Tóm tắt Ngữ văn 8 filetype pdf VietJack

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Bài toán dân số - Cô Phạm Lan Anh [Giáo viên VietJack]

Bản tóm tắt bài Bài toán dân số Ngữ văn lớp 8 gồm các bài tóm tắt ngắn gọn, hay nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Bài toán dân số từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 8.

Tóm tắt Bài toán dân số [mẫu 1]

Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại với câu chuyện cổ về việc kén rể của nhà vua thông thái. Bài toán nhà vua đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Theo tính toán và thống kê thực tế, hiện tại dân số đã mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ. Tác giả cảnh tỉnh con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

Quảng cáo

Tóm tắt Bài toán dân số [mẫu 2]

Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kến rể của nhà thông thái. Bài toán nhà thông thái đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ. Ai đủ số thóc đó sẽ làm con rể của ông. Thế nhưng không ai có đủ số thóc đó bởi vì số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Chuyện bài toán cổ chính là bài toán dân số. Từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới là 5.63 tỉ người, đến năm 2015 dân số thế giới lên tới 7 tỉ người và số dân ấy đã mon men số ô thứ 34 của bàn cờ. Điều đó đặt ra vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

Tóm tắt Bài toán dân số [mẫu 3]

Bài toán dân số là văn bản đề cập đến vấn đề nhức nhối đã đặt ra từ lâu đó là tốc độ gia tăng dân số. Để cho dễ hiểu và thuyết phục tác giả đã minh chứng bằng câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ 1 bài toán cổ dựa trên 1 bàn cờ gồm 64 ô. Dựa theo bài toán cổ trong bài thì từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995 dân số thế giới đã đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Nhưng trên thực tế mỗi người phụ nữ có thể sinh nhiều hơn 2 con trong suốt cuộc đời. Tính theo bài toán cổ mà tác giả đưa ra thì dân số thế giới đã bắt đầu sang ô thứ 31 của bàn cờ. Từ đó tác giả nêu lên vấn đề mấu chốt về sự tồn tại của con người đó chính là cần kiềm hãm tốc độ gia tăng dân số như hiện nay.

Quảng cáo

Tóm tắt Bài toán dân số [mẫu 4]

Có một nhà vua thông thái muốn kén rể nên đã đưa ra bài toán tưởng chứng như rất dễ là đặt thóc vào ô cờ theo cấp số nhân. Theo đó ai đặt đủ được 64 ô cờ sẽ lấy được công chúa. Nhưng bất ngờ thay số thóc được tính ra bao phủ hết bề mặt trái đất này. Bài toán này là một ví dụ điển hiển cho bài toán dân số ngày nay. Hiện tại dân số đã lên tới ô thứ 34 của bàn cờ theo số liệu và thống kê thực tế. Điều tác giả mong muốn là con người hya tự nhận thức được con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính người đọc.

Tóm tắt Bài toán dân số [mẫu 5]

Vấn đề về dân số phát triển không phải là vấn đề mới. Tác giả đã liên tưởng việc phát triển dân số với chuyện kén rể của một gia đình trên bàn cờ 64 ô. Nếu mỗi phụ nữ đều sinh hai con thì từ lúc khai thiên lập địa đến năm 1995 dân số sẽ đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ. Nhưng thực tế một người phụ nữ có thể sẽ sinh nhiều hơn 2 con, theo bài toán thì dân số đã có thể chạm tới ngưỡng ô thứ 34 của bàn cờ. Tác giả nêu lên báo động về dân số và về con đường “tồn tại hay không tồn tại”. 

Tóm tắt Bài toán dân số [mẫu 6]

Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ về việc kén rể của nhà thông thái, rất nhiều chàng trai hi vọng được làm con rể của nhà thông thái nhưng trước bài toán về rải số thóc ra khắp các ô trong một bàn cờ tướng theo cấp số nhân thì không chàng trai nào đủ để lấy được cô gái, Số thóc theo cấp số nhân nhiều đến mức có thể khủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào. Theo bài toán cổ kia thì loài người phát triển theo cấp số nhân, đó là điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con và đã trừ đi tỉ lệ tử vong. Trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng snh rất nhiều con. Vì vậy, văn bản đã đưa ra ý kiến: đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc, đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.

Tóm tắt Bài toán dân số [mẫu 7]

Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới. Văn bản cũng đã nêu ra thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam; sự phát triển nhanh và mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại và đưa ra giải pháp: không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.

.....................

.....................

.....................

Để học tốt bài học Bài toán dân số lớp 8 hay khác:

  • Soạn bài Bài toán dân số [hay nhất]

  • Soạn bài Bài toán dân số [ngắn nhất]

Các bài soạn văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 8 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-toan-dan-so.jsp

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1:

Trả lời:

    a. Nhận xét và sắp xếp lại thứ tự các bước:

    - Các bước được sắp xếp theo thứ tự chưa hợp lí

    - Sắp xếp lại: c – a – b – d

    b. Trong 4 bước trên, bước quan trọng nhất là bước xác định nội dung chính cần tóm tắt.

    Tại vì: Việc quan trọng nhất của tóm tắt là trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó. Tìm được nội dung thì chúng ta mới có thể sắp xếp và viết tóm tắt bằng lời văn của mình.

Câu 2 [Bài tập 1 trang 61 - 62 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Trả lời:

    - Nêu nhận xét: Cách sắp xếp trên chưa mạch lạc, hợp lí

    - Sắp xếp lại: b – a – d – c – g – e – h – k

    Viết văn bản tóm tắt:

    Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một ngày khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm trận khủng khiếp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó. Lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.

Câu 3:

Trả lời:

    - Tóm tắt:

    Xe chạy chậm lại, mẹ Hồng cầm nón vẫy, Hồng chạy đuổi theo xe mẹ, hai người gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi. Hồng thấy mẹ vẫn xinh đẹp với nước da trắng đôi mắt trong làm da mịn, không còm cõ, xác xơ như lời của cô nói. Nằm trong lòng mẹ cảm giác ấm áp, sung sướng mơn man khắp người Hồng. Hồng đã có những cảm nhận rất chân thực và cảm động khi nói lên cảm giác của một người con được gần gũi bên mẹ. Suốt dọc đường hai mẹ con đã nói với nhau rất nhiều chuyện đến nỗi Hồng không còn nhớ mình đã hỏi và trả lời mẹ những gì.

    - Nhận xét: Đoạn văn trên có rất nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm. Khi tóm tắt, rất khó để truyền đạt được hết những nội dung miêu tả và biểu cảm trong bài.

Câu 4 [Bài tập 2 trang 51 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Trả lời:

    - Các sự việc và nhân vật quan trọng:

        + Các nhân vật: Chị Dậu, anh Dậu, Cai Lệ, Người nhà lí trưởng

        + Các sự việc: Anh Dậu ốm nặng, đang húp dở bát cháo thì tay sai thực dân vào đòi bắt đi. Chị Dậu van xin thảm thiết và bị bọn chúng đánh. Chị đã mạnh mẽ vùng dậy chống lại, đánh trả tên cai lệ.

    - Tóm tắt:

    Vì sưu cao thuế nặng, gia đình lại đông con nghèo khổ, để lo cho xuất sưu của chồng chị Dậu phải dứt ruột bán đàn chó, bán con và chạy vạy khắp nơi. Anh Dậu bị bọn tay sai đánh cho thập tử nhất sinh và được người làng đưa về nhà. Chị Dậu nấu bát cháo cho chồng ăn để lại. Anh Dậu chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới đòi suất sưu của người em chồng đã mất. Chị Dậu hết lời khẩn thiết van xin nhận lại là sự hung hãn, bất nhân của bọn tay sai thực dân. Chúng nhẫn tâm đánh chị Dậu và hùng hổ đòi trói anh Dậu. Không thể nhẫn nhịn được nữa chị Dậu xông vào túm cổ quẳng cai lệ lẫn người nhà lý trưởng ngã nhào ra thềm.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 [VBT Ngữ Văn 8] khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Ngữ văn lớp 8 | Giải VBT Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung VBT Ngữ văn lớp 8 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề