Tranh tụng trong tố tụng dân sự là gì

Hỏi đáp pháp luật
Hỏi đáp luật Dân Sự
Tố tụng

Bảo đảm tranh tụng trong xét xử là gì?

Nguyên tắc tranh tụng trong TTDS là tranh luận trong suốt quá trình của vụ án, từ khi thụ lý cho đến tại các phiên tòa xét xử. Yêu cầu và mục đích hướng tới của nguyên tắc này là đó là đảm bảo dân chủ, bình đẳng công khai, minh bạch trong suốt quá trình tố tụng. Trong đó, công khai là yêu cầu, mục tiêu là điều kiện để đảm bảo minh bạch trong suốt quá trình tố tụng dân sự.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 [BLTTDS] tuân thủ pháp luật về bảo đảm tranh tụng trong xét xử được quy định như sau:

Điều 24. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

1. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.

2. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.

2. Quy định của BLTTDS 2015 về bảo đảm tranh tụng trong xét xử.

Đây là một nguyên tắc mới trên cơ sở nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp 2015 tại khoản 5 Điều 103: Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học- Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2005- trang 1024, 1025 quy định: Tranh biện: Tranh luận phải trái, tranh cãi; Tranh tụng: Kiện tụng. Từ đó có thể suy ra khái niệm của Tranh tụng như sau: Tranh tụng là hoạt động trong tố tụng [hình sự, dân sự] của các bên tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của mình và tranh luận lại để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia. Từ đó là cơ sở để Tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan của vụ án.

Theo quy định của Hiến pháp 2013 và BLTTDS 2015 thì nguyên tắc Bảo đảm tranh tụng trong xét xử được hiểu là pháp luật tạo các điều kiện cho các đương sự [có thể trong nhiều trường hợp thông qua các luật sư của họ] thực hiện quyền yêu cầu của Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngay cả trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng; tự mình quyết định có khởi kiện hay không, quyết định về phạm vi và quy mô khởi kiện, khởi kiện ai và vào lúc nào theo quy định của pháp luật [Điều 5]; thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc chủ động thu thập chứng cứ, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ [Điều 6 BLTTDS 2015]. Ngoài ra, theo tinh thần của nguyên tắc Bảo đảm tranh tụng trong xét xử thì các đương sự được pháp luật TTDS quy định là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS trên cơ sở đó được có các cơ hội như nhau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án. Cũng theo nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử thì các đương sựđược pháp luật bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cơ quyền tự bào chữa hoặc nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình [Điều 9]; các đương sự cũng có quyền hòa giải với nhau, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trong suốt quá trình TTDS [Điều 5].

Tuy nhiên, bảo đảm tranh tụng trong xét xử là một nguyên tắc cơ bản của TTDS được thể hiện rõ nét nhất tại phiên tòa. Tại Điều 225 BLTTDS 2015 về xét xử trực tiếp bằng lời nói đã quy định rõ: [1] Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên tòa; hỏi và nghe trả lời câu hỏi; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; điều hành và nghe tranh luận giữa các đương sự; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát; [2] Việc xét xử phải bằng lời nói và được tiến hành tại phòng xử án.

Việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử phải được thực hiện bằng việc Tòa án phải trực tiếp xác định những tính tiết của vụ án, bởi khi trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án đó chính là biểu hiện chính xác của tranh tụng. Vậy Tòa án xác định những tình tiết của vụ án bằng cách nào? Đầu tiên sẽ nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên tòa; Hỏi và nghe trả lời câu hỏi; Xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; Điều hành và nghe tranh luận giữa các đương sự; nghe Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.

Và theo quy định tại Điều 247 BLTTDS 2015 có quy định vềnội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa như sau:

Điều 247. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa

1. Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.

2. Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.

3. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến không có liên quan đến vụ án dân sự.

Như vậy, nguyên tắc Bảo đảm tranh tụng trong xét xử giúp xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; xác định quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, đặc biệt là quy định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đây được xem là một trong những nội dung quan trọng chi phối quá trình xét xử vụ án dân sự.

Xem thêm:Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Tổng đài tư vấn pháp luật

0908 308 123
Gửi câu hỏi Đặt lịch hẹn

CÔNG TY LUẬT HOÀNG ANH

Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

0908 308 123

Tin liên quan

Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?

Hỏi đáp luật Dân Sự 24/08/2021

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho

Hợp đồng tặng cho có đối tượng là bất động sản?

Hỏi đáp luật Dân Sự 24/08/2021

Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng cho vay tài sản?

Hỏi đáp luật Dân Sự 25/08/2021

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Sử dụng tài sản vay trong hợp đồng cho vay?

Hỏi đáp luật Dân Sự 25/08/2021

Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích

Quyền sở hữu đối với tài sản vay trong hợp đồng cho vay tài sản?

Hỏi đáp luật Dân Sự 25/08/2021

Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó

Nghĩa vụ của bên cho vay?

Hỏi đáp luật Dân Sự 25/08/2021

Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

Lãi suất trong hợp đồng cho vay?

Hỏi đáp luật Dân Sự 25/08/2021

Lãi suất được hiểu là tỷ lệ phần trăm số tiền tăng thêm tính trên số tài sản cho vay do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

Hợp đồng vay tài sản là gì?

Hỏi đáp luật Dân Sự 25/08/2021

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả lại cho bên cho vay tài sản

Họ, hụi, biêu, phường là gì?

Hỏi đáp luật Dân Sự 26/08/2021

Họ, hụi, biêu, phường hay còn gọi chung là họ là một loại giao dịch dân sự về tài sản. Đây là một hình thức cho vay đặc biệt

Video liên quan

Chủ Đề