Trong thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường năm 1945

Tuy nhiên, không nhiều người biết được, vì sao ngày 5 tháng 9 hằng năm lại được chọn là Ngày Khai giảng năm học mới, đặc biệt, từ năm 2015, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa ra quyết định, chọn thống nhất tổ chức lễ khai giảng năm học mới đồng thời trên cả nước vào cùng 1 khung giờ của ngày 5 tháng 9…

Tư liệu thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới đầu tiên của nước nhà

Còn nhớ, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, ngày 3.9.1945, trong phiên họp đầu tiên của nhà nước non trẻ mới giành được độc lập, Chính phủ đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện, trong đó có nhiệm vụ diệt giặc đói, giặc dốt [trong bối cảnh hơn 90% dân chúng mù chữ và nạn đói vừa cướp đi 1/10 dân số].

Chính vì thế, ngày 5. 9. 1945, Bác Hồ đã viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bức thư không chỉ thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của Người đối với các cháu học sinh mà còn thể hiện niềm tin tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trong bức thư, Bác viết: “Các em học sinh, ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.

Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.

Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Lễ khai giảng năm học mới.

Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: Chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.

Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp”.

Bức thư hơn 600 chữ vừa thể hiện trọn tình cảm của Người đối với các “mầm non tương lai” của đất nước, vừa thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ cực kỳ sáng suốt của Bác đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Là lời động viên, khích lệ học sinh cả nước phấn khởi bước vào năm học mới với quyết tâm học thật tốt. Đồng thời giao trách nhiệm cho thế hệ trẻ phải lo học tốt, có tri thức để xây dựng đất nước. Đây không chỉ là một tư liệu lịch sử, là di sản tinh thần vô giá đối với ngành Giáo dục mà cho cả Đảng và Nhà nước ta; thể hiện tình cảm và tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ sáng suốt của Bác Hồ đối với sự nghiệp trồng người.

Ngày 5. 9. 1945, Bác Hồ đã viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bức thư không chỉ thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của Người đối với các cháu học sinh mà còn thể hiện niềm tin tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Thực hiện lời dạy của Bác, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành Giáo dục luôn phấn đấu thực hiện tốt lời dạy của Người, đào tạo biết bao thế hệ học sinh trở thành những người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà; đưa đất nước từ hơn 90% người dân bị mù chữ [năm 1945], trở thành một nước có nền giáo dục phát triển có thể sánh vai với các nước cũng như đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như hiện nay.

Trong thời đại hiện nay, thời đại sức mạnh của trí tuệ, khoa học - công nghệ và kinh tế - văn hóa đóng vai trò quyết định. Để Việt Nam “trở nên tươi đẹp”, dân tộc Việt Nam “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn, đòi hỏi người Việt Nam phải có trí tuệ, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, có khả năng đi tắt đón đầu. Điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân của đất nước là những người có trình độ học vấn cao, có khả năng ứng dụng khoa học - công nghệ vào đời sống, đủ năng lực hòa nhập với trình độ văn hóa của thế giới. Muốn vậy, đòi hỏi các thế hệ học sinh phải ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện thật tốt. Quá trình học tập ở trường là thời gian cần thiết để học sinh tiếp thu những kiến thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm lịch sử và khi lớn lên, học sinh sẽ trở thành những công dân có kiến thức, có trình độ cao, đủ năng lực xây dựng đất nước tiến kịp thời đại. Nhà nước chăm lo, tạo điều kiện phát triển giáo dục - đào tạo chính là vì tương lai lâu dài của đất nước.

Nhân ngày khai giảng năm học mới, suy ngẫm về những lời Bác dạy cách đây 71 năm, càng thấm thía hơn quan điểm, tư tưởng của Bác về sự nghiệp giáo dục đào tạo. Đặc biệt là giáo dục - đào tạo trong thời kỳ hội nhập chỉ hoàn thành sứ mệnh cao quý khi đào tạo cho đất nước đội ngũ nhân lực thực sự vừa hồng, vừa chuyên, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Song Tâm

Nhớ lời căn dặn của Bác Hồ gửi học sinh Việt Nam

VTV.vn - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 9/1945.

Thế hệ trẻ chính là tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển. Chính vì lẽ đó, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục những mầm non của đất nước.

Nhân ngày khai giảng năm học mới, chúng ta cùng một lần nữa thấm nhuần những lời căn dặn mà Bác đã gửi gắm tới các thế hệ học sinh Việt Nam.

"Non sông Việt Nam có thể trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Đó là những lời mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 9/1945.

Bác Hồ là người luôn chăm lo, trăn trở đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ảnh tư liệu.

Suốt cuộc đời mình, Người đã dành nhiều tâm huyết để viết cho trẻ em. Trong những dòng viết ấy cũng chứa đựng những trăn trở, suy tư và lời căn dặn của Bác với lớp trẻ.

Mở đầu bài thơ mang tên "Trẻ con", Bác đã viết:

"Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan".

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Người yêu cầu toàn Đảng, toàn dân và tất cả mọi lực lượng quan tâm, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

Vào Tết Trung thu năm 1952, Bác Hồ viết:

"Mong các cháu cố gắng thi đua và học hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình".

Lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn mãi đồng hành cùng thiếu niên, nhi đồng mọi thời đại. Bao thế hệ học sinh Việt Nam đã và đang hăng hái học tập, rèn luyện, tham gia nhiều phong trào để xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ, chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Người.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

học sinh Việt Nam, việt nam dân chủ cộng hòa, khai giảng năm học, Lời căn dặn của Bác Hồ gửi học sinh Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề