Trình độ học vấn phổ thông la gì

Trong các giấy tờ ví dụ như sơ yếu lý lịch, đơn xin việc,… thường có các đề mục liên quan đến học vấn. Vậy, học vấn là gì? Trình độ học vấn là gì? Phân biệt giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn ra sao? Cùng Bamboo School tìm hiểu về trình độ học vấn khái niệm trình độ học vấn ngay tại bài viết này nhé!

Học vấn là những kiến thức được tích luỹ qua việc học tập, đọc sách, tìm hiểu hay học hỏi từ người khác. Người có trình độ học vấn là người có hiểu biết . Tùy vào khả năng mà mỗi người có trình độ khác nhau. Sự nghiệp có rộng mở hay không, tương lai có thể tốt hơn không cũng dựa vào học vấn.

Trình độ học vấn là có thể nói là từ chỉ mức độ việc học của một người nào đó mà họ đạt được qua quá trình học tập tại trường lớp. Đối với mỗi bậc học có thể gọi là một trình độ. Trình độ học vấn bao gồm nhiều cấp bậc khác nhau.

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng hay năng lực của một người về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó [ví dụ: kỹ sư xây dựng, cử nhân quản trị kinh doanh,…]. Trình độ chuyên môn được dùng với những người có cấp bậc khác nhau như tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.

Trình độ học vấn thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học…Còn trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư…

Đối với hai khái niệm về trình độ học vân và trình độ chuyên môn nghe có vẻ tương đồng. Tuy nhiên, cả 2 khái niệm này lại hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là 2 khái niệm của trình độ học vân và trình độ chuyên môn:

  • Trình độ học vấn: là nói đến bậc học cao nhất của một người khi họ đã hoàn thành trong hệ thống giáo. Trình độ học vấn thường thể hiện qua các bậc như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng,…
  • Trình độ chuyên môn: là nói về chuyên ngành mà một đã người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức hay kĩ năng hay am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực nào đó. Trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư…

Như vậy, có thể thấy rằng trình độ học vấn có nghĩa rộng hơn và bao quát cả trình độ chuyên môn.

Trong CV xin việc, trình độ học vấn luôn được đề cập đến. Theo đó, khi bạn soạn thảo CV, trình độ học vấn cũng là mục có thể gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng. Để có thể ghi trình độ học vấn một cách ấn tượng, bạn cần lưu ý những điểm:

  • Bạn nên ghi thông tin về trình độ học vấn cao nhất. Ví dụ như: 12/12
  • Sau đó, ghi các bậc học khác theo thời gian từ gần đây nhất đến xa nhất. Đồng thời, nội dung cần ghi rõ chuyên ngành và tên trường học.
  • Nêu những chứng chỉ về nghiệp vụ, giải thưởng,… mà bạn đã đạt được trong quá trình học vấn. Nên lưu ý, chỉ ghi các nội dung mà nhà tuyển dụng cần.
  • Cuối cùng, bạn cần trình bày thông tin một cách ngắn gọn, đầy đủ, các thông tin nêu ra cần phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.

Xem thêm:

Trên đây là các thông tin về trình độ học vấn. Hy vọng với những chia sẻ của Bamboo School hữu ích đến bạn đọc. Theo dõi Bamboo School để cập nhật nhiều thông tin khác nhé!

“Trình độ học vấn là gì? Trình độ chuyên môn là gì?” là những câu hỏi mà những bạn học sinh xinh viên, hay những người làm hồ sơ vẫn thường thắc mắc. Để giải đáp câu hỏi, hướng dẫn các điền sơ yếu lý lịch mẫu hồ sơ tự thuật thì các bạn theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

Ngày 18/6/2007, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trong đó có hướng dẫn việc kê khai trình độ học vấn [trình độ văn hóa] và trình độ chuyên môn như sau:

Khái niệm và ví dụ về trình độ học vấn

Trình độ giáo dục phổ thông là ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 [đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm]; lớp 12/12 [đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm].

Khái niệm và ví dụ về trình độ chuyên môn

– Trình độ chuyên môn là ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…

Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch tự thuật và hồ sơ xin việc

Sơ yếu lý lịch là loại hồ sơ rất hay gặp, nhất là đối với học sinh, sinh viên và cả người đi làm. Những mẫu sơ yếu lý lịch rất đa dạng, có thể tìm thấy trên mạng, có thể do bạn tự soạn hoặc được cấp sẵn bạn chỉ cần điền đủ thông tin. Thế nhưng cũng có những khái niệm trong mẫu hồ sơ mà ai cũng hiểu để có thể điền, cùng xem để rút kinh nghiệm:

Trong các giấy tờ, biểu mẫu cũ trước đây thường sử dụng từ “Nguyên quán”, còn các giấy tờ, biểu mẫu hiện nay thì sử dụng từ “Quê quán”, cho nên có thể hiểu “Nguyên quán” hay “Quê quán” là như nhau.

Nhiều người thường hiểu rằng Nguyên quán/Quê quán là nơi mình sinh ra, là nơi mình chôn nhau cắt rốn, thế nhưng thực tế thì không phải vậy, Nguyên quán/Quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong Giấy đăng ký khai sinh [căn cứ Khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch 2014]

Cách xác định tốt nhất là bạn xem thông tin Quê quán của mình tại Giấy khai sinh. Bởi từ đây, mọi thông tin của bạn được tạo lập dựa trên thông tin của loại giấy này, trường hợp có sự khác nhau sẽ rất khó cho bạn trong trường hợp thực hiện các giấy tờ thủ tục chẳng hạn như việc đăng ký nhập học tại trường hay thi tốt nghiệp các cấp…

  1. Nơi thường trú/nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

Một số loại giấy tờ được ghi rõ ra là “nơi đăng ký hộ khẩu thường trú” thì cũng đủ để bạn biết được mình phải ghi nơi nào, nhưng một số loại giấy tờ lại chỉ ghi là “Nơi thường trú”. Bạn cần phải hiểu rằng nơi thường trú là nơi bạn sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định vả đã đăng ký thường trú.

Nhớ rằng, nơi thường trú phải hội đủ các yếu tố:

– Sinh sống thường xuyên.

– Ổn định.

– Không có thời hạn.

– Đã đăng ký hộ khẩu

[Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006]

Cho nên để ghi chính xác thông tin này, thì bạn tìm địa chỉ hộ khẩu của mình ở đâu thì ghi nơi đó vào.

Bạn có thể để trống nếu nơi bạn đang ở cũng chính là nơi thường trú, còn trong trường hợp bạn đã đăng ký hộ khẩu ở một nơi và đang ở một nơi khác thì bạn ghi vào mục này nơi bạn đang ở. Nơi tạm trú là nơi bạn sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú – Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006.

Nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, nên bạn có thể ghi 1 trong 2 nơi nêu trên. Nhiều trường hợp cứ nghĩ rằng nơi cư trú phải là nơi thường trú, điều này là hoàn toàn sai nhé!

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006.

Nhiều bạn thấy rằng mình đang học Đại học hoặc đã học xong Đại học thì ghi vào mục này là Đại học. Điều này là sai. Vì trình độ văn hóa chỉ xét ở các cấp độ như sau: Mù chữ, Tiểu học, Trung học sở sở, Trung học phổ thông – Đoạn chú thích cuối cùng của Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC.

Như vậy, mục này bạn ghi nội dung là 12/12 nếu đã hoặc đang học Đại học. Trong trường hợp mẫu Sơ yếu lý lịch là do bạn tự soạn thì bạn có thể thêm mục Trình độ chuyên môn – Đây chính là nội dung bạn có thể ghi cụ thể mình là Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh hay Thạc sĩ ngành Luật…

Lưu ý: Các thông tin mình không nêu trong bài viết này là do đã có sự rõ ràng, không có sự nhầm lẫn.

Một vài mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật

Mẫu sơ yếu lí lịch cơ bản
Mẫu sơ yếu lý lịch đầy đủ
Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật công chứng
Mẫu sơ yếu lí lịch chị tiết và điền đầy đủ đã hoàn thành

Với những khái niệm và ví dụ về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, mẫu hồ sơ sơ yếu lý lịch ở trên thì bạn hẳn đã có thể tự mình điền thông tin xin việc, nhập học rồi phải không nào. Mọi ý kiến đóng góp và câu hỏi vui lòng để lại dưới phần bình luận. Bài viết tới đây là hết rồi, xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Video liên quan

Chủ Đề