Trách nhiệm của sinh viên đối với bản thân gia đình nhà trường và xã hội

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Trong đó có trách nhiệm của nhà trường. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày rõ về vấn đề này.

Nhà trường là cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Nhà trường có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo một cách chính quy, nội dung chương trình được chọn lọc, phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi, có phương tiện kỹ thuật phục vụ cho giáo dục. Mục đích giáo dục của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển xã hội và thời đại. Bằng kiến thức và phương pháp khoa học, bằng hình thức tổ chức các hoạt động sư phạm hợp lý, giáo dục nhà trường tạo nên bộ mặt tâm lý cá nhân phù hợp với những chuẩn mực giá trị xã hội và thời đại.

Căn cứ theo Điều 89 Luật Giáo dục 2019 quy định trách nhiệm của nhà trường như sau:

Thứ nhất:  Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.

Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức... trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.

Gia đình và xã hội đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đối với việc giáo dục người học. Ngoài việc học tập trên nhà trường, người học còn học hỏi, rèn luyện hoàn thiện bản thân từ các hoạt động trong gia đình và các yếu tố xung quanh của xã hội. Chính vì vậy, nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường.

Nhà trường phải đảm bảo cho giảng viên và người học môi trường học tập an toàn, lành mạnh, đẩy lùi triệt để tệ nạn xã hội trong nhà trường, hướng giảng viên và người học biết bảo vệ chính bản thân cũng như hỗ trợ tối đa sự an toàn cho giảng viên và học sinh.

Theo đó, pháp luật quy định trách nhiệm của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, đẩy mạnh giáo dục có hệ thống, liên kết, hướng đến mục tiêu giáo dục nói chung.

Thứ hai: Cơ sở giáo dục khác được áp dụng các quy định có liên quan đến nhà trường.

Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

+ Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;

+ Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân – Khoa Kế toán

Ngày nay, tình thần trách nhiệm cá nhân của sinh viên đã phai mờ sau bao thế hệ, chính vì thế nên tinh thần "sống có trách nhiệm” rất cần thiết đối với tất cả chúng ta lúc này. Bắt đầu từ năm học 2016-2017, trường Đại học Đại Nam đã đưa chủ đề "sống có trách nhiệm” là một trong những nội dung giảng dạy Kỹ năng sống trong khóa học “Bản đồ thành công” cho sinh viên toàn trường, nhằm giúp sinh viên rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kĩ năng sống, tinh thần trách nhiệm vốn có để vững bước thành công trong cuộc sống sau này.

Ý thức chịu trách nhiệm là thước đo giá trị, lòng dũng cảm và sức mạnh của bản thân. Chính việc tự chịu trách nhiệm sẽ giúp bạn cải thiện và hoàn thiện bản thân và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Muốn thành công trước hết hãy học cách chịu trách nhiệm với bản thân, không ngụy biện và đừng đổ lỗi. Những lời than vãn oán trách này có cái lý của nó. Nhưng tôi cho rằng không thể dùng để biện hộ cho những buông trôi bừa bãi thậm chí những phá phách thác loạn.


Khóa học Bản đồ thành công giúp sinh viên Đại Nam phát triển năng lực bản thân, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội

Trách nhiệm [responsibility] của một người là việc người đó phải đảm bảo một kết quả phải xảy ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời [kể cả có ý thức hoặc vô ý thức]. Nếu không hoàn thành trách nhiệm là mắc lỗi, và người đó phải gánh chịu hậu quả không tốt xảy ra do lỗi đó của mình. Chịu trách nhiệm bao gồm hai yếu tố:

Yếu tố thứ nhất là dám nghĩ, dám làm: Nhận nhiệm vụ và nhận trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, đồng thời nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay người khác.

Yếu tố thứ hai là dám chịu [trách nhiệm]: Nhận lỗi và sẵn sàng gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác.

Người chịu trách nhiệm hay là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đây là mẫu của những người chủ, những người Lãnh đạo trong tập thể.

Ngày nay, nhiều bạn sinh viên tự hào vì khả năng tiếng Anh đạt “đẳng cấp quốc tế”, việc tìm kiếm thông tin từ internet và sử dụng những tiện ích của nó chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ”. Đồ dùng “đính kèm” trong ba lô của giới trẻ là chiếc smart phone sành điệu, latop thời thượng vừa có mặt trên thị trường… Các bạn sinh viên nên dành ra vài giờ mỗi tuần chỉ để ngồi ở một nơi hoàn toàn yên tĩnh hoặc với âm nhạc không lời, êm dịu, nhẹ nhàng - tĩnh tâm và nghĩ thật sâu sắc về điều sau đây: bạn phải làm gì để xứng đáng với những điều cuộc sống ban tặng cho bạn mỗi ngày, làm gì để xứng đáng với việc bạn được sinh ra và chiếm dụng một diện tích cố định trên trái đất này?

Cuộc sống này có quá nhiều lựa chọn. Vì vậy, các bạn sinh viên rất dễ bị cám dỗ, xao nhãng và phân tâm. Họ dành rất nhiều thời gian để làm những việc không có ích cho tương lai, rời xa mục tiêu và mơ ước đã đặt ra cho cuộc đời chính mình, để rồi mỗi ngày trôi qua đều vô nghĩa, và họ lao đi tìm niềm vui.

Vậy "sống có trách nhiệm" là gì? Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là sinh viên, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập.

Trở nên có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu của mình đồng thời tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của bản thân. Điều cấm kị nhất đối với mỗi cá nhân là đứng cách ly, tự tách biệt mình với xã hội. Phải để bản thân tham gia các hoạt động tập thể, trải nghiệm những cái tốt đẹp và mới mẻ để tự rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân. Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hường của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, ta phải xây dựng cho mình một hình mẫu ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. "Kính trên nhường dưới" là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình. Mặt khác, ta cũng cần phải biết chia sẻ và yêu thương. Sẽ không bao giờ thiệt thòi nêu ta cho đi yêu thương của chính mình.

Và vấn đề, cũng như trách nhiệm chính yếu của mỗi sinh viên chính là học tập. Trong học tập, chúng ta cần phải chú tâm và biết tìm tòi, khám phá. Kiến thức không chỉ gói gọn trong những trang sách mà còn trải dài ra thế giới bao la nhiệm vụ của mỗi sinh viên là sử dụng sách vở để dẫn dắt ta ra thế giới kiến thức đó, tìm kiếm và thu thập những tài liệu quý báu cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm thực tế để giúp đỡ ta trong quá trình học tập. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học cũng có ý nghĩa không kém. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Và tránh ngay kiểu học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là những cách học giết chết tri thức bạn. Bên cạnh đó, ta phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc học, giữ cho tâm mình ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Giả sử như trong một bài kiểm tra nào đó, ta có hành vi gian lận thì đó chính là vô trách nhiệm với bản thân. Đây không phải là trịnh trọng hóa vấn đề, nhưng thử nghĩ xem, ta làm một lần thì khả dĩ sẽ có lần thứ hai, thứ ba, tương lai chúng ta sẽ ra sao nếu như cứ mãi quen thói lừa dối và ỷ lại? Vận mệnh đất nước sẽ thế nào nếu rơi vào tay một kẻ như thế?

Xã hội đang dần phát triển từng ngày, và sinh viên là người trực tiếp giúp nhân loại phát triển. Vậy nên các bạn sinh viên phải có trách nhiệm với nơi chúng ta tồn tại. Chỉ cần những hành động nhỏ của bạn như không xả rác, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung... cũng là đóng góp cho xã hội. Hiện nay, mỗi đợt hè về chúng ta lại bắt gặp màu áo xanh của thanh niên tình nguyện, những con người đó gánh vác trên vai trách nhiệm của bản thân, đi về vùng sâu vùng xa giúp đỡ người già neo đơn, sửa lại cây cầu, lợp lại mái lá... tất cả những nghĩa cử đó đều thể hiện rõ rệt những cống hiến của họ với xã hội, mong muốn một đất nước tốt đẹp hơn.

Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Giả sử như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với đối phương. Chỉ cần cúi xuống nhặt một cọng rác vứt bừa bãi là ta đã chung tay góp phần tạo nên một "ta" trách nhiệm với môi trường với những người xung quanh rồi.

Điều tôi luôn muốn nhắn nhủ đến các bạn sinh viên là cuộc đời của bạn được quyết định bởi chính cách các bạn đang sống. Kết quả bạn nhận được sau cùng luôn bằng tổng kết quả những lần bạn đã sống trọn vẹn và có trách nhiệm với chính bản thân mình. Vì vậy, nếu bạn chọn cách hằn học với cuộc sống, buông thả bản thân, xem đó là cách phản ứng duy nhất trước những điều không may trong cuộc đời này thì hãy nhìn lại! Quyết định đó là của bạn, không ai có thể ảnh hưởng đến nó, và mọi kết quả bạn nhận được chỉ duy nhất mình bạn gánh chịu mà thôi! Khi bước qua tuổi 18, ngoài sức trẻ, ngoài trí tuệ vốn có, bạn còn là người đã trưởng thành. Lúc này, bạn có quyền suy xét và nghĩ suy nhiều hơn về sứ mệnh của mình. Chỉ khi khám phá ra lẽ sống thực sự khiến bạn có mặt trên đời này thì khi đó, bạn mới xứng đáng được xem là niềm kỳ vọng của gia đình, xã hội và đất nước. 

 [Còn tiếp]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề