Trẻ em cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày năm 2024

Mỗi bé có nhu cầu ăn và ngủ đặc trưng riêng của mình. Trẻ sơ sinh không có khái niệm phân biệt ngày hoặc đêm trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên phát triển thói quen này của bé.

Mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển của bé, nhưng bé sẽ tự có tốc độ phát triển riêng của mình. Nhiều bé sơ sinh có nhịp độ phát triển tự nhiên mạnh mẽ. Những bé này có thể ngủ trọn giấc đêm từ rất sớm. Một số bé khác luôn cảm thấy đói hoặc mệt vào những khoảng thời gian khác nhau trong nhiều tháng. Bé cần sự hỗ trợ của cha mẹ để tìm ra cách thức hòa hợp với cả gia đình.

Mẹ luôn luôn giữ những hoạt động thường ngày như các bữa ăn thường xuyên, thời gian ngủ và các hoạt động khác như đi dạo ngoài trời hoặc một vài hoạt động quan trọng khác. Một vòng luân phiên như tắm, ăn và các câu chuyện kể trước khi ngủ hoặc bài hát ru có tác dụng thư giãn cho bé. Mẹ đừng quên tự nạp năng lượng cho mình với chế độ ăn cân bằng, cung cấp đủ nước và nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn bình thường trong những ngày này.

Trong những tuần đầu tiên của bé

Trong những tuần đầu tiên, dường như bé luôn ngủ suốt cả ngày. Trên thực tế, bé ngủ 18 tiếng một ngày, 4 tiếng một lần, thức dậy bởi nhu cầu về ăn uống, thay tã hay đòi được vỗ về.

Từ 4-6 tháng

Trong những tuần đầu khoảng 4-6 tháng tuổi, bé bắt đầu nhận thức về đêm và ngày. Điều này không phải do tự bẩm sinh. Đồng hồ sinh học tạo ra ngay từ khi bé mới sinh ra, sau những ảnh hưởng về thói quen của gia đình. Qua thời gian, những giấc ngủ ngắn chuyển thành giấc ngủ dài. Thời gian thức giấc dần được kéo dài hơn.

Từ 6 đến 12 tháng

Từ 6 đến 12 tháng, hầu hết trẻ đều ngủ khoảng 11 tiếng vào ban đêm và 2 lần một ngày từ 1-1.5 tiếng. Những giấc ngủ ngắn trong ngày không nên kéo dài hơn nếu không bé sẽ có vấn đề khi bé bắt đầu ngủ đêm.

Nhiều phụ huynh cảm thấy không thoải mái trong việc đánh thức bé dậy vì họ nghĩ bé cần được ngủ. Tuy nhiên, để tránh làm hỏng nhịp độ lành mạnh mẹ vẫn nên đánh thức bé dậy thật nhẹ nhàng nếu bé đang ngủ dài hơn so với thời gian ngủ bình thường trong ngày. Dù bé có tỏ ra khó chịu vì bị đánh thức ở giấc ngủ ngày thì vẫn tốt hơn việc bé thức dậy vào giữa đêm, hoàn toàn tỉnh táo và muốn được chơi đùa. Sử dụng thời gian mà bé tỉnh táo trong ngày cho những hoạt động chất lượng với bé và hỗ trợ sự phát triển của bé. Khoảng thời gian dài nhất bé thức giấc trước khi đi ngủ buổi tối là khoảng 4-5 tiếng. Điều này giúp bé ngủ dễ dàng và trọn giấc buổi đêm.

Trẻ 2 năm tuổi

Trong 2 năm, bé cần ngủ 13 tiếng mỗi ngày. Bé ngủ 11 tiếng mỗi đêm, sau bữa trưa là 1 tiếng. Nhiều bé bắt đầu giảm thời gian ngủ ngày còn 1 tiếng buổi trưa khi được 10 tháng tuổi; một số khác vẫn giữ nguyên cho đến khi 18 tháng.

Trẻ 3 năm tuổi

Bé càng lớn thì nhu cầu ngủ càng ít hơn. Khi bé được 3 năm tuổi thì bé chỉ cần ngủ 12 tiếng mỗi ngày. Nhiều bé bắt đầu bỏ thói quen ngủ trưa, một số thì vẫn giữ cho đến khi đến tuổi đi nhà trẻ.

Thông tin cho từng nhóm tuổi

Những thông tin dưới đây theo từng nhóm tuổi đều sử dụng các giá trị trung bình. Nhu cầu ngủ của mỗi bé rất đa dạng. Sự chênh lệch từ 1 đến 2 tiếng không tạo ảnh hưởng. Nhiều trẻ thậm chí còn cần ít hơn.

Độ tuổi Tìm hiểm nhu cầu ngủ của trẻ trong một ngày [24 tiếng]Sơ sinh 16 đến 20 tiếng3 tuần 16 đến 18 tiếng6 tuần 15 đến 16 tiếng4 tháng 9 đến 12 tiếng buổi đêm và 2 giấc ngủ ngày [2 đến 3 tiếng mỗi lần]6 tháng Từ 11 đến 12 tiếng buổi đêm và 2 giấc ngủ ngày [1-1.5 tiếng mỗi lần]

Giấc ngủ và thời gian ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thể chất tinh thần của trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Điều này phụ thuộc vào cơ thể và tháng tuổi của từng bé.

Bài viết dưới đây giúp mẹ có biết thêm những thông tin hữu ích về thời gian ngủ của trẻ và giúp con ngon giấc hơn mỗi ngày.

Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ sơ sinh

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh bởi các lợi ích như:

- Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ - Phát triển trí não và đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương - Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần - Có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. - Bé có giấc ngủ ngon sẽ trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh hơn.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Ở mỗi tháng tuổi, thời gian ngủ của bé sẽ có sự khác nhau, cụ thể như sau:

- Trẻ từ 1 – 4 tuần tuổi: Với trẻ sơ sinh, bé cần phải ngủ khoảng 15 – 18 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giờ. Tuy nhiên với các bé sinh non thì thời lượng ngủ có thể lâu hơn. Ở giai đoạn này, do trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng, nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm. Đây chính là giai đoạn mà trẻ cần được ngủ nhiều nhất. - Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi: Lúc này bé cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Thời gian ngủ mỗi giấc dài hơn và kéo dài từ 4 – 6 tiếng. Bé có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối và đây là lúc bé bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. - Trẻ từ 5 – 8 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là bé ngủ được 14 tiếng mỗi ngày với 2-3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày kéo dài 3-4 tiếng. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thói quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu với giống người lớn. Mặc dù bé có thể không cần ăn trong đêm, nhưng thỉnh thoảng trẻ sẽ vẫn thức dậy vào ban đêm. - Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi: Lúc này trẻ sẽ duy trì thời gian ngủ khoảng 12-14 tiếng mỗi ngày với 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày kéo dài khoảng 1 tiếng và ngủ suốt đêm từ 10 đến 12 tiếng.

Nắm được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh để chăm sóc bé tốt hơn

Làm thế nào để bé ngon giấc?

Bên cạnh việc xác định được trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ thì chất lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ ngủ đủ, ngủ ngon và sâu giấc sẽ phát triển tốt hơn. Khoa học đã chứng minh vào thời điểm 11 giờ hằng đêm, lúc trẻ ngủ sâu, các hormon tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, mà về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Do đó, ba mẹ nên tập cho con có thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ mỗi ngày, nhằm tạo cho trẻ có phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào. Để bé có giấc ngủ ngon, ba mẹ hãy thực hiện một vài mẹo hữu ích sau:

- Ban đêm, ba mẹ hãy cho con ngủ trong phòng tối, hạn chế tối đa tiếng ồn vì chúng làm trẻ ngủ không sâu và hay thức giấc. - Thiết lập thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ, phát cho con các tín hiệu để con nhận thấy đã đến giờ đi ngủ như thay đồ ngủ, hát ru, hôn chúc ngủ ngon... - Tập cho trẻ ngủ trong một không gian quen thuộc, thoải mái sẽ cho giấc ngủ của trẻ được ngon và ít quấy mẹ. - Chọn cho con những quần áo ngủ thoáng mát, thoải mái nhất. Tránh các trang phục ngủ gây nóng hay cấn vướng khó chịu. Ba mẹ nên cho con mặc đồ ngủ ngắn tay, mát mẻ vào mùa hè nóng bức và những bộ dài tay giữ ấm bé vào mùa đông.

Quần áo sơ sinh Mothercare có chất vải thấm hút mồ hôi, co giãn tốt và mềm mại sẽ vỗ về cho giấc ngủ của con thật sâu và êm ái mỗi đêm.

Cho bé mặc quần áo thoải mái, thoáng mát khi ngủ

- Ba mẹ cho con ăn đủ no các bữa trong ngày, không cho con ăn đêm khi không quá cần thiết. Đồng thời tránh để bé đói hoặc ăn quá no trước khi ngủ gây khó ngủ. - Không doạ nạt, quát mắng hay cho trẻ xem phim ảnh kinh dị trước giờ ngủ khiến trẻ bị ức chế. Nếu trẻ có tiêu tiểu trong lúc ngủ, ba mẹ cũng nên nhẹ nhàng dọn dẹp và cho trẻ ngủ lại, không được la mắng trẻ. - Trước giờ ngủ, ba mẹ có thể cho con vận động hay vui chơi nhẹ nhàng và dịu dàng, nhẹ nhàng để dỗ trẻ ngủ. - Tránh cho con ăn những thực phẩm chứa caffeine vào chiều tối như soda, chocolate. - Ba mẹ hãy chuẩn bị cho bé chăn, gối, mền mềm mại, thoáng mát với thiết kế đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng giúp con có một giấc ngủ ấm áp và an toàn.

Chuẩn bị một chiếc cũi trẻ em thật xinh trong không gian ngủ yên tĩnh, êm ái để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn

Chăn, gối, mền đến từ Mothercare được sản xuất từ 100% cotton, thấm hút tốt, phù hợp nhất cho làn da nhạy cảm của con, khả năng kháng khuẩn giúp gối mền luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa tác nhân gây bệnh cho con. Với thiết kế thông minh, gối trẻ em tại Mothercare giúp nâng đỡ đầu gáy vừa phải, cho con nằm ngủ với tư thế thoải mái nhất, có giấc ngủ êm ái và tránh được các trường hợp ợ, nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Ba mẹ có thể tham khảo các loại chăn ga gối của Mothercare

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Ở mỗi giai đoạn phát triển, giấc ngủ của bé lại có sự thay đổi khác nhau. Mẹ nên ghi nhớ thời gian ngủ trung bình để có thể chăm sóc và đảm bảo con có giấc ngủ tốt nhất nhé!

Trẻ 15 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày?

Trẻ 15 tháng tuổi thường ngủ khoảng 14 giờ một ngày, gồm một giấc ngủ dài 11 - 12 giờ cộng với một hoặc hai giấc trưa ngắn. Tại thời điểm này trẻ đã có thể ngủ ngon và ngủ ngoan hơn, nhưng có đôi khi trẻ sẽ khóc và phản ứng khi bạn đặt trẻ lên giường và bỏ trẻ ở lại một mình.

Trẻ 18 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?

Bé được 12 tháng tuổi cần ngủ 11 tiếng mỗi đêm và 3 tiếng vào ban ngày. Tổng số giờ ngủ trung bình là 14 tiếng. Bé 18 tháng sẽ ngủ 11 tiếng mỗi đêm và 2,5 tiếng vào ban ngày [một lần ngủ trưa]. Tổng số thời gian ngủ cho trẻ trung bình là 13,5 tiếng.

1 ngày ngủ bao nhiêu tiếng là tốt nhất?

Trẻ mới sinh cần 20h/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm, đến 6 tuổi trẻ cần 10h - 12h/ ngày để ngủ. Thanh thiếu niên [14-17 tuổi] cần ngủ 8 - 10h/ngày. Thanh niên và người trưởng thành [18-64 tuổi] cần ngủ 7 - 9h/ngày. Người già [trên 65 tuổi] cần ngủ 7 - 8h/ngày.

Trẻ 25 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ mới biết đi [từ 1 - 2 tuổi] cần thiết ngủ khoảng 11 - 14 giờ mỗi ngày. Trẻ em mẫu giáo [3 - 5 tuổi] cần thiết ngủ 10 - 13 giờ mỗi ngày. Trẻ em trong độ tuổi đi học [6 - 13 tuổi] cần thiết ngủ đủ 9 - 11 giờ mỗi ngày. Thanh thiếu niên [14 - 17 tuổi] cần khoảng 8 - 10 giờ mỗi ngày để ngủ.

Chủ Đề