Trẻ 26 tháng cao bao nhiêu

Các bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố gây tác động tiêu cực lên thể chất của trẻ, cụ thể là chiều cao cân nặng của trẻ. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ nổi tiếng mang tên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào tháng 1/2000, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh. Đồng thời, sự phát triển về sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và trì hoãn.

4. Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Sự chăm sóc của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé. Nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người [Hoa Kỳ] chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống [người giữ trẻ] là một yếu tố tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì.

5. Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này, trong đó có chiều cao cân nặng của trẻ. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động [khả năng điều khiển chân tay] ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.

6. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Tập luyện có thể cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ

Một thực tế dễ nhận thấy ở trẻ em ngày nay là tình trạng lười vận động và hay thức khuya. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, hình ảnh trẻ em chơi đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng ngày càng ít đi, thay vào đó là hình ảnh của những cô cậu nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại, iPad hay tivi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ lẫn hệ thần kinh. Do đó, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn nữa các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây…

Đối với những trẻ thừa cân, việc tích cực vận động còn giúp con lấy có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch ở trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ thức khuya còn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn. Một giấc ngủ sâu và đủ giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương và có thể phát triển chiều cao của bé.

Sự phát triển chiều cao cân nặng hay thể chất ở trẻ là điều kiện cần cho sức khỏe của con nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Bên cạnh phát triển thể chất chiều cao cân nặng của trẻ, bạn cũng đừng quên bồi dưỡng đời sống tinh thần và sức khỏe trí não của con yêu nhé!

Nơi trẻ học và tham gia hoạt động tôn giáo cũng có thể khiến trẻ dễ ăn những thực phẩm không lành mạnh, nhiều calo. Máy bán hàng tự động, quán cà phê hoặc các sự kiện đặc biệt tại trường học của trẻ có thể không có các lựa chọn lành mạnh hơn.

5.3 Các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

Khi con không đạt được chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn có thể do các tình trạng sức khỏe khác nhau. Chúng có thể bao gồm:

  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Căng thẳng quá mức, dai dẳng.
  • Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa.
  • Những vấn đề liên quan đến thận, phổi hoặc tim.

>> Cha mẹ đừng quên xem: Bảng thực phẩm cho bé ăn dặm chuẩn khoa học mẹ cần biết

5.4 Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Chiều cao cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chăm sóc từ cha mẹ

Thói quen ăn uống và lối sống của gia đình có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Một số gia đình có thể tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường bổ sung; hoặc ăn một lượng lớn thực phẩm không lành mạnh tại các buổi họp mặt gia đình.

Một số gia đình cũng có thể dành nhiều thời gian không hoạt động thể thao để xem TV, sử dụng máy tính hoặc sử dụng thiết bị di động thay vì hoạt động.

Cân nặng và chiều cao của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi văn hóa xã hội, dân tộc hoặc nhóm tôn giáo do thói quen ăn uống và lối sống chung. Một số nền văn hóa có thể tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường bổ sung.

Một số phương pháp chế biến thực phẩm thông thường; chẳng hạn như chiên, có thể dẫn đến lượng calo cao. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu calo, chất béo và đường có thể dẫn đến tăng cân; và không giúp ích cho chiều cao và cân nặng của trẻ.

>> Cha mẹ xem thêm: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

5.5 Sức khỏe mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai thừa cân hoặc hút thuốc có thể khiến trẻ bị thừa cân khi sinh hoặc khi còn nhỏ – ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên. Đây cũng có thể là một nguyên nhân gây béo phì ở người trưởng thành.

Sự hạn chế tăng trưởng trong tử cung: Đây là tình trạng mà sự phát triển của em bé bị ảnh hưởng trong bụng mẹ. Thiếu chăm sóc khi mang thai; hoặc hút thuốc trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé; khiến trẻ bị thấp bé nhẹ cân.

5.6 Thói quen ăn uống; vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Cân nặng và chiều cao của trẻ có thể do thói quen ăn uống và hoạt động thể chất tác động.

Một số ví dụ về tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ bao gồm:

  • Uống nhiều món có nhiều đường bổ sung.
  • Ăn và tiêu thụ đồ uống chứa nhiều calo, đường, chất béo.
  • Dành nhiều thời gian ngồi hoặc nằm; và hạn chế hoạt động thể chất.

Nhìn chung, yếu tố di truyền có thể tác động nhiều đối với chiều cao cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường, chẳng hạn như dinh dưỡng và tập thể dục; có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong quá trình phát triển.

6. Chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 18 tuổi phát triển như thế nào?

Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ

Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được xem là điều vô cùng lý thú với nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên. Cha mẹ cần theo dõi sát sao sự tăng trưởng của trẻ; cả về cân nặng lẫn chiều cao của bé trai và bé gái để nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con yêu.

6.1 Tăng trưởng về chiều dài và cân nặng bé sơ sinh 0-3 tháng tuổi

  • Bé sơ sinh: Theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh năm 2022, trẻ mới sinh cao trung bình 50cm, nặng 3,3kg. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
  • Trẻ từ 0 đến 4 ngày tuổi: Trong khoảng thời gian này, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
  • Bé trai và gái từ 5 ngày đến 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, mỗi ngày, cân nặng trẻ sơ sinh sẽ tăng trung bình khoảng 15 – 28g. Do đó, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của bé yêu sẽ nhanh chóng trở lại mức như lúc sinh.

>> Cha mẹ xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

6.2 Sự phát triển chiều cao và cân nặng bé trai và gái từ 3-12 tháng tuổi

  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Chiều cao, cân nặng của bé trai và gái từ 7 đến 12 tháng tuổi: Cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Với các bé bú mẹ, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học lật, bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi bé tròn 1 tuổi, trung bình chiều cao cân nặng của trẻ sẽ ở khoảng 72-76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
  • Trẻ từ 1 tuổi [tuổi tập đi]: Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.

6.3 Chiều cao và cân nặng của bé trai, bé gái từ 2-5 tuổi phát triển như thế nào?

  • Trẻ từ 2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.
  • Trẻ từ 3 đến 4 tuổi [tuổi mẫu giáo]: Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều. Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao ráo hơn.
  • Chiều cao cân nặng của trẻ từ 5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg là phát triển bình thường?

Khi lớn hơn; trẻ cần có chế độ dinh dưỡng tốt; và vận động nhiều để giúp cơ thể tạo ra các kích thích tố cần thiết để phát triển. Nếu cha mẹ lo lắng rằng tầm vóc của con quá lệch bảng cân nặng và chiều cao của trẻ; hãy liên hệ với bác sĩ để được đánh giá và xác định điều trị.

Chủ Đề