Trong mạch điện mắc nối tiếp hai đèn thì cường độ và hiệu điện thế của chung như thế nào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Họ và tên: ………………………… Lớp:……………

1. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chổ trống:

a] Vôn kế được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm.

b] Chốt [+] của vôn kế được mắc với cực dương của nguồn điện.

c] Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.

d] Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch để sao cho chốt [+] của nó được mắc vào phía cực dương của nguồn điện.

2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song.

a] Vẽ vào khung dưới đây sơ đồ mạch điện tương tự hình 28.1a, trong đó có thêm vôn kế được mắc với hai đầu bóng đèn 2.

b] Kết quả đo:

Bảng 1

Vị trí mắc vôn kế Hai điểm 1 và 2 Hai điểm 3 và 4 Hai điểm M và N
Hiệu điện thế U12 = 2,9V U34 = 2,9V UMN = 2,9V

c] Nhận xét:

Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung U12 = U34 = UMN.

3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song

a] Kết quả đo:

Bảng 2

Vị trí mắc ampe kế Cường độ dòng điện
Mạch rẽ 1 I1 = 0,15A
Mạch rẽ 2 I2 = 0,1A
Mạch chính I = 0,25A

b] Nhận xét:

Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ I: I = I1 + I2

Bài C1 [trang 79 SGK Vật Lý 7]: Quan sát hình 28.1a và b để nhận biết hai bóng đèn được mắc song song:


– Hai điểm nào là hai điểm nối chung của các bóng đèn?

– Đoạn mạch nối mỗi đèn với hai điểm chung là mạch rẽ. Đó những mạch rẽ nào?

– Đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn điện là mạch chính Hãy cho biết đâu là mạch chính?

Lời giải:

Hai điểm M và N là hai điểm nối chung của các bóng đèn.

– Các mạch rẽ: M12N và M34N

– Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực dương và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực của nguồn điện.

Bài C2 [trang 79 SGK Vật Lý 7]: Hãy mắc mạch điện như hình 28.la.

– Đóng công tắc, quan sát độ sáng các đèn.

– Tháo một bóng đèn, đồng công tắc. Quan sát độ sáng bóng đèn còn lại và nêu nhận xét về độ sáng của nó so với trước đó.

Lời giải:

– Đóng công tắc, ta quan sát thấy độ sáng các đèn như nhau.

– Khi tháo bớt một trong hai đèn mắc song song, bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn [so với khi cả hai đèn đều sáng].

Bài C3 [trang 80 SGK Vật Lý 7]: Hãy cho biết vôn kế được mắc như thế nào với đèn 1 và đèn 2.

a. Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ U12 của vôn kế vào bảng 1 của bảng báo cáo.?

b. Làm tương tự để đo hiệu điện thế U34 và UMN

Lời giải:

→ Mắc song song vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu 1 và 2 của bóng đèn Đ1

* Đọc và ghi số chỉ của vôn kế ta được U12

→ Mắc song song vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu 3 và 4 của bóng đèn Đ2

* Đọc và ghi số chỉ của vôn kế ta được U34

→ Mắc song song vôn kế vào đoạn mạch MN để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch MN ta được UMN

Ta thấy: UMN = U12 = U34

Bài C4 [trang 80 SGK Vật Lý 7]: Hoàn thành nhận xét 2c trong bản báo cáo

Lời giải:

Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu của các đèn mắc song song là U12 và U34. Hiệu điện thế giữa hai điểm chung là UMN và

U12 = U34 = UMN

– Đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song:

– Mắc nối tiếp ampe kế với đèn Đ1, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I1

– Mắc nối tiếp ampe kế với đèn Đ2, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I2.

– Mắc nối tiếp ampe kế vào mạch chính, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I: gọi là cường độ dòng điện trong I mạch chính.

Ta thấy: I = I1+ I2.

Bài C5 [trang 80 SGK Vật Lý 7]: Hoàn thành nhận xét 3b trong bản báo cáo

Lời giải:

Nhận xét: Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ

I = I1+ I2.

I - CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ TRONG ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

1. Nhớ lại kiến thức ở lớp 7

Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp:

-  $I = {I_1} = {I_2}$ [1]

-  $U = {U_1} + {U_2}$  [2]

2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

C1.

Trong sơ đồ mạch điện, các điện trở ${R_1},{R_2}$ và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau.

C2. Hãy chứng minh rằng, đối với đoạn mạch nối tiếp ${R_1},{R_2}$ mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Hướng dẫn.

Trong mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua ${R_1}$ và ${R_2}$ là như nhau, ta có


$ I = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}}$ từ đó suy ra  $\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}$

II- ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

1. Điện trở tương đương

Điện trở tương đương [${R_{tđ}}$] của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

${R_{tđ}} = {R_1} + {R_2}$

Chứng minh:

Trong mạch nối tiếp ta có $U = {U_1} + {U_2} = I{R_1} + I{R_2} = I[{R_1} + {R_2}]$

Mặt khác $U = I{R_{t{\rm{đ}}}}$ Từ đó suy ra: ${R_{tđ}} = {R_1} + {R_2}$

3. Thí nghiệm kiểm tra

Mắc lại đoạn mạch

4. Kết luận${R_{t}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{R_1}{\rm{ }} + {\rm{ }}{R_2}$

Các điện trở và bóng đèn dây tóc có thể được mắc nối tiếp nhau khi chúng chịu được cùng một cường độ dòng điện không vượt quá một giá trị xác định. Giá trị xác định đó gọi là cường độ dòng điện định mức. 

III - VÂN DỤNG
C1



+ Khi công tắc K mở, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

+ Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

+ Khi công tắc K đóng, dây tóc đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

C2


- Điện trở tương đương của đoạn mạch đó là ${R_{t}} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2} = {\rm{ }}20{\rm{ }} + {\rm{ }}20{\rm{ }} = {\rm{ }}40{\rm{ }}\Omega$

- Mắc thêm ${R_3} = {\rm{ }}20\Omega {\rm{ }}$ vào đoạn mạch trên, đoạn mạch mới có ba điện tích mắc nối tiếp nhau, điện trở tương đương của nó là $R{\rm{ }} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2} + {\rm{ }}{R_3} = {\rm{ }}20{\rm{ }} + {\rm{ }}20{\rm{ }} + {\rm{ }}20{\rm{ }} = {\rm{ }}60\Omega$

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:


- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: $I{\rm{ }} = {\rm{ }}{I_1} = {\rm{ }}{I_2}$
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: $U{\rm{ }} = {\rm{ }}{U_1} + {\rm{ }}{U_2}$
- Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần: ${R_{tđ}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2}$
- Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: $\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = {\rm{ }}\frac{{{R_1}\Omega }}{{{R_2}}}$

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề