Top giá chuối xuất khẩu hôm nay năm 2022

Thống kê của Hiệp hội Rau - Quả Việt Nam cho biết, 5 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu 742.000 tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ 2021, trong đó chuối Việt Nam chiếm 43%, vượt qua Philippines với 28%.

Ông Võ Quang Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, cho biết tuy khó khăn do chính sách "zero Covid-19" của Trung Quốc, 5 tháng đầu năm xuất khẩu chuối của công ty vẫn khả quan. Sản lượng chuối xuất khẩu sang thị trường này tăng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Cừ, Giám đốc công ty xuất khẩu chuối ở Hưng Yên, cũng cho biết 5 tháng qua, công ty này đã xuất khoảng 500 tấn chuối sang thị trường Trung Quốc, tăng 100% so với năm 2021.

"Nếu năm ngoái giá thu mua tại vườn của nông dân chỉ 3.000 đồng, nay tăng lên 5.000-8.000 đồng [tùy thời điểm]", ông Cừ nói.

Lý giải về nguyên nhân Trung Quốc gia tăng nhập khẩu trái chuối từ thị trường Việt Nam, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau - Quả Việt Nam, cho rằng nước ta có vị trí địa lý gần Trung Quốc hơn các nước khác. Đây là một yếu tố thuận lợi.

Thêm vào đó, diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm do chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào, chi phí thuê đất và lao động tăng khiến nông dân không mặn mà trồng chuối. Ảnh hưởng của dịch bệnh Panama cũng khiến chất lượng chuối tại Trung Quốc giảm mạnh do phải sử dụng các loại giống kháng bệnh.

Vườn chuối ở Đồng Nai sắp cho thu hoạch. Ảnh: Thi Hà.

Mặc dù sản lượng xuất khẩu chuối qua Trung Quốc lội ngược dòng tăng mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu chuối vẫn cho rằng giá xuất qua thị trường này không cao. Giá chuối xuất khẩu bao gồm chi phí đóng gói, logictis lên tới 12.000-13.000 đồng một kg nên hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu thu lãi thấp.

Dự báo 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp cho biết xuất khẩu chuối sẽ còn tăng mạnh do thị trường Trung Quốc có nhu cầu cao về sản phẩm. Giá chuối cũng sẽ biến động mạnh trong những tháng cuối năm.

Do đó, để tăng cơ hội xuất hàng sang nước này, theo ông Nguyên, các mặt hàng nông sản Việt Nam cần cải thiện chất lượng. Chuối đi Trung Quốc cần có mã vạch vùng trồng, mã đóng gói, nhà máy xử lý... sẽ thuận lợi hơn dù có bị siết chặt do Covid-19.

Thi Hà

Cập nhật: 15:38 | 28/06/2022

Trong khi xuất khẩu nhiều loại nông, thủy sản tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022 thì ngành hàng rau quả lại đi ngược xu hướng chung với sự sụt giảm liên tục trong cả 5 tháng qua.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong thời gian này ước đạt 1,43 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu [Bộ Công Thương] cho rằng đây cũng là yếu tố chính làm giảm trị giá xuất khẩu chung của ngành hàng rau quả trong 5 tháng đầu năm 2022, bởi trị giá xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 50,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam.

Mặc dù tình hình tiêu thụ rau quả những tháng đầu năm không mấy sáng sủa nhưng ngành hàng này vẫn khá lạc quan khi liên tiếp đón nhận các tin vui từ các thị trường xuất khẩu.

Điển hình tại thị trường quan trọng Trung Quốc, mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thông tin nước này đã đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu quả chanh leo. Việt Nam cũng đã đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc hoàn thiện các thủ tục để ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu trái sầu riêng.

Hiện nay, tất cả hồ sơ kỹ thuật, cả nội dung tiếng Anh, tiếng Việt của Nghị định thư này đã được phía Việt Nam hoàn tất và gửi đi Trung Quốc, chỉ chờ phía bạn thống nhất, hoàn thành thủ tục và đề xuất ngày, giờ để hai bên ký kết Nghị định thư.

"Việc đàm phán để xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc đang ở giai đoạn cuối, hy vọng việc đàm phán sẽ kết thúc sớm để trong năm nay, sầu riêng xuất khẩu được sang thị trường này", đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho hay.

Đáng chú ý, trong bối cảnh xuất khẩu nhiều loại rau của của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh thì xuất khẩu chuối quả lại đang là điểm sáng. Trong 5 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu 742.000 tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó chuối Việt Nam chiếm 43%, vượt qua Phillipines với 28%.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm do chi phí vật tư đầu vào, phí thuê đất và lao động tăng đẫn đến sự gia tăng về thị phần nhập khẩu. Ảnh hưởng của dịch bệnh Panama đã khiến chất lượng chuối tại Trung Quốc giảm mạnh do phải sử dụng các loại giống kháng bệnh.

Một tín hiệu đáng mừng khác là cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam đang chuyển dịch sang các thị trường khó tính rất rõ nét như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản...Cụ thể, 5 tháng đầu năm các thị trường này đều có sự gia tăng tỷ trọng so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt là hàng loạt các thông tin tích cực về việc gia tăng mặt hàng xuất khẩu mới. Cụ thể, Bộ NN&PTNT vừa nhận được thông báo từ các cơ quan chức năng Mỹ, về việc hoàn thành thẩm định các thủ tục và chính thức cho phép nhập khẩu quả bưởi từ Việt Nam.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, đây đều là các thị trường có tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng rau quả, vì vậy xuất khẩu hàng rau quả được vào các thị trường này ngành hàng rau quả của Việt Nam có kỳ vọng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác và làm giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Đánh giá về dư địa của mặt hàng rau quả Việt tại các thị trường khó tính, có thể kể đến như Mỹ. Tiềm năng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường này là rất lớn, với hơn 330 triệu người, thu nhập đầu người cao và xu hướng ngày càng chú trọng tới thành phần rau quả.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước này có nhu cầu tiêu thụ trái cây lớn với mức tiêu thụ 12 triệu tấn/năm. Sản xuất trái cây tươi tại thị trường nội địa chỉ đáp ứng 70% nhu cầu, còn lại 30% [tương đương 3,6 triệu tấn] là phải nhập khẩu, đây sẽ là dư địa lớn để cho ngành hàng trái cây của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Do đó, để rau quả Việt, đặc biệt là trái cây khai thác tốt thị trường tiềm năng như Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật cho rằng trái cây của Việt Nam phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn chính là vùng trồng đạt tiêu chuẩn và được phía Mỹ ủy quyền cho Bộ NN&PTNT giao Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng; nhà máy đóng gói phải được chuyên gia phía Mỹ cấp mã số và sản phẩm phải được chiếu xạ tại nhà máy được cấp mã số đạt chuẩn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thanh Hằng

Thông tin tại diễn đàn về các loại nông sản Việt Nam đang có thế mạnh ở thị trường Trung Quốc, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên đưa ra dự báo, Trung Quốc sẽ gia tăng nhập khẩu chuối Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2022.

Lý do được ông Nguyên đưa ra là Việt Nam có vị trí địa lý gần Trung Quốc hơn các nước khác. Diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm do chi phí vật tư đầu vào, chi phí thuê đất và chi phí lao động tăng, dẫn đến sự gia tăng về thị phần nhập khẩu. Ảnh hưởng của dịch bệnh Panama đã khiến chất lượng chuối tại Trung Quốc giảm mạnh do phải sử dụng các loại giống kháng bệnh.

“Trung Quốc là một thị trường quan trọng. Để gia tăng thị phần nhập khẩu tại thị trường này, các mặt hàng Việt Nam cần cải thiện chất lượng. Trong bối cảnh không còn Zero Covid, Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh rất tốt ngay cả với các nước trong khu vực”.Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam

Trong thời gian qua, các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đều có dấu hiệu giảm, riêng mặt hàng chuối đã biểu hiện bước phát triển vượt bậc.

Trong 5 tháng 2022, Trung Quốc nhập khẩu 742 nghìn tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó chuối Việt Nam chiếm 43%, vượt qua Phillipines với 28%.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 17% so với 5 tháng đầu năm 2021 do thị phần tại Trung Quốc giảm sâu. Đặc biệt, xuất khẩu 4 tháng đầu năm sang thị trường Trung Quốc đạt 625 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ.

Về bối cảnh 6 tháng cuối năm, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đang tạo khó khăn nhất định cho dòng lưu chuyển hàng hoá, nhưng ông Nguyên dự báo Trung Quốc có khả năng sẽ dỡ bỏ chính sách này trong thời gian từ cuối năm nay đến đầu năm sau.

Về mặt hàng xuất khẩu, ông Nguyên cho biết, Trung Quốc đã đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu chanh leo. Quả sầu riêng cũng đang đàm phán ở giai đoạn cuối để hoàn thiện Nghị định thư quy định xuất khẩu về vùng trồng, mã số nhà phân phối và quản lý dịch hại.

Thông tin thêm về thị trường Trung Quốc, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt [Bộ NN&PTNT] thông báo tới các doanh nghiệp, Trung Quốc ngày càng siết chặt việc kiểm soát đối với sản phẩm nhập khẩu, trong đó có tăng cường giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói. Thời gian đàm phán đối với các sản phẩm kéo dài và chịu sự tác động của dịch Covid-19 do chuyên gia không thể sang Việt Nam để kiểm tra vùng trồng.

“Yêu cầu về chất lượng và về truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có thể tăng biện pháp kiểm dịch bệnh, có thể làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu”, ông Tùng lưu ý.

Tăng trưởng ngành rau quả đan xen cơ hội và thách thức

Trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản [NN&PTNT] lưu ý các doanh nghiệp cần có cái nhìn toàn diện về cơ hội, thách thức của cây ăn quả. Từ đó, kiến tạo, hoạch định công tác chế biến, phân tích thị trường.

“Tăng trưởng ngành rau quả đan xen cơ hội, thách thức. Đặc biệt, trái cây là loại hàng nhạy cảm vì tính chất mùa vụ, yêu cầu cao về bảo quản, trong khi thị trường thì luôn biến động”, ông Toản nói.

Nhắc lại lời Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan trong phiên chất vấn Quốc hội ngày 7/6, ông Toản khuyến cáo các doanh nghiệp không thể có tâm lý chủ quan khi giá bán nông sản đang cao tại Mỹ và Nhật Bản.

Vì vậy, đề nghị các bên tăng cường liên kết sản xuất, đặc biệt chú ý tận dụng các chính sách hỗ trợ HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo ông Toản, đây là những đối tượng thường khó đi một mình và gặp nhiều rào cản khi đưa nông sản vào các kênh tiêu thụ. Cơ quan quản lý, doanh nghiệp, các HTX, người dân xác định rõ, sát thực tế về cơ cấu giá thành sản xuất nông sản tạo ra cơ sở để ngành nông nghiệp chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Ảnh: Tùng Đinh

Ông Nguyễn Quốc Toản [bên trái], Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phát biểu tại Diễn đàn kết nối nông sản 970

“Ngoài ra, cần đẩy mạnh xây dựng các trung tâm logistics, bảo quản ở khu vực cửa khẩu, vùng nguyên liệu lớn. Trong ngày mai [9/6 -PV] một đoàn công tác do Chính phủ cử sẽ thị sát Trung tâm giao dịch nông, lâm, thủy sản châu Á - Thái Bình Dương tại lối mở Km3+4 Hải Yên, Móng Cái, Quảng Ninh. Đây là trung tâm lớn, có ý nghĩa chiến lược với xuất khẩu nông sản, và có lượng hàng hóa thông qua dự kiến khoảng 3 triệu tấn/năm”.

“Đề nghị Hiệp hội Rau quả Việt Nam giữ liên hệ, và thường xuyên trao đổi với Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến dự trữ nông sản, phục vụ trực tiếp cho thị trường, HTX, doanh nghiệp. Song song với việc chuẩn hóa nông sản, chúng ta cần đẩy mạnh khâu chế biến, bảo quản rau quả, đầu tư vào chuỗi kho lạnh. Tất cả phải đi vào thực chất và giúp bà con nông dân yên tâm canh tác trên chính thửa ruộng của mình”, ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề