Trồng cam bao lâu có trái

Cây cam với nhiều quả ngọt ngon, thanh nhiệt giải độc tốt được nhiều người trồng trong vườn nhà trong điều kiện các loại hoa quả trên thị trường bị tẩm ướp quá nhiều chất độc hại.

Tên gọi của cây cam

Cây cam được đặt tên theo tiếng Hán Việt có nghĩa là ngọt trong thành ngữ “đồng cam cộng khổ” – ngọt đắng cùng nhau.

Cam chín đúng vụ

Cam cao phong giống cam quý của Việt Nam

Giống cam quý có ở Việt Nam

Đặc điểm cây cam

Cây cam có tên khoa học Citrus sinensis và tên tiếng Anh Orange, cam cùng họ với bưởi nhưng có quả nhỏ hơn, xuất xứ từ Đông Nam Á, Ấn Độ.

Cây cam thuộc loại cây ăn quả thân gỗ, sống lâu năm có thể đến 60 năm, chiều cao khoảng 2-10m, nhiều cành tán, trên thân và cành nhiều gai, hơi sần. Lá cây màu xanh đậm hình trứng, dài khoảng 5-10cm, lá đơn, mọc sole, không có răng cưa.Hoa cam có 5 cánh, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Qủa cam hình tròn, kích thước khoảng 7cm, vỏ sần sùi và dày, có nhiều màu sắc xanh hoặc cam, vàng đỏ tùy giống. Bên trong có nhiều nước vị chua ngọt, thanh mát, thịt màu cam. Hiện nay với các kỹ thuật lai tạo cam có thể cho quả quanh năm.

Các giống cam được ưa trồng hiện nay là: cam Sành, cam Mật, cam Hamlim, Cam Xã Đoài, Cam Valenia….

Xem thêm: Các loại cây ăn quả khác cây mít, cây nhãn

Cách trồng chăm sóc cây cam

Cây cam thuộc loại cây thân gỗ khỏe mạnh, ưa thích khí hậu nhiệt đới nước ta nên dễ trồng và chăm sóc.

Nhiệt độ thích hợp với cây cam từ 23-29oC, cây có thể sống trong khoảng 13-45oC, nếu nhiệt độ thấp hơn 13oC cây ngừng sinh trưởng, thấp hơn -5oC cây sẽ chết.

Cam có thể trồng ở nhiều loại đất: đất bồi, phù sa, đất phù sa cổ, đất thung lũng, đất đồi mới khai phá… Tầng đất canh tác dày khoảng 80-100 cm, pH từ 5-7. Đất trồng tốt nhất với cây cam là loại đất thịt có nhiều mùn, dễ thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m. Nếu vùng đất trũng hoặc đồng bằng phải lên luống, đào mương để thoát nước. Miền núi và trung du phải chủ động nước tưới tránh cây bị khô hạn.

Tưới nước: Khi cây còn nhỏ đến 3 tuổi phải tưới nước thường xuyên đủ ẩm,vừa phải nếu tưới nhiều cây bị thối rễ, vàng lá, chết cây. Gian đoạn cây có hoa và quả cần tưới điều độ để cây đậu quả và ít rụng.

Trồng cam

Từ lúc trưởng thành và thu hoạch từ 3 tuổi trở đi chúng ta cần bón phân theo giai đoạn để cây sai quả:

  • Cam 4-6 tuổi: 880-1200g super lân + 50g phân CanNiBo + 640-800g NPK 30-9-9+TE + 185g phân Kali .
  • Cam trên 10 tuổi: 385g phân Kali +1300-2600g NPK 30-9-9+TE+100g phân CanNiBo +2130-2440g super lân.

Các bón phân: NPK[30-9-9+ TE] chia đều 3 lần để bón vào các giai đoạn: trước ra hoa, sau khi đậu quả và sau thu hoạch.

Phân Kali: chia đều 2 lần để bón: Bón sau khi đậu quả và trước khi thu hoạch 1-2 tháng.

Phân super lân: Bón cùng với phân hữu cơ toàn bộ sau khi thu hoạch quả.

Phân CanNiBo: bón trước khi ra hoa và lúc ra quả non chia đều 2 lần.

Tỉa cành tán : Cắt tỉa tán cây cân đối, đều đặn, loại bỏ các cành sâu bệnh, dập, gãy từ khi cây cao từ 0,5-0,6m, tạo khung thân vững chắc và hợp lý. Các cành nên phân bố dạng ngôi sao để hưởng đầy đủ ánh sáng.Những cành già cỗi nên được chặt bỏ để nuôi cành mới cho các năm tiếp theo.

Sâu bệnh thường gặp đối với cây cam: bệnh gân xanh lá vàng, Bệnh Tristeza, Bệnh loét cam quýt, bệnh sẹo, Ruồi vàng hại quả, Rệp sáp, Rệp cam, nhện trắng và nhện đỏ, Sâu đục thân, Sâu vẽ bùa, Bệnh đốm dầu, Bệnh muội đen, Bệnh phấn trắng, Bệnh thán thư, Bệnh chảy gôm, Ruồi đục quả, Sâu xanh, Rầy chổng cánh …cần theo dõi để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

Cây cam giống tại vườn

Khi thu hoạch quả cần đúng thời điểm và cẩn thận để tránh làm xây xát, dập nát, gẫy cành: khi 1/3-1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hái để tránh ảnh hưởng đến năng suất quả.

Nhân giống cam bằng hạt, chiết cành hoặc ghép cành.

  • Kali là yếu tố cam lấy từ đất nhiều nhất, vì vậy bón kali có thể làm tăng năng suất cam 10-46%.

Ứng dụng cây trong trang trí cây cam

Cây cam là loại cây ăn quả được ưa chuộng trên toàn thế giới và công dụng che nắng nóng tốt. Cây cam thường được trồng trong sân vườn để làm cảnh, làm cây xanh hoặc làm kinh tế.

  • Cam là một trong số loại quả được đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng, theo nghiên cứu 1 tấn cam tươi chứa: 0,3kg MgO ;1,7kg N; 2,8g B ;1,1kg CaO;; 3,0g Fe; 3,2kg K 2O;0,8g Mn; 1,4g Zn; 0,1kg S 0,6g Cu; 0,5kg P2O5 ;. Cam là thức uống giải khát, hạ nhiệt tốt thường được ăn hoặc vắt nước khi còn tươi.

180 g dung dịch nước cam vắt cung cấp 160% nhu cầu vitamin C trung bình của một người trong một ngày. Cam cũng chứa vitamin A, canxi và chất xơ.

  • Vỏ cam dày, có vị đắng được chế biến bằng hơi nóng và sức ép thành thức ăn cho động vật.

Vỏ cam còn được dùng làm đồ trang trí hoặc gia vị cho món ăn. Ép vỏ vam sẽ ra dầu cam là gia vị thực phẩm và chế biến nước hoa. Dầu cam có khoảng 90% d-Limonene cùng với dầu chanh làm dung môi cho nhiều hóa chất tẩy rửa dầu mỡ và tẩy rửa trong gia đình.Chất tẩy rửa từ tinh dầu cam rất hiệu quả, ít độc hại, thân thiện với môi trường và có hương vị tự nhiên dễ chịu.

  • Trần bì của vỏ cam là lớp màu trắng là nguồn pectin – vị thuốc nam có tác dụng chữa ho.
  • Vỏ, lá và quả cây cam còn được dân gian dùng để trị bệnh các bệnh như: thanh nhiệt, giải độc, cầm máu,đau bụng, …
  • Cây cam còn được trồng làm cây bonsai nghệ thuật.

Là loại quả được nhiều người yêu thích, cam canh đang được nhân rộng ở một số vùng. Cùng tìm hiểu về cách trồng cam canh.

* Nguồn gốc: Cam Canh là giống được trồng lâu đời ở xã Vân Canh –  huyện Hoài Đức [Hà Tây]. Hiện giờ đang được trồng nhiều ở Từ Liêm [Hà Nội], Văn Giang [Hưng Yên], và các tỉnh miền Trung.

* Đặc điểm: Cây cam Canh sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm. Cây cao 3-3,5 m, đường kính 3-4 m, ra hoa tháng 2-3. Thu hoạch tháng 11-12. Quả có hình cầu dẹt, chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột màu vàng, ăn ngọt, thơm. Trọng lượng trung bình 80 gr – 120 gr/quả.

>>> Xem thêm: Mô hình trồng cam sành trên đất lúa

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Làm đất, đào hố, bón lót

* Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại và đào hố theo kích thước rộng 60 cm, sâu 60 cm.

* Bón lót: Bón các loại phân sau vào hố trồng

– Phân chuồng hoai mục:

– Super lân:

– Vôi bột:

20-30 kg/hố

0,5-0,7 kg/hố

0,3-0,5 kg/hố

2. Thời vụ, mật độ, cách trồng

* Thời vụ:

– Vụ Xuân trồng vào tháng 2-4.

– Vụ Thu trồng vào tháng 8-10.

* Mật độ trồng cây

Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt mà bố trí mật độ trồng khác nhau: Khoảng cách trung bình [5 x 6 m] thì mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách [3 x 3,5 m] thì mật độ 800 – 1.000 cây/ha.

* Cách trồng

Hố thường phải đào trước khi trồng cây 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm.  Vét một hố nhỏ để đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc bật rễ làm chết cây.

3. Chăm sóc sau  khi trồng

* Tưới nước:

Sau khi trồng cây xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới nước cho phù hợp.

* Bón phân

– Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.

Lượng bón:

– Phân hữu cơ hoai mục:

– Đạm Urê:

– Super lân:

– Kali:

5-20 kg

0,1-0,2 kg/cây

0,2-0,5 kg/cây

0,1-0,2 kg/cây

Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.

– Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:

+ Bón cơ bản [tháng 8 – tháng 11]: Phân hữu cơ + Super lân + Vôi.

+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali.

+ Bón thúc tăng trọng cho quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.

+ Bón thúc cành thu và tăng trọng cho quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.

Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:

– Phân hữu cơ hoai mục:

– Đạm Urê:

– Super lân:

– Kali:

– Vôi bột:

20-30 kg/cây

0,5-0,8 kg/cây

0,5-1,0 kg/cây

0,1-0,3 kg/cây

0,5-1 kg/cây

Các năm sau lượng phân tăng theo độ tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón cho cây.

Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.

* Bón tỉa cây

Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh… và tiến hành chăm sóc thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.

* Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sâu bệnh kịp thời.

Sử dụng các biện pháp canh tác [xén tỉa cành lá sâu bệnh…] sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc bốn đúng và chú ý một số loại sâu bệnh sau:

– Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC…

– Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…

Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng, côn trùng có hại: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc.

IV. Thu hoạch và bảo quản

Khi quả cam bắt đầu già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp [đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả].

Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề