Trẻ em uống vitamin A như thế nào

Hầu hết chúng ta đều biết vitamin A có vai trò trong sự phát triển của cơ thể. Thế nhưng các bạn đã biết uống vitamin A thế nào là đúng cách? Hãy cùng YouMed tìm hiểu vấn đề này bạn nhé!

1. Vai trò của vitamin A

Vitamin A cần thiết cho sự phát triển của cơ thể

Vitamin A cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tác dụng thường gặp nhất của vitamin A là:

  • Hỗ trợ tăng trưởng tế bào, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong thai kì.
  • Tăng cường thị lực: vitamin A kết hợp với protein opsin để tạo thành rhodopsin, một phân tử cần thiết cho khả năng nhìn màu và nhìn trong ánh sáng yếu. Nó cũng giúp bảo vệ và duy trì giác mạc, kết mạc và bên trong mí mắt của bạn.
  • Ngoài ra, vitamin A giúp hình thành và duy trì các mô bề mặt như da, ruột, phổi, bàng quang và tai trong của bạn.

>> Xem thêm tác dụng của vitamin a đối với cơ thể

2. Uống Vitamin a trong trường hợp nào?

Vitamin A được sử dụng trong nhiều trường hợp, như:

  • Thiếu vitamin A ở người lớn và trẻ em.
  • Phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú cao.
  • Đối tượng bị đục thủy tinh thể, quáng gà và có các vấn đề về thị lực.
  • Bệnh nhân mắc bệnh sởi.
  • Các mảng trắng bên trong miệng thường do hút thuốc [bạch sản ở miệng].
  • Tiêu chảy ở phụ nữ sau sinh.
  • Bệnh viêm ruột [viêm loét đại tràng].

3. Mức nhu cầu vitamin A và lịch uống vitamin A

Chế độ ăn uống thiếu vitamin A được điều trị bằng vitamin A retinyl palmitate 60.000 IU một lần/ngày trong 2 ngày, tiếp theo là 4500 IU uống một lần/ngày [IU là đơn vị đo lường quốc tế].

Nếu có biểu hiện nôn mửa, kém hấp thu hoặc có thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng mắt:

  • Trẻ < 6 tháng: liều 50.000 IU.
  • Trẻ 6 đến 12 tháng: 100.000 IU.
  • Trẻ > 12 tháng và người lớn: 200.000 IU được tiêm trong 2 ngày, với liều thứ ba ít nhất 2 tuần sau đó.

Liều lượng tương tự được khuyến cáo cho trẻ em mắc bệnh sởi và trẻ sơ sinh. Điều trị bằng vitamin A có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguy cơ tử vong của bệnh sởi. Tất cả trẻ em mắc bệnh sởi được được khuyến cáo tiêm 2 liều vitamin A [100.000 IU cho trẻ < 12 tháng và 200.000 IU cho trẻ > 12 tháng] cách nhau 24 giờ.

Trẻ sơ sinh có mẹ mắc HIV phải được tiêm 50.000 IU trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Tránh dùng kéo dài hàng ngày với liều lượng lớn, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, vì có thể gây độc.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, liều dự phòng hoặc điều trị không được vượt quá 10.000 IU/ngày để tránh tổn thương cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

4. Cách uống vitamin A

Nên sử dụng thuốc theo chỉ định

Để công dụng của vitamin A phát huy tối đa, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo chỉ dẫn trên tờ hướng dẫn sử dụng.

Vitamin A thường có dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng. Trong trường hợp uống vitamin A dạng lỏng, hãy đo thuốc bằng cốc đo hoặc thìa đo liều chuyên dụng thay vì thìa ăn thông thường. Ngoài ra, bạn cần lưu ý không dùng ít hoặc nhiều hơn so với liều khuyến cáo.

5. Tác hại khi bổ sung vitamin A quá nhiều

Ngộ độc vitamin A cấp tính xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn khi tiêu thụ một liều vitamin A quá cao. Trong khi ngộ độc mãn tính xảy ra khi liều lượng hơn 10 lần RDA [lượng vitamin A cần thiết trong ngày] được tiêu thụ trong một khoảng thời gian dài hơn.

Mặc dù ít phổ biến hơn ngộ độc vitamin A mãn tính, nhưng ngộ độc vitamin A cấp tính có liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm tổn thương gan, tăng áp lực sọ não và thậm chí tử vong.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của ngộ độc vitamin A mãn tính – thường được gọi là thừa vitamin A – bao gồm:

  • Loét miệng.
  • Sưng xương.
  • Móng tay nứt.
  • Đau xương.
  • Ăn mất ngon.
  • Nứt khóe miệng.
  • Mờ mắt hoặc các vấn đề về mắt khác .
  • Chóng mặt.
  • Buồn nôn và ói mửa .
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Da thô, bong tróc hoặc ngứa.
  • Vàng da.
  • Rụng tóc.
  • Lú lẫn.
  • Bệnh về đường hô hấp.

Bên cạnh đó, độc tính của vitamin A có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Vì vậy, để tránh ngộ độc vitamin A, bạn không nên dùng các chất bổ sung vitamin A liều cao. Bên cạnh đó, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin A thì không đủ gây ra độc tính.

Và hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bổ sung vitamin A.

6. Tương tác thuốc cần lưu ý khi bổ sung vitamin A

 Vitamin A tương tác với nhiều loại thuốc

Uống vitamin A và những loại thuốc điều trị bệnh về da [Retinoids] có thể cung cấp quá nhiều vitamin A và gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Vitamin A có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh. Bao gồm tetracycline [Achromycin], demeclocycline [Declomycin] và minocycline [Minocin]. Dùng một lượng rất lớn vitamin A cùng với một số loại thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp nội sọ. Nhưng việc uống vitamin A liều bình thường cùng kháng sinh thì không gây ra vấn đề này. Do đó, bạn không nên dùng một lượng lớn vitamin A nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh.

Không nên dùng một lượng lớn vitamin A nếu bạn đang dùng một loại thuốc có thể gây hại cho gan như acetaminophen, amiodarone…

Warfarin [Coumadin] được sử dụng để làm chậm quá trình đông máu. Lượng lớn Vitamin A cũng có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng Vitamin A cùng với warfarin [Coumadin] sẽ làm tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu. Do đó, bạn phải thường xuyên kiểm tra máu và thay đổi liều warfarin phù hợp với bản thân.

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu góp phần vào nhiều chức năng trong cơ thể, chẳng hạn như bảo vệ sức khỏe của mắt. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin A sai cách có thể gây nhiều tác hại đối với cơ thể. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ về vitamin A để uống đúng cách nhé!

Vitamin A là một trong 3 loại vi chất [iod, vitamin A, sắt] mà trẻ em Việt thường bị thiếu hụt, dẫn đến sức đề kháng kém, chậm phát triển và dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Từ năm 1996, ngày 1 – 2/6 hàng năm được chọn là “Ngày vi chất dinh dưỡng” với một chuỗi các hoạt động mang tính huy động xã hội rộng lớn, nhằm thay đổi nhận thức và thực hành của các bà mẹ, mỗi gia đình, cộng đồng về tầm quan trọng và cách phòng chống các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng.

Trong những năm qua, công tác phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chúng ta đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao….Tuy nhiên, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng công bố năm 2015 cho thấy: tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng có xu hướng giảm so với năm 2010, nhưng tốc độ giảm chậm và vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng đối với trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ về một số vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu iốt, khẩu phần canxi thấp và có sự khác biệt lớn giữa các vùng.

Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một cuộc chiến bền bỉ để đẩy lùi “nạn đói tiềm ẩn”, nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam. Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020.

Trong chiến dịch “Ngày vi chất dinh dưỡng”, ngoài việc truyền thông những kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, thì cấp phát viên nang vitamin A liều cao cho trẻ em trong độ tuổi và phụ nữ trong 1 tháng đầu sau sinh đã thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.

Hẳn chúng ta đều biết Vitamin A giúp tăng cường thị lực cho trẻ, bảo vệ mắt, phòng tránh các bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt, loét giác mạc dẫn đến mù lòa… Tuy nhiên, vitamin A còn nhiều công dụng mà có thể nhiều bố mẹ chưa biết. Chẳng hạn như:

  • Giúp trẻ tăng trưởng bởi vitamin A đóng vai trò như 1 hormone trong điều chỉnh sự lớn và phát triển của các mô trong hệ cơ xương. Những trẻ bị thiếu Vitamin A sẽ chậm lớn, còi cọc.
  • Duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, cải thiện khả năng lành vết thương, thiếu vitamin A khiến da khô và dễ bị tổn thương; tóc giòn, dễ gãy rụng.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, biệt hóa tế bào. Thiếu Vitamin A khiến trẻ giảm sức đề kháng, dễ nhiễm trùng nặng, đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp… dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong.
  • Mới đây người ta còn phát hiện dạng tiền Vitamin A trong rau củ, trái cây có khả năng kìm hãm gốc tự do, giúp chống lão hóa, phòng một số bệnh ung thư…

Vì vậy, các bậc phụ huynh đừng bỏ lỡ cơ hội được bổ sung vitamin A cho bé nhân ngày Vi chất dinh dưỡng hàng năm.

  • Trẻ 6 –

Chủ Đề