đám tang gây ồn ào trong khu dân cư có xu hướng phát sinh gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Trong lễ hội, tình trạng phô trương,lãng phí, thương mại hoá; Việc phục dựng lễ hội truyền thống còn chậm. Các hoạt động về phần hội còn nghèo nàn, đơn điệu, các trò chơi dân gian chưa phát huy được kho tàng dân gian phong phú của địa phương, hoạt động thể thao cũng còn đơn điệu ở vài bộ môn, chưa phát huy được các bộ môn thể thao có màu sắc dân tộc. Một số hiện tượng mê tín vẫn còn như: hái lộc ngày xuân, đốt đồ mã quá nhiều tại các đền, rút quẻ bói toán, lễ hội còn ảnh hưởng an toàn giao thông; vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, an toàn thực phẩm.Nội dung lễ hội chưa tạo được nét mới hấp dẫn về nội dung, hình thức. Việc triển khai các hoạt động còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa đổi mới. Một số vấn đề đang có xu hướng lan rộng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, những năm gần đây một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng tín ngưỡng tâm linh, lễ hội để có các hoạt động mê tín dị đoan, việc đặt bát hương, xây dựng đền, miếu...vừa tốn kém về vật chất, tạo tâm lý không tốt cho một bộp hận nhân dân, gây khó khăn cho công tác quản lý của ngành chức năng và chính quyền cơ sở. Việc dựng rạp, lấn chiếm lòng đường, hè phố để tổ chức lễ cưới, tang ma, gây cản trở giao thông.

Để thực thiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trong thời gian tiếp theo, Phòng VHTT huyện yêu cầu các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

2. Đẩy mạnh cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tăng cường công tác Lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền về công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đưa công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở vào các Nghị quyết của Đảng ủy nhằm tạo bước chuyển biến mới về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết TW5 [khóa VIII] về " Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Tuyên truyền, động viên các gia đình có tang ma sử dụng băng nhạc tang lễ phù hợp, hạn chế thuê đội nhạc bát âm, sử dụng âm thanh, loa đài tần suất vừa phải, không treo loa phóng lên cao, gây ồn ào làm ảnh hưởng đến dân cư … gây bức xúc trong xã hội.

3. Xây dựng hương ước, quy ước, thôn, phố, đơn vị văn hóa gắn các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, vùng, miền trên địa bàn. Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức cưới hỏi, tang lễ văn minh, tiết kiệm. Các gia đình đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, gắn với việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Quán triệt đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống phô trương, hình thức.

Trung tâm VHTTTTDL theo chức năng, nhiệm vụ tập trung tác tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đảm bảo theo quy định của pháp luật; đặc biệt là trước, trong và sau tết Cổ truyền của dân tộc./.

Bùi Kim Dậu – Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin.

BẢN QUYỀN SỬ DỤNG THUỘC HUYỆN TRIỆU SƠN - THANH HÓA

ĐC: Phố Lê Lợi - Thị trấn Triệu Sơn - Huyện Triệu Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Điện thoại: 037 3867 124. Email:

Chịu trách nhiệm nội dung: Đ/c Lê Quang Trung - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử được Sở Thông tin và Truyền thông Thanh hóa cấp giấy phép số: 39/GP-STTTT ngày 14/4/2016
Ghi rõ nguồn tin "trieuson.gov.vn" khi phát hành lại nội dung trên Cổng thông tin điện tử huyện Triệu Sơn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề