Tỉnh Bình Thuận có máy lưu vực sông chính

1. Địa lý

- Vị trí địa lý: Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam trung bộ Việt Nam, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná [Ninh Thuận] đến bãi bồi Bình Châu [Bà Rịa-Vũng Tàu]. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km.

- Diện tích: 7.828 km²

- Chiều dài bờ biển: 192 km

- Diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km²

- Địa hình

Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi [1.642 m], Dang Sruin [1.302 m], Ông Trao [1.222 m], Gia Bang [1.136 m], núi Ông [1.024 m] và Chi Két [1.017 m]. Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ.

- Khí hậu

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình: 26 - 27°C Lượng mưa trung bình:800 - 1150 mm Độ ẩm tương đối: 79% Tổng số giờ nắng: 2.459

2. Đơn vị hành chính

Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố [Phan Thiết], 1 thị xã [La Gi] và 8 huyện [Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh, Phú Quý]. 

3. Các dân tộc: Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa [tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết], Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường...

4. Tài nguyên

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

TỈNH BÌNH THUẦN
07/05/2009

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Tỉnh Bình Thuận nằm ở vùng miền Ðông Nam Bộ, có tọa độ địa lý 10033'42" đến 11033'18" vĩ độ Bắc; 107023'41" đến 108052'18" kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.518 km. Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Ðồng và Ninh Thuận; phía Tây giáp tỉnh Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Ðông giáp biển đông, có bờ biển dài 192 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7.828,46 km2, chiếm 2,38% diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 1A, quốc lộ 28, quốc lộ 55; các tuyến tỉnh lộ gồm 7 tuyến chính: Ðường tỉnh lộ 706, 707, 709, 710, 711, 712, 713; đường bờ biển dài 192 km, ngoài khơi có đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km, diện tích lãnh hải 52.000 km2. Hệ thống sông ngòi thuỷ văn của tỉnh gồm có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, Sông Luỹ, sông Cái, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh, sông La Ngà. Tổng diện tích lưu vực các sông là 9.880 km2 với chiều dài 663 km.

Ðịa hình: Ðại bộ phận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Ðịa hình hẹp về chiều ngang, kéo dài theo hướng Ðông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 3 dạng chính sau:

- Ðồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân.

- Ðồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên gồm: Ðồng bằng phù sa ven biển, ở các lưu vực sông Lòng Sông đến sông Dinh độ cao không quá 12 m đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90-120 m.

- Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao từ 30 ? 50m kéo dài theo hướng Ðông Bắc - Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Ðông Bắc huyện Ðức Linh.

Khí hậu: Nằm trong khu vực khô hạn nhất cả nước; có nhiều gió, nắng, không có mùa đông, nhiệt độ trung bình năm là 26,50C - 27,50C. Lượng mưa trung bình là 800 - 1.600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước khoảng 300mm/năm.

2. Dân số - Dân tộc

Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Bình Thuận có 1.047.000 người. Trong đó: Số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh năm 2000 là 456.745 người, chiếm 42,8% dân số.

Trên địa bàn tỉnh có trên 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh, có 973.863 người, chiếm 93,01%. Các dân tộc thiểu số như dân tộc Chăm có 29.356 người, chiếm 2,80%; dân tộc Ra-glai có 12.541 người, chiếm 1,19%; dân tộc Hoa có 11.204 người, chiếm 1,07%; dân tộc Cơ-ho có 8.779 người, chiếm 0,83%; dân tộc Tày có 4.507 người, chiếm 0,43%; dân tộc Chơ- ro có 2.286 người, chiếm 0,21%; các dân tộc khác chiếm 0,46%.

Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 9/9 huyện, thị, thành phố với 105/115 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù, tỷ lệ người biết chữ chiếm 90,7% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 1 trường trung học chuyên nghiệp, 01 trường cao đẳng, 01 trung tâm bồi dưỡng cán bộ, 02 trung tâm dạy nghề.

Toàn tỉnh có 7 bệnh viện huyện; 17 trung tâm kế hoạch hoá gia đình liên xã; 13 phòng khám đa khoa khu vực; 100% xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố, tỷ lệ giường bệnh là 18,6 giường/1vạn dân. Số cán bộ y tế phục vụ cho 1 vạn dân là 24,6 cán bộ, trong đó tỷ lệ Bác sỹ là 4,5 người.

3. Tài nguyên thiên nhiên

3.1. Tài nguyên đất

Tỉnh Bình Thuận có 782.846 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 201.100 ha, chiếm 25,68%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 374.409 ha, chiếm 47,82%; diện tích đất chuyên dùng là 21.403 ha, chiếm 2,73%; diện tích đất ở là 6.331 ha, chiếm 0,80%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 174.603 ha, chiếm 22,30%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 149.908 ha, chiếm 71,35%, trong đó diện tích đất trồng lúa là 56.948 ha, chiếm 37,98%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 43.451 ha, chiếm 20,68%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 795 ha, chiếm 0,21%.

Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 79.797 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 2.776 ha; diện tích đất bằng chưa sử dụng là 71.962 ha.

3.2. Tài nguyên rừng

Ðến năm 2002, toàn tỉnh có 379.133 ha rừng. Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 341.085 ha, diện tích rừng trồng toàn tỉnh là 38.048 ha.

Các khu bảo tồn thiên nhiên: Hiện có 02 khu bảo tồn thiên nhiên là Biển Lạc- Núi Ông và khu bảo tồn thiên nhiên núi Cà Tú.

3.3. Tài nguyên biển

Bình Thuận có chiều dài bờ biển 192 km, diện tích vùng lãnh hải rộng 52.000 km2 thuận lợi cho việc khai thác thuỷ sản và khai thác du lịch. Tổng trữ lượng cá vùng biển ven bờ của Bình Thuận là 220 - 240 nghìn tấn; khả năng khai thác trên 120 nghìn tấn/năm; mực 10.000 - 20.000 tấn/năm; sò điệp 25.000 - 30.000 tấn/năm.

Vùng ven biển Bình Thuận có nhiều khả năng nuôi trồng thuỷ sản, phát triển diêm nghiệp và du lịch, toàn tỉnh khoảng trên 3000 ha mặt nước triều có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối.

3.4. Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản là nguyên vật liệu xây dựng: Vật liệu xây dựng có cát kết vôi với trữ lượng 3,9 triệu m3, phân bố ở Vĩnh Hảo và Phước Thể [Tuy Phong]; Ðá xây dựng và trang trí với trữ lượng 75 triệu m3 phân bố ở Tà Kóu [Hàm Thuận Nam], Núi Nhọn [Hàm Tân].

- Nước khoáng: Phân bố ở Vĩnh Hảo [Tuy Phong], Ða Kai [Ðức Thịnh], Phong Ðiền [Hàm Tân]. Riêng 4 điểm Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường, Ða Kai là nước khoáng thuộc loại cacbonát-natri được dùng làm nước giải khát, khả năng khai thác khoảng 300 triệu lít/năm.

- Sa khoáng Imenit trữ lượng 1,08 triêu tấn, zicon trữ lượng 193 nghìn tấn phân bố chủ yếu ở Kê Gà [Hàm Thuận Nam], Mũi Né [Phan Thiết], Tân Thiện [Hàm Tân], Thiện Ái [Bắc Bình].

- Cát trắng thuỷ tinh với trữ lượng 496 triệu m3 cấp P2, hàm lượng SiO2 từ 97-99%.

4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

4.1. Mạng lưới giao thông đường bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.475 km chiều dài đường bộ. Trong đó: Ðường do trung ương quản lý dài 269 km, chiếm 10,86%; đường do tỉnh quản lý dài 417 km, chiếm 16,84%; còn lại do thành phố và huyện thị quản lý.

Ðến nay, đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ hầu hết đã được bê tông nhựa chiếm khoảng 35,8%, còn lại là đường sỏi đỏ chiếm khoảng 64,2%.

4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Tổng số lượng bưu cục và dịch vụ bưu chính viễn thông 52 đơn vị; tổng số máy điện thoại toàn tỉnh có 32.858 cái, bình quân có 3,13 máy/100 dân. Bình Thuận hiện có 1 đài truyền hình 1kw và 7 trạm tiếp phát truyền hình cho các huyện thị.

4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Toàn tỉnh có 8/9 huyện thị, thành phố với 112/115 xã, phường, thị trấn đã hoà mạng lưới điện quốc gia [riêng huyện đảo Phú Quý mới lắp đặt 6 máy phát với tổng công suất 3.000 KVA]. Tỷ lệ số hộ được sử dụng lưới điện quốc gia trên địa bàn tỉnh đạt 69,26%.

4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Toàn tỉnh có 4 Nhà máy nước [Phan Thiết, Hàm Tân, Bắc Bình, Tuy Phong] và 4.000 công trình cấp nước quy chuẩn nước sạch nông thôn. Hiện có hơn 49% số hộ được sử dụng nước sạch.

5. Kinh tế - Xã hội năm 2002

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/ năm.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 253 USD, bằng 63,25% mức bình quân cả nước.

Cơ cấu phát triển các ngành kinh tế:

+ Nông - lâm - thuỷ sản: 42,4%.

+ Công nghiệp - XDCB: 23%.

+ Thương mại - dịch vụ: 34,6%.

II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

1. Kết quả phân định 3 khu vực

Huyện Tuy Phong:

- Khu vực II [MN]: Xã Vĩnh Hảo, Phú Lạc.

- Khu vực III [MN]: Xã Phong Phú; [VC]: Xã Phan Dũng.

Huyện Bắc Bình:

- Khu vực I [MN]: Xã Phan Rí Thành, Chợ Lằn, Hồng Thái, Lương Sơn, Bình Tân, Hải Ninh, Sông Luỹ.

- Khu vực II [MN]: Xã Phan Hoà, Phan Hiệp, Phan Thanh, Hoà Thắng, Bình An; [VC]: Xã Phan Ðiền.

- Khu vực III [MN]: Xã Phan Tiến, Hồng Phong; [VC]: Xã Phan Sơn, Phan Lâm.

Huyện Tánh Linh:

- Khu vực I [MN]: Xã Lạc Tánh.

- Khu vực II [MN]: Xã Suối Kiết, Gia An, Nghị Ðức, Ðức Phú, Ðức Tân, Huy Khiêm; [VC]: Xã Măng Tố, Ðức Thuận, Ðức Bình, Bắc Ruộng, Ðồng Kho.

- Khu vực III [MN]: Xã Gia Huynh; [VC]: Xã La Ngâu.

Huyện Ðức Linh:

- Khu vực I [MN]: Xã Ðức Tài, Võ Xu, Mê Pu.

- Khu vực II [MN]: Xã Trà Tân, Tân Hà, Ðức Hạnh, Ðức Chính, Nam Chính, Vũ Hoà, Sùng Nhơn, Ða Kay.

Huyện Hàm Thuận Bắc:

- Khu vực I [MN]: Xã Hàm Trí.

- Khu vực II [MN]: Xã Thuận Hoà, Hàm Phú, Hàm Chính, Hồng Liêm, Hàm Liêm, Hồng Sơn; [VC]: Xã Thuận Minh.

- Khu vực III [VC]: Xã La Dạ, Ðông Giang, Ðông Tiến.

Huyện Hàm Tân:

- Khu vực I [MN]: Xã Tân Minh.

- Khu vực II [MN]: Xã Tân Nghĩa, Tân Hà, Tân Thắng, Tân Xuân.

Huyện Hàm Thuận Nam:

- Khu vực I [MN]: Xã Mường Mán, Hàm Minh, Tân Lập, Tân Thuận.

- Khu vực II [MN]: Xã Hàm Thạnh, Thuận Quí.

2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135

- Huyện Tuy Phong: Xã ÐBKK: Phong Phú, Phan Dũng.

- Huyện Bắc Bình: Xã ÐBKK: Phan Tiến, Hồng Phong, Phan Sơn, Phan Lâm, Hoà Thắng, Phan Ðiền, Bình An.

- Huyện Tánh Linh: Xã ÐBKK: Gia Huynh, La Ngâu, Suối Kiết, Măng Tố.

- Huyện Hàm Thuận Bắc: Xã biên giới: La Dạ; Xã ÐBKK: Ðông Giang, Ðông Tiến, Hồng Liêm, Thuận Hoà, Ða Mi.

- Huyện Hàm Thuận Nam: Xã ÐBKK: Mỹ Thạnh, Hàm Cần, Hàm Thạnh, Thuận Quý.

- Huyện Hàm Tân: Xã ÐBKK: Tân Thắng, Tân Nghĩa, Tân Hà.

- Huyện Ðức Linh: Xã ÐBKK: Súng Nhơn, Trà Tân.

3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo

a. Tình hình dân tộc và tôn giáo:

+ Dân tộc Chăm có 2 tôn giáo chính thống với 27.376 tín đồ, chiếm 77,86% dân số dân tộc Chăm . Trong đó: Ðạo Hồi giáo Bà Ni có 14,864 tín đồ, 10 chùa và 290 tu sĩ; Bà La Môn có 12,876 tín đồ và 14 sư cả. Ðây là 2 đạo truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm, hoạt động tôn giáo thường gắn với các lễ hội và ngày tết cổ truyền của dân tộc.

+ Dân tộc Hoa, Tày, Nùng chủ yếu theo đạo Phật, bao gồm 1.647 tín đồ, hoạt động tôn giáo mang tính tín ngưỡng đơn thuần và thường được tổ chức vào các ngày lễ hội truyền thống của dân tộc.

+ Dân tộc K'Ho, JRai, Rắc Lây, Chơro với hơn 27.000 người cứ trú ở 11 xã và 19 thôn xen ghép vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ. Ðồng bào không theo tôn giáo nào, mà chỉ hoạt động tín ngưỡng dân gian bình thường. Song gần đây ở một số địa bàn vùng cao như: Xã Thuận Hoà [Hàm Thuận Bắc]; Phan Sơn [Bắc Bình]; Mê Pu [Ðức Linh] có một số đối tượng ở tỉnh Lâm Ðồng và ở thành phố Hồ Chí Minh xuống tổ chức truyền đạo trái phép.

b. Tình hình di dân tự do: Với nhiều hình thức khác nhau, tình hình cư dân trong và ngoài tỉnh đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số để khai thác tài nguyên đất đai để phát triển kinh tế vườn, diễn ra ngày càng phức tạp. Trong đó nổi cộm nhất mà tỉnh phải tập trung tháo gỡ giải quyết là tình hình lấn chiếm đất và cư trú trái phép tại địa phận xã Gia Huynh và Suối Kiết [Tánh Linh]; hiện có 570 hộ [trong đó có 278 hộ đan tộc Chơro] ở Ðồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tầu đến lấn chiếm đất, phá rừng làm rẫy với diện tích 1.444,1 ha ở xã Gia Huynh và Suối Kiết.

III. TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

1. Quan điểm phát triển

Tiếp tục đầu tư xây dựng nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ, đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá và ổn định; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giai đoạn 2001 - 2005 tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và chuyển sang thực hiện cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2010; nâng cao chất lượng và hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập; cải thiện đời sống nhân dân, xoá bỏ cơ bản tình trạng nghèo, thực hiện có kết quả mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, quốc phòng, an ninh vững chắc.

2. Các mục tiêu cụ thể

- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững chắc, tích cực tìm cơ hội để hội nhập vào phát triển chung của vùng Ðông Nam Bộ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 10 năm là 12 - 12,6%.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP lên khoảng 70 - 70,5% vào năm 2010, trong đó công nghiệp - xây dựng khoảng 28 - 29%.

- Phấn đấu đạt tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân 10 năm tới là 10 - 11%. Thực hành tiết kiệm, nâng cao tỷ lệ tích luỹ nội bộ nền kinh tế từ 16,3% GDP giai đoạn 1996 - 2000 lên 20% giai đoạn 2001 - 2005 và 24% vào những năm 2006 - 2010.

- Tăng nhanh thu hút vốn nước ngoài và nguồn vốn trong nước, đặc biệt là nguồn vốn vùng Ðông Nam Bộ. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20 - 22% trong 10 năm tới, đạt 190 triệu USD vào năm 2005 và khoảng 300 - 350 triệu USD vào năm 2010.

- Khống chế tốc độ phát triển tự nhiên dân số xuống còn 1,54% vào năm 2005 và 1,14% vào năm 2010. Nâng cao thu nhập dân cư, phấn đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2010 gấp 2,7 - 2,8 lần so với năm 2000, đạt 420 USD vào năm 2005 và 680 - 715 USD vào năm 2010. Mỗi năm giải quyết việc làm cho 18 - 20 ngàn lao động, ổn định tỷ lệ lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm từ 5-6% giai đoạn 2001 - 2005 và dưới 5% trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù trong độ tuổi 15 - 35, phấn đấu có 35% số xã, 40% phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở và hoàn thành phổ cập trước năm 2010.

- Quy hoạch các khu dân cư nông thôn, khu dân cư ven biển, bố trí đất đai xây dựng các công trình hạ tầng như trường học, chợ, công trình văn hoá. Phấn đấu đến năm 2005 có trên 90% số hộ được dùng điện, 80% số hộ nông thôn sử dụng nước sạch, đảm bảo các thị trấn trung tâm huyện có hệ thống nước máy, có trung tâm sinh hoạt văn hoá - thể thao, vui chơi giải trí. Ðến năm 2010 có trên 95% số hộ được sử dụng điện và trên 95% số hộ nông thôn được sử dụng nước sạch.

- Phục hồi và tái tạo môi trường tự nhiên, giải quyết cơ bản các vấn đề xử lý nước thải, chất thải các vùng đô thị và các xí nghiệp công nghiệp.

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 66,262,174

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề