Top 10 cổng thanh toán uy tín năm 2022

Top 10 cổng thanh toán uy tín năm 2022

Top 10 cổng thanh toán uy tín năm 2022

Người Việt Nam bán hàng xuyên biên giới tại Mỹ gặp khá nhiều rào cản. Trong đó, chuyển đổi ngoại tệ và hạn chế về độ bao phủ của các ngân hàng trong nước là trở ngại rất lớn. Khách hàng tại Mỹ không thể thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản quốc tế do mất thời gian, chi phí cao, lo ngại rủi ro lừa đảo.

Việc thanh toán quốc tế khó khăn khiến khách hàng dễ dàng từ bỏ bạn và tìm kiếm một shop khác thanh toán nhanh chóng và đảm bảo hơn. Do đó, bạn cần cổng thanh toán quốc tế tương thích tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới để tạo ra môi trường mua sắm an toàn, đáng tin cậy.

Những cổng thanh toán quốc tế cho phép người bán tại Việt Nam chấp nhận thẻ tín dụng địa phương tại Mỹ hoặc các hình thức thanh toán quốc tế khác ngay trên website của bạn. Đây là lựa chọn hoàn hảo nhất cho các seller tại Việt Nam bán hàng thương mại điện tử trên đất Mỹ hoặc các nước châu Âu.

Trên thế giới có hàng chục cổng thanh toán quốc tế, không phải loại nào cũng đảm bảo và uy tín để tích hợp lâu dài. Bạn sẽ xác định được một cổng thanh toán quốc tế trực tuyến tuyệt vời qua các yếu tố dưới đây:

  • Phí dịch vụ, phí chuyển đổi ngoại tệ không quá cao hoặc phù hợp với ngân sách của bạn.
  • Các yêu cầu đăng ký không quá phức tạp hoặc không cần đăng ký. Cổng thanh toán chấp nhận thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và Paypal.
  • Cổng thanh toán hỗ trợ đa tiền tệ, dễ dàng mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.
  • Cổng thanh toán không yêu cầu khách hàng điền thông tin không liên quan.

Vậy đâu là cổng thanh toán quốc tế hoàn hảo đáp ứng các tiêu chí trên? Dưới đây là 9 cái tên mà Boxme đề xuất cho bạn để tích hợp vào website bán hàng.

Top 9 cổng thanh toán quốc tế phổ biến

1/ Authorize.net

Cổng thanh toán quốc tế Authorize.net đã tồn tại hơn 20 năm và đang là cái tên phổ biến nhất trên toàn cầu. Thị trường đã có hơn 400.000 người bán quốc tế sử dụng. Authorize.net chấp nhận thanh toán trực tuyến qua thẻ tín dụng và séc điện tử. Mức phí khởi động là $49 và phí duy trì mỗi tháng là $29. Cổng thanh toán này phù hợp với người bán trên Magento và các giỏ hàng trên trang web chứa mã nguồn thương mại điện tử osCommerce (như PrestaShop, OpenCart, Woocommerce,…)

2/ Paypal

Paypal hiện đang là cổng thanh toán quốc tế được sử dụng rất rãi nhất, chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Paypal có thêm ưu đãi miễn phí giao dịch cho người mua, tạo lợi thế cạnh tranh cho cửa hàng trực tuyến. Tuy nhiên, chủ cửa hàng phải chịu mức phí chuyển đổi ngoại tệ tương ứng 3,4% + $0,30 khi rút tiền và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngoài phí chuyển đổi, bạn không chịu thêm phí khởi động, phí duy trì như Authorize.Net. Hiện đang có hơn 300.000 trang web bán hàng khắp thế giới tích hợp cổng Paypal.

3/ SecurePay.com

Cổng thanh toán quốc tế SecurePay.com bổ sung tính năng giỏ hàng trực tuyến, dịch vụ séc điện tử, chấp nhận thanh toán di động, thẻ tín dụng. Để liên kết thẻ tín dụng và bắt đầu sử dụng, bạn phải đăng ký thành viên trên SecurePay.com. Mức phí mỗi giao dịch tương ứng 0,25% – 1% + $0,25. Nhìn chung cổng thanh toán này hỗ trợ đa dạng, mức phí dịch vụ khá rẻ nhưng khâu đăng ký và duy trì khá phức tạp. Bạn cần ký hợp đồng dịch vụ với SecurePay.com và buộc phải bồi thường hợp đồng $400 nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

4/ 2Checkout.com, Inc

2Checkout.com cũng là cái tên khá lâu đời tại Mỹ. Cổng thanh toán quốc tế này có mặt trên 196 quốc gia, chấp nhận thẻ tín dụng, Paypal, thẻ ghi nợ. Chi phí giao dịch khá thấp, bạn chỉ cần chi trả 2,9% + 30 cent cho mỗi giao dịch thành công. Ngoài ra, bạn cũng được miễn phí khởi tạo cổng và duy trì hàng tháng. Có thể thấy 2Checkout khá kinh tế để trải nghiệm.

5/ First Data Corporation (FDC)

Cổng thanh toán này hiện đang phục vụ thị trường Mỹ và các nước trên thế giới. First Data Corporation chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ quà tặng và nhiều dịch vụ thẻ trả trước khác. Đây là cổng thanh toán phục vụ các giao dịch online lẫn offline. Mức độ phổ biến của FDC trên khoảng 6 triệu điểm bán hàng online lẫn offline. Tuy nhiên, mức phí chuyển đổi ngoại tế khá cao. Nếu bạn muốn đầu tư vào một dịch vụ chất lượng thì hãy xem xét FDC như lựa chọn hàng đầu.

6/ BluePay Processing LLC

Dù BluePay chỉ mới hoạt động khoảng 16 năm, khá mới so với những cái tên còn lại. Nhưng BluePay đã làm nên chuyện và rất nổi tiếng trong cộng đồng kinh doanh online. BluePay chấp nhận thẻ tín dụng và séc điện tử với cam kết bảo mật cao nhất ngành công nghiệp thanh toán. Phí dịch vụ của cổng thanh toán này cũng không quá cao, chỉ $15 cho việc chuyển đổi ngoại tệ và duy trì kết nối cửa hàng hàng tháng.

7/ PaySimple

PaySimple caahsp nhận tất cả các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng và séc điện tử trên Iphone hoặc iPad. Đây là lựa chọn phù hợp nhất cho các cửa hàng trực tuyến vừa và nhỏ, với mức phí tổng cộng là $34,95 mỗi tháng.

8/ Fastcharge.com

Fastcharge là cổng thanh toán phù hợp cho một cửa hàng/startup trực tuyến mới thành lập và có ngân sách eo hẹp. Cổng thanh toán này không yêu cầu chi phí khởi tạo và chỉ mất mức phí duy trì $10 mỗi tháng. Các thủ tục đăng ký cũng rất đơn giản và bạn sẽ không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, Fastcharge chỉ chấp nhận thẻ tín dụng nên sẽ hạn chế lựa chọn cho khách hàng của bạn.

Xem thêm: Automated fulfillment là gì? Lợi ích của Automated fulfillment

9/ ChronoPay

Đây là cổng thanh toán lý tưởng cho các seller quốc tế. ChronoPay chấp nhận thanh toán qua thẻ ngân hàng như Visa/American Express, JCB,…Bạn có thể kết nối thẻ với ChronoPay miễn phí nhưng phải chi trả phí hoa hồng dựa trên doanh thu hàng tháng.

Top 10 cổng thanh toán uy tín năm 2022