Trong buổi dự giờ sẽ đánh giá năm 2024

Việc dự giờ không chỉ giúp cho nhà giáo đi dự giờ học tập, đúc kết kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp, mà còn giúp cho họ sáng tạo khi vận dụng, xử lí tốt những tình huống nảy sinh trong các tiết dạy trên lớp của mình... Tuy nhiên, tình trạng “diễn” mang tính chất hình thức, đối phó trong các tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên vẫn còn đâu đó, trở thành vấn đề đáng quan ngại ở nhà trường phổ thông hiện nay.

Tại sao nhiều thầy cô giáo lại làm vậy? Trước hết, đó là lỗi của người dạy. Do “căn bệnh” sính thành tích, thích thể hiện mình mà ra cả. Tiết dạy bình thường thì không chuẩn bị gì mấy, nhưng đến các tiết thao giảng, tiết dạy được báo trước, có đồng nghiệp, đoàn thanh tra cấp trên đến dự thì tấp nập, nháo nhào đi chuẩn bị đủ thứ. Nào làm đồ dùng dạy học, nào soạn giáo án điện tử, trình chiếu PowerPoint; nào nhờ đồng nghiệp trong, ngoài trường góp ý; nào dạy thử năm, ba lần để nhuyễn giáo án, nào sắp xếp, “mớn, gà” bài trước cho HS, em A trả lời câu hỏi này, em B lên bảng trình bày câu kia…

Các thầy cô giáo dự giờ và các em HS đều biết rõ thầy, cô giáo và đồng nghiệp của mình đang đối phó như thế nào trong tiết dự giờ. Có giáo viên “diễn” rất “vào vai”, rất tròn trịa; nhưng có những người quá mất tinh thần hoặc mất tự nhiên, khiến tiết dự giờ thua xa những buổi dạy bình thường.

Để loại bỏ được “bệnh diễn” trong các tiết thao giảng, tiết dạy có người dự thì trước hết, mỗi thầy cô giáo cần nâng cao nhận thức, hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của hoạt động dự giờ, thăm lớp. Dạy đúng với năng lực của mình, phù hợp với trình độ của HS ở từng khối, lớp. Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, các thầy cô giáo khi đi dự giờ đồng nghiệp nên tránh tình trạng “bới lông tìm vết”, không yêu cầu, bày vẽ hoặc áp đặt đồng nghiệp phải dạy như thế này, chuẩn bị như thế kia, cứ để họ dạy tự nhiên. Đánh giá, nhận xét tiết dạy lấy việc góp ý, xây dựng, động viên… là chính trên cơ sở khách quan, công tâm, chân thành và thuyết phục nhất…

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của các buổi dự giờ thăm lớp, sáng ngày 20/10 trường Tiểu học Tô Hiến Thành vịnh dự được mời thầy giáo Trần Mạnh Hưởng – Chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục Tiểu học [Bộ GD – ĐT] đến trực tiếp dự giờ để có những ý kiến đánh giá, góp ý nhằm nâng cao chất lượng các giờ dạy học và công tác chuyên môn của giáo viên.

Hoạt động của tổ chuyên môn trong công tác dự giờ, thăm lớp.

Dự giờ, thăm lớp là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Thông qua việc làm này giúp giáo viên rất nhiều trong công tác phát triển chuyên môn, đặc biệt là trong năm học mà trường Tiểu học Tô Hiến Thành đánh dấu sự thay đổi toàn diện, sâu sắc nội dung và phương pháp dạy học

Ngoài sự quan tâm của thầy Hiệu trưởng Đào Quốc Vịnh và các cô giáo chủ nhiệm, nhà trường còn vinh dự được mời thầy giáo Trần Mạnh Hưởng – Chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục Tiểu học [Bộ GD – ĐT] trực tiếp dự giờ tiết Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa lớp 5A2 của cô giáo Lê Thị Cúc.

Về phía người dạy, dự giờ sẽ giúp cho giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp. Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học, các em rất thích thể hiện mình trước đám đông.

Tiết học diễn ra rất sôi nổi với sự hăng hái tham gia phát biểu của các con.

Tiết luyện từ và câu: Cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam lớp 4A1 của cô giáo Lê Thị Xuân.

Sau buổi dự giờ thầy Trần Mạnh Hưởng có những ý kiến đánh giá và góp ý rút kinh nghiệm đối với mỗi tiết học về cách truyền đạt kiến thức cho học sinh, giải đáp những thắc mắc của giáo viên xung quanh bài học. Đặc biệt thầy Hưởng có những chia sẻ về phương pháp dạy đổi mới đó là dạy nhóm, phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho học sinh từ lớp 2 trở lên. Đối với việc dạy nhóm giáo viên không phải nặng nề về việc chuẩn bị bài giảng và thay vào đó học sinh phải hoạt động nhiều, tự tìm tòi điều đó giúp phát huy tính đoàn kết, kỹ năng làm việc nhóm của học sinh. Giáo viên có thể bao quát và có những sự đánh giá về năng lực học tập của mỗi em trong nhóm.

Thầy Hưởng góp ý “ Trước khi vào bài giảng giáo viên cho học sinh làm một bài tập hoặc một trò chơi nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ đồng thời tạo không khí vui vẻ, hứng thú cho các em khi bước vào bài học mới”.

Kinh nghiệm cho giáo viên từ những tiết dự giờ

Trong năm học 2015 – 2016 nhà trường từ bỏ cách dạy biểu diễn, đánh giá học sinh qua các giờ học bằng sự hăng hái tham gia phát biểu, xây dựng bài của tất cả các em học sinh, bất kể học sinh đó giỏi hay yếu kém. Các buổi có người dự giờ, thăm lớp giáo viên không mất quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài giảng, thay vào đó học sinh phải vận động, tự tìm tòi làm bài tập. Việc dự giờ không chỉ giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp cho họ có những sáng tạo trong xử lí các tình huống bất ngờ trong dạy học, trước cùng một câu hỏi đặt ra, tuỳ từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể giúp các em trả lời câu hỏi theo một hướng khác nhau, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu xót trong quá trình giảng dạy.

Khác với cách làm trước đây, giáo viên ít khi được góp ý bài dạy của đồng nghiệp hoặc có góp ý cũng rất e dè chưa mạnh dạn nay đã được khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên khắc phục tình trạng này bằng cách cho giáo viên ghi lại những ý kiến đóng góp của mình vào phiếu dự giờ, khi sinh hoạt chuyên môn, mỗi giáo viên dựa vào phiếu đó để phát biểu ý kiến xây dựng tiết dạy. Nếu trong tiết dạy có nhiều ý kiến đóng góp trái ngược nhau thì Tổ trưởng sẽ trực tiếp thống nhất ý kiến với các giáo viên để đi đến kết luận và có thể chỉ đạo giáo viên dạy lại tiết dạy đó để mỗi giáo viên thực sự hết những thắc mắc băn khoăn về tiết dạy.

Trong những năm qua, tích cực hưởng ứng cuộc vận động đổi mới công tác quản lí nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường do ngành Giáo dục phát động, trường Tiểu học Tô Hiến Thành đã có nhiều sáng kiến trong việc tổ chức cho giáo viên được dự giờ, thăm lớp thường xuyên thực sự đã có được những chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lượng các giờ dạy học và công tác chuyên môn của giáo viên.

Chủ Đề