Tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc

Câu 5 : 

a) Gạch bỏ từ :  làng xóm 

b) Gạch bỏ từ : bảo ban 

c) Gạch bỏ từ : tôn tạo

d) Gạch bỏ từ : xanh tốt 

Câu 7 : 

a) Câu hỏi : Khi nào cháu nghỉ tết ?

Câu trả lời : Ngày 26 âm lịch thì cháu được nghỉ tết

b) Chú mèo mướp nhà em rất chăm chỉ bắt chuột

c) Câu hỏi : Khi nào anh Đom Đóm lên đèn đi gác

Câu trả lời : Anh Đóm Đóm lên đèn đi gác lúc trời tối

Xin ctlhn ạ <3

Chúc bạn học tốt ~

Bài 1: Trong từ Tổ quốc tiếng quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc với nghĩa như trên.

ví dụ: quốc kì, quốc ca

Bài 2: Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy:

  1. Non nước, giang sơn, non sông, quê hương, tổ quốc, đất nứơc, làng xóm.
  2. Bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.
  3. Xây dựng, dung đứng, kiến thiết, dung xây
  4. Tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: làm gì, thế nào?

Thấy cách này có vẻ dễ, Sẻ bắt tay làm ngay. Nhưng Sẻ cắp cành cây cũng không chịu cắp thật chặt, để cành cây rơi xuống đất. Hì hục mãi chẳng tha được cành nào, Sẻ tức mình bật khóc. Rồi nó quyết định: “Chẳng cần làm tổ trên cây nữa. Làm tổ trên cây nhỡ gió bay mất thì phí công.” Vừa lười, vừa ngại khó, lại vụng về cho nên đến giờ Sẻ vẫn không có tổ.

(Sưu tầm)

a) Các bạn chỉ cho Sẻ cách làm tổ như thế nào?

– Ong Mật: …….

– Én: …….

– Chèo Bẻo: …….

b) Vì sao cho đến giờ Sẻ vẫn không có tổ? Chi tiết nào cho em thấy điều đó?

c) Em học được điều gì qua câu chuyện làm tổ của Sẻ?

Câu 2. Điền vào chỗ trống:

a) sa hay xa?

– ……. mạc

– ……. xôi

– ……. xưa

– ……. lánh

– phù …….

– ……. hoa

– sương …….

– ……. lưới

b) se hay xe?

– ……. cộ

– ……. lạnh

– ……. chỉ

– ……. máy

Câu 3. Gạch dưới những từ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc:

Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo, chống trả.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

a. Các bạn chỉ cho Sẻ cách làm tổ như sau :

– Ong Mật : nói với Sẻ đi tìm phấn hoa về làm mật, rồi biến mật thành sáp để gắn tổ.

– Én : khuyên Sẻ chịu khó lấy bùn về đắp từng tí một trên tường nhà hay trên bậu cửa.

– Chèo Bẻo : chỉ cần kiếm cành cây nhỏ về đan với nhau thật khéo thì sẽ thành tổ.

b. Cho đến giờ Sẻ vẫn chưa có tổ bởi vì : Sẻ vừa lười, vừa ngại khó lại vụng về.

– Chi tiết cho em thấy điều đó là : Sẻ từ chối học theo cách làm tổ của Ong Mật, Én. Còn với cách làm tổ của Chèo Bẻo, Sẻ lại vụng về và quyết định không làm tổ trên cây nữa.

c. Bài học rút ra từ câu chuyện làm tổ của Sẻ đó là :

– Nếu ngại khó, ngại khổ và lười biếng chúng ta sẽ không làm được việc gì thành công.

Câu 2. Điền vào chỗ trống :

a. sa hay xa ?

– sa mạc

– xa xưa

– phù sa

– sương sa

– xa xôi

– xa lánh

– xa hoa

– sa lưới

b. se hay xe ?

– xe cộ

– se lạnh

– se chỉ

– xe máy

Câu 3. Gạch dưới những từ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc :

bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo, chống trả.

Giải sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 2

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 - Tiết 2 hướng dẫn chi tiết các em học sinh Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 10, 11 Tiết 2 Tuần 20 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 2, giúp các em luyện tập, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 - Tiết 2

Đề bài

Câu 1. Gạch dưới những từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng sau:

a) non nước, giang sơn, non sông, quê hương, Tổ quốc, đất nước, làng xóm.

b) bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

c) xây dựng, dựng đứng, kiến thiết, dựng xây.

d) tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Câu 2. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

a) Chiếc áo xanh mơ màng của chị Cỏ như tươi hơn đẹp hơn khi có giọt sương mai đính lên.

b) Tôi cùng với bạn Dung bạn Cúc và bạn Hạnh làm một lọ hoa giấy để tham dự hội thi khéo tay.

c) Cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải chăm học chăm làm và giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Câu 3. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây rồi chép lại vào dòng bên dưới.

Với người Hà Nội Hồ Gươm là một mảnh tâm hồn của mình những ngày mùa thu nước Hồ gươm đầy ắp những ngày hè gió lộng tưởng như gió lặn trong lòng hồ chiều đến gió mới cất cánh bay lên.

Câu 4. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bản báo cáo sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày ……. tháng ……. năm …….

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH ĐI HỌC CHUYÊN CẦN

Kính gửi: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp …….

Tên em là: ……. Học sinh lớp: …….

Tổ trưởng tổ: …….

Xin báo cáo về: ……. trong tuần qua của tổ em như sau: …….

- Số bạn vắng mặt: …….

Lí do: …….

- Số bạn đi học muộn: …….

Lí do: …….

Em xin hứa sẽ nhắc nhở các bạn để các bạn …….

Người viết báo cáo

…….

Đố vui

Hè về áo đỏ như son

Hè đi thay lá xanh non mượt mà

Bao nhiêu tay tỏa rộng ra

Như vậy như đón bạn ta đến trường.

Là cây gì?

*Cùng bạn giải câu đố trên.

* Cùng bạn, người thân đặt một câu đố theo cách miêu tả như câu đố trên.

Lời giải chi tiết:

Câu 1. Gạch dưới những từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng:

non nước, giang sơn, non sông, quê hương, Tổ quốc, đất nước, làng xóm.

bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

xây dựng, dựng đứng, kiến thiết, dựng xây.

tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Câu 2. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

Chiếc áo xanh mơ màng của chị Cỏ như tươi hơn, đẹp hơn khi có giọt sương mai đính lên.

Tôi cùng với bạn Dung, bạn Cúc và bạn Hạnh làm một hộp hoa giấy để tham dự hội thi khéo tay.

Cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải chăm học, chăm làm và giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Câu 3. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn

Với người Hà Nội, Hồ Gươm là một mảnh tâm hồn của mình. Những ngày thu, nước Hồ Gươm đầy ắp. Những ngày hè gió lộng, tưởng như gió lặn trong lòng hồ, chiều đến gió mới cất cánh bay đi.

Câu 4. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bản báo cáo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Việt Trì, ngày 5 tháng 1 năm 2019

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH ĐI HỌC CHUYÊN CẦN

Kính gửi : Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp 3E

Tên em là: Hoàng Nhật Minh Học sinh lớp: 3E

Tổ trưởng tổ: 2

Xin báo cáo về tình hình đi học chuyên cần trong tuần qua của tổ em như sau:

- Số bạn vắng mặt: 2

Lí do: Bạn Nam và Nhật Anh bị sốt.

- Số bạn đi học muộn: 4

Lí do: Bạn Hùng và Mai Lan ngủ dậy muộn, bạn Sơn, bạn Dũng bị hỏng xe.

Em hứa sẽ nhắc nhở các bạn để các bạn có ý thức đi học chuyên cần và tới lớp đúng giờ hơn.

Người viết báo cáo

Hoàng Nhật Minh

Đố vui

- Đáp án: Là cây phượng

Gợi ý những câu đố tương tự:

Cây gì lá tựa tai voi

Hè cho ô mát em chơi sân trường

Đông về trơ trụi cành xương

Lá thành mảnh nắng nhẹ vương gió chiều?

(Là cây bàng)

* Cây thơm mọc ở cạnh nhà

Bắc giàn lấy lá cho bà quệt vôi

Bảo không mà có đấy thôi

Đem nghiền nát với cau tươi đỏ lừ

(Là cây trầu không)

* Cùng tên cùng gọi là cây

Cây vui sông nước, cây say lửa nồng

Cây yếu ớt nở đầy bông

Cây cứng ngắc, khắp tây, đông hãi hùng.

(Là cây hoa súng và khẩu súng)

Trên đây là bài Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 - Tiết 2. Ngoài ra, các em học sinh lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 hay đề thi học kì 2 lớp 3 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt hơn môn Toán và Tiếng Việt lớp 3.