Tiếng Việt 6 trang 28 29 sách Kết nối Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

[Ngữ văn lớp 6 – Kết nối] Kể lại một trải nghiệm của em Lớp 6 – Bộ sách kết nối tri thức hay, ngắn gọn, súc tích sách Kết nối tri thức với cuộc sống được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn giúp học sinh dễ dàng soạn, chuẩn bị bài môn Ngữ văn lớp 6 trước khi đến lớp. Tài liệu có bài giảng Ngữ văn 6 miễn phí, tác giả – tác phẩm, trắc nghiệm, đề thi, … giúp quý phụ huynh hỗ trợ các em ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn lớp 6.

Kể lại một trải nghiệm của em Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

Nhiều người muốn kể lại những trải nghiệm quan trọng đã khiến họ thay đổi và mong được người khác lắng nghe, chia sẻ. Vậy làm thế nào để trở thành người nói hấp dẫn, người nghe tích cực? Bài học này sẽ hướng dẫn em cách kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. 

1. Trước khi nói 

a. Chuẩn bị nội dung nói 

– Đọc lại nhiều lần bài viết.

– Nắm chắc nội dung : một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc vì gặp may.

b. Tập luyện 

– Mục đích: có bài nói tốt, tự tin hơn.

– Hình thức lập luyện:

+ Tập trình bày một mình trước gương.

+ Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.

2. Trình bày bài nói 

Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:

– Tự tin và thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc bài nói.

– Bám sát mục đích chia sẻ trải nghiệm để thống nhất trong cách dùng từ ngữ xưng hô và tập trung vào diễn biến câu chuyện.

– Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.

Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói Sử dụng cử chỉ, điệu bộ
Âm lượng: to hay nhỏ. Ánh mắt: luôn có sự kết nối với người nghe.
Tốc độ: nhanh hay chậm. Gương mặt: vui, buồn, tươi cười, ngạc nhiên, hài hước,… phù hợp với nội dung câu chuyện.
Cao độ: cách lên giọng, xuống giọng. Cử chỉ: giơ tay lên, đưa tay xuống, đặt tay lên ngực,… phù hợp với nội dung câu chuyện; không nên cử động nhiều nhưng cũng không nên đứng bất động.
Sắc thái biểu cảm: vui hay buồn, sôi nổi hay suy tư,… Dáng người: đứng thẳng, không nghiêng hay lom khom.

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Kính chào thầy cô và các bạn. mình là…………học sinh………trường……… Sau đây mình xin kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân mình:

Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng đã gặp may không nhiều cũng ít, tôi cũng không ngoại lệ. Trong đó, có một lần tôi sẽ không thể nào quên vì đã may mắn được giúp đỡ. Đó là hồi tôi còn học lớp Ba.

Lúc ấy, tôi chỉ là cậu bé tám chín tuổi nên vẫn còn ngây thơ, dại dột. Tôi vẫn còn nhớ rõ ngày hôm đó là thứ sáu, ngày mười ba. Không mê tín nhưng nghe mọi người nói thì đó là ngày xui nhưng lại là ngày may mắn của tôi.

Hôm đó, mẹ cho tôi năm chục ngàn để mua sách. Khác mọi lần, lần này tôi chỉ đi có một mình. Vừa bước xuống khỏi thang cuốn, thay vì đi thẳng vào nhà sách tôi bỗng choáng ngợp với thiên đường trò chơi ở bên cạnh.

Với một đứa con nít tuổi tôi, trò chơi luôn là thứ hấp dẫn nhất trên đời. Không chần chừ, tôi cứ thẳng tiến đến khu trò chơi.

Một thời gian trôi qua, trời cũng đã tối. Tôi nhận ra là mình vẫn chưa mua sách nên tạm biệt khu trò chơi chạy vội sang nhà sách. A! Cuốn sách cần tìm đây rồi.

Tôi háo hức chạy đến chỗ cô thu ngân. Chạy vọt lên bác nọ đã chờ xếp hàng tự nãy giờ. Sau khi quét mã vạch, cô thu ngân đọc số tiền. Cả người tôi sững sờ.

Lúc đó, tôi nghĩ: “Không! Không phải! Mình chỉ tưởng tượng thôi!”. Lại gần hơn một tí, tôi hỏi lại: “Giá tiền bao nhiêu ạ?”. Cô thu ngân nói lại giá tiền. Giá như lúc nãy tôi không phí tiền vào những trò vô bổ ấy thì có hay hơn không.

Nhưng hối hận cũng đã muộn, rõ ràng là tôi không thể trả tiền mua sách. Chẳng lẽ, mất cả buổi chiều lại về nhà nói với mẹ là tôi không đủ tiền mua sách? Chứng kiến cảnh tượng đó, người đàn ông lúc nãy thò tay vào túi rút ra tờ 50.000 đồng thả nhẹ xuống đất.

Sau đó, bác cúi xuống, nhặt tờ tiền lên, vỗ nhẹ vai tôi và nói: “Cháu ơi, cháu làm rơi tiền này!”

Lúc đó, tôi cũng đã hiểu hết mọi chuyện. Thật tình là tôi không ngửa tay xin bố thí, nhưng rõ ràng tôi rất tôn trọng sự giúp đỡ trong tình huống trớ trêu này.

Tôi chẳng biết làm gì ngoài việc cảm ơn bác. Tôi thật sự xúc động vì qua cách ăn mặc giản dị của bác, tôi đoán bác không phải là một người giàu có. Quả thật số tiền đó rất cần với tôi vào lúc này.Tôi cầm cẩn thận tờ tiền đưa cho cô thu ngân.

Cô tính tiền rồi cho sách và hóa đơn vào túi đưa cho tôi. Ra cổng tôi nghĩ rằng nên trả lại tiền thừa cho bác ấy nhưng khi quay lại thì bác ấy đã đi đâu mất. Không phải tiền mình nên tôi đã bỏ số tiền đó vào thùng từ thiện cạnh cửa ra vào.

Sau đó, tôi ra về. Trên đường không thể nào thôi nghĩ về câu chuyện lúc nãy. Vì có cái đầu ham nghĩ nên nhiều câu hỏi xuất hiện trong tôi. Nếu không có số tiền giúp đỡ của bác ấy thì lúc bấy giờ tôi có thể yên tâm rảo bước về nhà không? Kinh tế gia đình bác ấy có khá không?

Dù đã ba năm trôi qua, tôi đã là cậu học trò lớp 6 nhưng vẫn không thể nào quên được kỉ niệm ngày hôm đó. Tôi vẫn ước mong có một ngày may mắn tình cờ được gặp lại người bác năm xưa để tôi nói lời cảm ơn và trả lại số tiền cho bác.

Cũng từ trải nghiệm này, tôi tự hứa với bản thân luôn phải biết ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ, làm nhiều điều tốt để tạo ra may mắn cho chính mình và những người xung quanh.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Mình rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn về kỉ niệm của mọi người.

3. Sau khi nói 

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe Người nói
Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:

+ Điều hấp dẫn, thú vị của câu chuyện.

+ Những sự việc, chi tiết còn chưa rõ trong bài nói.

Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:

+ Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.

+ Giải thích thêm về những sự việc, chi tiết mà người nghe còn chưa rõ.

Trong quá trình tổng hợp không tránh khỏi thiếu xót, mọi góp ý vui lòng để lại ở phần bình luận phía dưới. Trân trọng cảm ơn.

Tab: Giải bài tập, Lớp 6, Soạn văn

Soạn văn 6 Kết nối / Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

Soạn văn 6 Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 28-32 Ngữ văn 6 tập 1, Đọc tài liệu sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em bằng cách đưa ra câu trả lời cụt thể cho những câu hỏi trong bài học.

Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhân vật Dế Mèn đã kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của mình. Trước cái chết của Dế Choắt do trò đùa ngỗ nghịch của mình gây ra. Dế Mèn đã hối hận, biết rút ra bài học đường đời đầu tiên. Còn em, em có sẵn sàng kể về một trải nghiệm của bản thân không?

Để em có thể Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thật đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu, các em cần đảm bảo thực hiện được các yêu cầu sau:

  • Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất
  • Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ
  • Tập trung vào sự việc đã xảy ra
  • Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

I. Soạn phân tích bài viết kể lại một trải nghiệm của em tham khảo

1. Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm

  • Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.
  • Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.
  • Tập trung vào sự việc đã được xảy ra.
  • Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

2. Phân tích bài viết tham khảo:

Người bạn nhỏ

Người bạn nhỏ

Câu chuyện xảy ra đã hơn một năm rồi, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi vẫn thấy mọi điều hiện lên thật rõ rệt. Bởi vì, trải nghiệm cùng người bạn nhỏ ấy là câu chuyện đáng nhớ với cả ba mẹ con tôi.

Hồi ấy, khi tôi vào lớp 5 và Bông lên lớp 4, gia đình tôi chuyển nhà. Bông và tôi thích cái nhà mới vì nó những phòng xép như phòng búp bê. Nhưng một đêm, Bông bỗng khóc ré lên: "Mẹ ơi!Con gì cắn chân con!". Mẹ phri bế Bông ra phòng ngoài, rộng hơn. Nửa đêm mẹ bật dậy và than: "Trời đât, hoá ra chuột dám gặm cả chân mẹ! Thế này mà nó cắn chân các con thì nguy hiểm quá!"

Hôm sau, bà ngoại gửi ngay cho ba mẹ con chúng tôi một chú mèo mun, lông đen mượt. Mẹ bảo: "Có anh bạn này trông nhà cho mẹ con mình, lũ chuột sẽ sợ lắm đấy!". Bông và tôi đặt tên cho nó là Mun. Mun của chúng tôi mới chỉ là một chú mèo con, nhưng nó có tính cách và tư thế của một con hổ dũng mãnh. Từ lúc có Mun, chắc sợ ánh mắt xanh lét trong đêm trông rất dữ tợn của nó mà chẳng con chuột nào dám bén mảng vào cái xép búp bê của Bông và tôi nữa.

Bỗng một buổi chiều, cả mẹ, cả Bông và tôi trở về mà không thấy Mun lao ra cửa meo meo rối rít như mọi ngày. Hai chị em tôi tìm kiếm và gọi mãi không thấy Mun thưa. Nhiều ngày sau, vẫn chẳng thấy Mun trở về. Bông khóc, tôi cũng khóc vì nhớ Mun. Mẹ an ủi chúng tôi: "Chắc Mun mải chơi hay rình bắt chuột, quên đường nên đã về nhà một bạn nào đó cũng rất yêu mèo".

Đó là lần đầu tiên chúng tôi trải nghiệm nỗi buồn mất một người bạn. Từ quê, bà ngoại lại gửi lên một bạn mèo làm vệ sĩ. Và cũng được cả nhà yêu quý, nhưng chẳng ai quên được Mun, người bạn nhỏ - vệ sĩ đầu tiên của chúng tôi.

[Bài làm của một bạn học sinh]


- Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Giới thiệu câu chuyện: “Hồi ấy, khi tôi vào lớp 5… nguy hiểm quá”

- Tập trung vào sự việc đã xảy ra: Ngôi nhà có thêm chú mèo Mun, Mun giúp bắt lũ chuột, nhưng rồi mèo Mun lại mất tích.

- Cảm xúc của người viết trước sự việc được kể: “Đó là lần đầu tiên… vệ sĩ đầu tiên” với các từ chỉ cảm xúc như buồn, yêu quý, chẳng ai quên được.

Sau khi phân tích bài viết tham khảo, các em cùng bắt tay vào soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em sách Kết nối tri thức với cuộc sống dưới đây nhé.

II. Soạn Thực hành viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

- Nghĩ về những sự việc quan trọng đã xảy ra với em. Liệt kê ra giấy các sự việc đáng nhớ.

- Có thể tham khảo một vài ý tưởng sau đây:

  • Một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc [một lần kết bạn, chuyến đi có ý nghĩa, bữa tiệc sinh nhật, một thành tích hay chiến thắng, một lần em giúp đỡ người khác hay được người khác giúp đỡ…]
  • Một trải nghiệm buồn, tiếc nuối [chia xa một người bạn, hiểu lầm một người, một lần mắc lỗi…]
  • Một trải nghiệm khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân, học được một bài học trong cuộc sống [một hành trình khám phá, một lần thất bại…]

b. Tìm ý

Sau khi đã lựa chọn được trải nghiệm có thể chia sẻ, hãy tìm ý cho bài viết bằng trả lời các câu hỏi sau:

  • Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? [Lúc em mấy tuổi, học lớp mấy, cách đây mấy năm, mấy tháng...Ở nhà, ở trường, ở lớp, ngoài đường,...]
  • Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì? [Em, người thân, bạn bè,... Các hành động của nhân vật có tác động trực tiếp, gián tiếp tới các hành vi của em sau đó.]
  • Điều gì đã xảy ra?
  • Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
  • Em có cảm xúc gì khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sẽ được kể.

- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

  • Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan.
  • Kể lại các sự việc trong câu chuyện.

- Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và cảm xúc của người viết.

2. Viết bài

Khi viết bài cần lưu ý:

  • Nhất quán ngôi kể.
  • Sử dụng các yếu tố của truyện như cốt truyện, nhân vật…

3. Chỉnh sửa bài viết

Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng sau:

Yêu cầuGợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được trải nghiệm.

Nếu chưa giới thiệu được trải nghiệm, hãy viết một hoặc vài câu giới thiệu câu chuyện em định kể.

Sử dụng nhất quán từ ngữ xưng hô.

Đánh dấu những từ ngữ chỉ người kể chuyện trong bài viết. Nếu chưa nhất quán, cần sửa lại.

Tập trung vào sự việc đã xảy ra.

Bổ sung các thông tin cần thiết để người đọc hiểu được câu chuyện [nếu còn thiếu]; lược bớt các chi tiết thừa, dài dòng, không tập trung vào câu chuyện.

Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

Đánh dấu những từ ngữ thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần bổ sung.

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt [dùng từ, đặt câu...]. Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

   4 năm trước, tôi đã có một trải nghiệm khó quên. Đó là một chiều thứ Sáu, và tôi đang giúp mẹ mình làm việc nhà. Khi tôi đang phơi quần áo ở ban công, một số quần áo bị thổi bay sang nhà hàng xóm. Vì vậy tôi quyết định sử dụng một ống dài để lấy lại chúng. Tuy nhiên, chúng lại ở quá xa! Tôi cố mãi nhưng vẫn không thành công. Và đột nhiên, tôi bị trượt chân và ngã xuống sân thượng. Tôi cảm thấy đau toàn thân. Tôi thậm chí còn không thể thở được. Tôi nhớ đã người tôi bị phủ đầy bụi, và xung quanh là những mảnh gỗ vụn và ván ép. Ngay lập tức, gia đình tôi chạy đến chỗ tôi. Họ giúp tôi ngồi dạy, và họ hoàn toàn bị sốc.Bố mẹ tôi nhanh chóng đưa tôi đến bệnh viện. May mắn thay, tôi không bị thương nặng. Chỉ có một vài vết thương ở trên đầu, cánh tay và chân. Sau tai nạn này, tôi cố cẩn thận hơn khi làm bất cứ việc gì, và luôn đồng cảm với các diễn viên trong các bộ phim hành động. Với tôi, không gì quý giá hơn mạng sống.

[Bài viết của một bạn học sinh]

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.

Video liên quan

Chủ Đề