Trong các cuộc cách mạng tư sản cuộc cách mạng nào là triệt để nhất

Câu hỏi: Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản

Câu hỏi: Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.

D. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ gia-cô-banh.

Lời giải:

Đán dán đúng: B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

Giải thích:

Nói cách mạng tư sản pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vìđã lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

Cùng Top lời giải ôn tập lại kiến thức về cuộc cách mạng tư sản Pháp nhé.

1. Nước Pháp trướccách mạng

*Tình hình chính trị - xã hội

-Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay vua.

-Xã hội: gồm 3 đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

+ Quý tộc nắm giữa những chức vụ tối cao. Tăng lữ và Quý tộc được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.

+ Đẳng cấp thứ bagồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Trong đó, nông dân nghèo là giai cấp khổ nhất. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.

* Tình hình kinh tế

-Nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.

-Công thương nghiệp đã phát triển: máy móc được sử dụng trong sản xuất, trung tâm dệt, luyện kim ra đời, các hải cảng lớn tập nập tàu buôn...nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm.

2.Cách mạng tư sản Pháp 1789

a. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế

* Biểu hiện:

- Nhà nước nợ nhiều, không có khả năng trả nổi. Phải thu nhiều thứ thuế, công thương nghiệp đình đốn, công nhân và thợ thủ công thất nghiệp.

- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp mọi nơi.

* Diễn biến

- 05/05/1789, hội nghị ba đẳng cấp được tổ chức. Đẳng cấp thứ ba phản đối chủ trương tăng thuế của nhà vua.

- 17/06/1789, đại biểu đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc và tuyên bố là Quốc hội lập hiến có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Vua và quân đội đã lựa chọn quân đội để uy hiếp.

- Quần chúng nhân dân đã dùng vũ trang chống lại nhà vua, binh lính cũng nghiêng về phía nhân dân.

- 14/07/1789, nhân dân tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xtin.

⇒ Mở đầu cho thắng lợi kháng chiến là thắng lợi của cách mạng Pháp.

b.Chế độ quân chủ lập hiến [ từ ngày 14/07/1789 – 10/08/1792]

- Phái Lập hiến nắm quyền đã:

+ Hạn chế quyền của nhà vua.

+ Tháng 8/1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

+ Tháng 9/1791, thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Tháng 4/1792, liên minh Áo – Phổ cùng bọn phản động trong nước Pháp chống lại cách mạng. Tháng 8/1792, 80 vạn quân Phổ tràn vào nước Pháp.

- 10/8/1792, nhân dân lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến.

c.Bước đầu của nền Cộng hòa [ 21/9/1792 – 2/6/2793]

Sau khi lật đổ phái Lập hiến, chính quyền chuyển sang tay phải Ghi-rông-đanh.

- Ngày 21/9/1792, thành lập nền cộng hòa. 21/1/1793 xử tử vua Lu-I XVI

- 20/9/1792, quân Pháp giành thắng lợi ở Van-ni sau đó chuyển sang phản công đuổi quân địch ra khỏi đất nước.

- Mùa xuân năm 1793, liên minh phong kiến châu Âu và quân Anh lại tấn công nước Pháp, phản động trong nước nổi dậy.

Nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, lạm phát tăng cao, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.

⇒2/6/1793, nhân dân Pa-ri, dưới sự lãnh đạo của Rô-be-xpi-e khởi nghĩa lật đổ phái Ghi-rông-đanh.

d.Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh [ 2/6/1793 – 27/7/1794]

- Phái Gia-cô-banh đứng đầu là Rô-be-xpi-e cầm quyền đã thi hành một số các biện pháp:

+ Trả lại đất công bị quý tộc phong kiến chiếm đoạt cho nông dân.

+ Chia nhỏ đất đai để bán cho nông dân.

+ Trưng thu lúa mì, quy định mức giá, mức lương.

- Kết quả: Nền kinh tế phát triển, xã hội dầnổn định. Chiến thắng được thù trong giặc ngoài.

- 27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo chính bắt và xử tử Rô-be-xpi-e.

3. Ý nghĩa cuộc cách mạng tư sản Pháp

*Đối với thế giới

- Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến Âu - Mĩ.

- Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.

*Đối với nước Pháp

- Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.

- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.

- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Đáp án chính xác và giải thích chi tiết, dễ hiểu cho câu hỏi: “Cuộc cách mạng tư sản nào triệt để nhất?” kèm kiến thức tham khảo bổ trợ hay nhất là tài liệu học tập hay và hữu ích dành cho các bạn học sinh. Cùng Top lời giải ôn tập tốt nhé!

Câu hỏi: Cuộc cách mạng tư sản nào triệt để nhất?

Trả lời:

Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản:

– Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa.

– Đánh thắng cuộc can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu vào nước Pháp, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.

– Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác định những quyền và lợi ích cơ bản của con người.

– Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản, theohọc thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản [hay quý tộc mới] lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển củachủ nghĩa tư bản.

Cách mạng tư sản bắt đầu từthế kỷ 16kéo dài tớithế kỷ 20. Nó đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra phát triển mạnh mẽ củalực lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc vềphương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩalịch sửtrongxã hộiloài người. Mặc dù vậy, những học giảchủ nghĩa xã hội khoa họccho rằng cách mạng tư sản vẫn là sự thay thế chế độbóc lộtphong kiến bằng chế độ bóc lộttư bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độngườibóc lộtngười.

2. Tính chất của cuộc cách mạng tư sản là gì?

- Cách mạng tư sản Anh: Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại trên đất nước này. Cuộc cách mạng vẫn chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Bên cạnh đó, nhân dân vẫn phải chịu cảnh áp bức và bóc lột.

- Cách mạng tư sản Pháp: Đây được xem là cuộc cách mạng mang tính triệt để nhất. Tuy nhiên, cuộc cách mạng vẫn chưa đáp ứng được quyền lợi hoàn toàn cho nhân dân. Giai cấp được hưởng lợi nhiều nhất và có quyền nhất vẫn là giai cấp tư sản.

- Cách mạng tư sản Hà Lan: Đây vừa là một cuộc giải phóng dân tộc vừa là cuộc cách mạng tư sản. Bởi vì cuộc cách mạng này đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Bên cạnh đó cũng đẩy lùi được sự xâm lược của Tây Ban Nha.

- Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ: Đây cũng là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ diễn ra trên hình thức là chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Cách mạng Tân Hợi: Đây là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Cuộc cách mạng Tân Hợi đã lật đổ được chế độ phong kiến và thành lập nên chủ nghĩa dân chủ tư sản.

Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị: Mang tính chất của một cách mạng tư sản. Nó diễn ra dưới hình thức cải cách đất nước.

Các cuộc cách mạng tư sản đều có một tính chất chung. Đó chính là bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang. Cách mạng tư sản phụ thuộc vào quần chúng nhân dân là chủ yếu.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản

* Mục tiêu:

Cách mạng tư sản nổ ra nhằm mục đích lật đổ chế độ phong kiến.

Cách mạng này quyết liệt giành lại chính quyền từ tay chế độ phong kiến lỗi thời. Từ đó thiết lập một nền thể chế thống trị mới.

* Nhiệm vụ:

Cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ chính. Đó chính là dân chủ và dân tộc. Điều này có nghĩa là cách mạng tư sản phải xóa được tình trạng phong kiến đang thống trị tại đất nước.

Nhiệm vụ về dân tộc đó là tạo ra được một quốc gia dân tộc tư sản. Nó bao gồm 4 đặc trưng. Đó chính là có ngôn ngữ chung, văn hóa, kinh tế và lãnh thổ chung.

Nhiệm vụ về dân chủ đó chính là thực hiện quyền dân chủ về hai mặt. Hai mặt đó chính là dân chủ về mặt kinh tế và dân chủ về chính trị.

4. Ý nghĩa của cách mạng tư sản

Các cuộc cách mạng tư sản thành công đã làm lung lay tận gốc vào chế độ phong kiến. Cách mạng tư sản như một đòn chí mạng vào chế độ phong kiến, làm chế độ phong kiến dần sụp đổ.

Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang [ở Hà Lan], lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế [ở Anh]. Không chỉ vậy, nó đã giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân [ở Bắc Mĩ]. Cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Xem thêm:

>>> Cách mạng tư sản thời cận đại

Video liên quan

Chủ Đề