Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên theo nhân vật Ngô Tử Văn

Tài liệu tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên môn Ngữ văn lớp 10 ngắn gọn, chi tiết gồm 2 trang trong đó có 5 bài tóm tắt tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 10.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Bài giảng: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - mẫu 1

Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được. Cuối đời Hồ, có tên giặc tử trận vào đền Tản Viên rồi tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn tức giận bèn châm lửa đốt đền. Về nhà, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy tên giặc kia đến dọa nhưng mặc kệ, cứ ngồi thản nhiên. Chiều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ Công. Ông già kể cho Tử Văn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ. Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương tâu rõ đầu đuôi sự việc, lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Diêm Vương tức giận liền sai tên lính đầy tên giặc giả danh kia xuống ngục Cửu U. Tử Văn sống lại, cùng dân làng mua gỗ dựng lại tòa đền. Viên Thổ Công cảm kích bèn mời Tử Văn về làm Phán sự cho Đức Thánh Tản ở đền Tản Viên. Tử Văn nghe nói, vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất ngay sau đó.

Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - mẫu 2

Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng nơi chàng ở có một ngôi đền vốn rất thiêng. Nhưng từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn bắt đầu làm yêu làm quái trong dân gian. Tức giận, Tử Văn châm lửa đốt đền để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn bắt đầu lên cơn sốt. Trong khi sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đến đòi làm trả lại ngôi đền và đe dọa sẽ bắt Tử Văn xuống âm phủ để cho Diêm Vương trị tội. Nhưng đến chiều tối, Thổ thần đến bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn. Chàng được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên hung thần, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó. Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ sứ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần với đầy đủ chứng cứ. Cuối cùng, công lý được khôi phục, Diêm Vương trừng trị tên hung thần [đem nhốt vào ngục Cửu U], cho Thổ thần được phục chức, sai lính đưa Tử Văn về trần gian [nghĩa là Tử Văn được sống lại]. Một tháng sau, Tử Văn thấy Thổ thần đến cảm ơn. Để đền ơn nghĩa, Thổ thần đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.

Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - mẫu 3

Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.

Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - mẫu 4

Ngô Tử Văn tên tục là Soạn, người Yên Dũng, Lạng Giang, tính tình khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Cuối đời Hồ, có hồn ma tên tướng giặc tử trận ở đền Tản Viên rồi tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn nghe tin tức giận bèn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Sau khi đốt đền, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy hồn ma tên tướng giặc đến mắng mỏ, đe dọa và kiện dưới âm phủ nhưng Tử Văn vẫn thản nhiên và không hề run sợ. Chiều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ Công. Thổ Công kể cho Tử Văn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ. Đêm xuống, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Khi đối chất với Diêm Vương, Tử Văn điềm nhiên, cứng cỏi, một mực kêu oan. Hồn ma tên tướng giặc tỏ vẻ khúm núm, rộng lượng, xảo trá xin tha tội cho Tử Văn. Cuối cùng hồn ma tên tướng giặc bị bỏ xuống Cửu U, Tử Văn chiến thắng và được phong là chức phán sự đền Tản Viên. Không bao lâu sau Tử Văn không bệnh mà mất.

Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - mẫu 5

Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Xuống âm phủ, trước Diêm Vương, chàng đã dũng cảm vạch trần tội ác của tên hung thần. Công lý được thực thi: tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại, sau đó được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.

Xem thêm

Trang 1

Trang 2

Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lớp 10

Đi vào hướng dẫn cách tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên dành cho học sinh lớp 10, trích trong truyền kì mạn lục với nhiều tình tiết hư ảo, thần thoại. Mời các bạn xem một số bài tóm tắt văn bản do tác giả dafulbrightteachers.org biên soạn.

Cách tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Diễn biến chính trong truyện

–Tử Văn đốt đền trừ hại cho nhân dân.

– Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả dạng cư­ sĩ đến gặp Tử Văn đòi trả ngôi đền và nếu không sẽ thưa với Diêm Vương.

– Thổ công giải thích rõ mọi chuyện và dặn dòtrình bày sự thật tr­ước Diêm Vương.

– Tử Văn và hồn ma tranh cãi trước Diêm Vương.

– Tử Văn giành phần thắng, hồn ma tướng giặc bị Diêm vương trừng phạt.

– Thổ thần đề cử Tử Văn làm phán sự đền Tản Viên.

Bài tóm tắt 1

Ngô Tử Văn nhân vật chính trong đoạn trích truyền kì mạn lục vốn là một người cương trực, khẳng khái. Trong làng có ngôi đền vốn là của giặc phương Bắc tác oai tác quái, Tử Văn tức giận châm lửa đốt đền mặc cho lời khuyên can của mọi người. Trở về nhà Tử Văn thấy khó chịu, lên cơn sốt, trong giấc mơ chàng thấy một cư sĩ đến đòi lại ngôi đền, nếu không trả lại ngôi đền sẽ trả giá. Mặc cho lời đe dọa của hồn maBách hộ họ Thôi, Tử Văn vẫn không sợ sệt.

Tử Văn sau đó được gặp Thổ thần, Thổ thần trình bày thân phận và tố cao linh hồn kia lang thang đã chiếm lấy ngôi đền. Thổ thần bày cách tố cáo tên giặc kia trước Diêm Vương.

Tử Văn bệnh càng nặng, đến đêm chàng bị quỷ sứ bắt đi xuống Diêm Vương, đứng trước Diêm Vương Tử Văn tố cao tên giặc kia cướp đền và đặc điều xấu nhằm hãm hại mình. Diêm vương sau khi kiểm chứng đã xác nhận đó là sự thật. Linh hồn tên giặc phương Bắc bị Diêm Vương trừng phạt, Thổ thần được phục chức tước như trước và Tử Văn được sống lại.

Thổ thần trả ơn bằng cách tiến cử Tử Văn làm Chức phán sự đền Tản Viên.

Xem thêm >>>Tóm tắt tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Bài tóm tắt 2

Ngô Tử Văn quê quánYên Dũng, Lạng Giang, Tử Văn từ trước đến này được biết đến là con người thẳng thắn, chính trực, thường xuyên làm việc trượng nghĩa được nhân dân yêu mến. Trong làng có ngôi đền rất linh, nghe đồn đây là ngôi đền của một tên tướng giặc phương Bắc tử trận. Tử Văn tức giận và đốt đền, ngôi đền cháy rụi.

Sau khi về nhà chàng cảm thấy khó chịu, nóng và sốt. Tử Văn thiếp đi, trong giấc mơ chàng thấy một người ăn mặc như phương Bắc tự nhận là cư sĩ đến đây đòi chàng trả lại ngôi đến, hắn còn mắng Tử Văn không biết lẽ phải khi đốt đền, dọa nếu không xây lại sẽ phải trả giá.

Tử Văn mơ lần thứ hai, trong giấc mơ lần này chàng thấy ông già xuất hiện, tự xưng là Thổ thần, tự giới thiệu và giải thích tên đến lần trước tướng giặc bại trận và giả dạng nhằm chiếm đền thờ. Thổ thần khuyên khi Tử Văn chết gặp Diêm Vương để trình bày mọi chuyện giúp diệt trừ linh hồn tên tướng giặc.

Tử Văn chết thật, quỷ sứ dẫn dắt linh hồn xuống âm phủ, Diêm Vương tra hỏi thân thế và lý do kêu khóc, Tử Văn trình bày rõ câu chuyện như lời Thổ thần đã kể. Đôi bên tranh cãi quyết liệt, Diêm Vương sai người lên trần gian kiểm chứng, sau khi sự thật phơi bày Diêm vương tức giận sai người bắt linh hồn bỏ vào ngục. Thổ thần được phục chức và Thổ thần trả ơn Tử Văn bằng cách tiến cử chàng làm Chức phán sự đền Tản Viên.

Bài tóm tắt 3

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về nhân vật Ngô Tử Văn bộc trực thẳng thắn, luôn giúp đỡ người khác. Khi thấy ngôi đền quấy nhiễu dân làng, Tử Văn sau khi khấn đã châm lửa đốt đền, ngôi đền cháy thành tro bụi.

Sau khi trở về thấy trong người khác thường, Tử Văn lên cơn sốt và mê man, trong giấc mơ chàng thấy như một cư sĩ phương Bắc đến và trách móc việc đốt đền, đe dọa nếu không xây lại sẽ tố cáo với Diêm vương.Trong lần mê man lần 2, Tử Văn thấy một ông già tự xưng là Thổ thần cai quản vùng này, Thổ thần giải thích ngôi đền đó trước kia là của ông tuy nhiên bị hồn tướng giặc phương Bắc chiếm giữ. Thổ thần bày cho Tử Văn tố cáo hắn với Diêm Vương.Tối đó Tử Văn bệnh nặng, quỷ sứ dẫn đường xuống âm phủ, Tử Văn một mực kêu lớn rằng bị chết oan, Diêm vương gọi lại và tra hỏi, Tử Văn tố cáo linh hồn tướng giặc trước Diêm vương, Diêm Vương chưa biết phân xử thế nào bèn cho người lên trần gian điều tra và sự thật được phơi bày, tên tướng giặc bị trừng phạt.

Thổ thần phục chức như trước và Tử Văn được sống lại, để cảm tạ tấm lòng của kẻ nghĩa hiệp Thổ thần đề cử lên Diêm vương phong cho Tử Văn làm chức phán sự đền Tản Viên.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

Tác giả Nguyễn Dữlàm nổi bật nhân vật Ngô Tử Văn một con người thẳng thắn, bộc trực, dũng cảm đấu tranh lại những thế lực xấu, gian tà trong xã hội mang lại công lý về cho nhân dân.

Truyện có nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn thể hiện niềm tin của tác giảvề công lý vàtinh thần nhân văn.

Bài tóm tắt chuyện chức phán sự đền Tản Viên bạn thấy thế nào? hãy ủng hộ bằng việc chia sẻ bài viết đến người khác.

Lớp 10 -
  • Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

  • Lời bình cuối chuyện chức phán sự đền Tản Viên ý nghĩa gì

  • Cảm nhận 12 câu đầu bài Trao Duyên Ngữ Văn 10

  • Phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên hay nhất

  • Cảm nhận về mùa thu hay nhất

  • Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng Mtao Mxay

  • Tóm tắt chiến thắng Mtao Mxây lớp 10 hay đầy đủ

Video liên quan

Chủ Đề