Tượng đài vua lý thái tổ cao bao nhiêu năm 2024

Sáng 3-2, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức khánh thành tượng đài Vua Lý Thái Tổ tại đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thị xã Bắc Ninh. Ðây là công trình mang nhiều ý nghĩa văn hóa lịch sử của tỉnh Bắc Ninh nhằm tôn vinh, ghi nhớ công ơn của vị vua khai mở triều đại nhà Lý, một vương triều có nhiều công lao trong lịch sử đất nước.

Tượng đài do Công ty Mỹ thuật ứng dụng Hà Nội thực hiện, cao 10,8m, trang trí hoa văn rồng vàng, hoa sen, hoa cúc mang đặc trưng của văn hóa thời Lý, sử dụng loại đá xanh bền chắc được khai thác từ núi Nhồi [Thanh Hóa].

Bức tượng mô tả Vua Lý Thái Tổ đội mũ bình thiên, khoác áo long bào, tay cầm "chiếu dời đô", mắt nhìn về phương nam, hướng về quê hương của nhà vua và là nơi có kinh thành Thăng Long mà cách đây gần 1.000 năm Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về để lập nên thủ đô nước Ðại Việt hùng cường.

Ai đã đến Hà Nội đều mong được dạo bước quanh hồ Hoàn Kiếm - trung tâm của Thủ đô, không gian kiến trúc cảnh quan huyền thoại và thấm đậm dấu ấn từ lịch sử phát triển Thăng Long - Hà Nội. Ở đây có vườn hoa Lý Thái Tổ, không gian công cộng, điểm nhấn thu hút mọi lứa tuổi, nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử của Thủ đô.

Vườn hoa Lý Thái Tổ yên bình giữa lòng Thủ đô.

Nằm giữa bốn phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch và Ngô Quyền, công viên này nguyên là phần đất của một ngôi chùa cổ - chùa Phổ Giác, tức chùa Tàu - của làng Hậu Lâu. Năm 1883, thực dân Pháp chiếm xong Hà Nội, bắt chùa này chuyển tới vườn viện Thái y, nay ở phố Ngô Sĩ Liên để lấy chỗ xây dựng toà Đốc lý, Kho bạc, Bưu điện và một vườn hoa. Năm 1886, nhân tổng công sứ Pôn Be [Paul Bert] chết, thực dân lấy tên ông ta đặt cho vườn hoa này. Năm sau, thực dân lại đúc tượng y dựng tại đây. Năm 1890 lễ khánh thành tượng tổ chức rùm beng. Tượng Pỗn Be đặt trên một bệ đá ở chỗ bây giờ là bồn hoa tròn, mặt nhìn ra hồ Gươm. Đằng sau tượng, có dựng một toà nhà bát giác làm chỗ cho nhạc binh biểu diễn những chiều chủ nhật.

Năm 1945 sau khi Nhật đảo chính Pháp, thị trưởng Trần Văn Lại cho hạ tượng này [cùng với một số tượng do thực dân dựng ở trong thành phố]. Sau cách mạng, vườn hoa này đổi tên là Chí Linh. Đó là địa danh một vùng núi ở phía tây Thanh Hoá, một căn cứ của nghĩa quân Lê Lợi [đầu thế kỷ XV]. Đặt tên này vì công viên gần hồ Gươm liên quan tới truyền thuyết về vua Lê trả gươm thần, và trên bờ hồ phía tây có đền và tượng vua Lê. Xung quanh hồ, ngoài phố Lê Thái Tổ, có các phố mang tên các danh tướng của vua Lê: Lê Thạch, Lê Lai, Nguyễn Xí, Trần Nguyên Hãn.

Năm 1984, thắt chặt tình hữu nghị Việt - Ấn, công viên mang tên Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandi.

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô [10/10/1954 . 10/10/2004] và chào đón kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố Hà Nội đã quyết định xây dựng tượng đài vua Lý Thái Tổ tại vườn hoa lịch sử này. Lễ khánh thành tượng đài Lý Thái Tổ được tổ chức ngày 7/10/2004. Tượng vua Lý Thái Tổ cao 1.010cm, trọng lượng 34 tấn, theo mẫu của nhà điêu khắc Vi Thị Hoa, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng huyện Ý Yên [Nam Định] tạo tác.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Cầu Thăng Long

Cầu Thăng Long với ý nghĩa “Rồng bay”, là khởi đầu cho một vóc dáng Hà Nội hiện đại, bề thế mở rộng về phía Tây Bắc.

Sáng nay, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ khánh thành tượng đài Lý Thái Tổ - vị vua đặt nền móng vững bền cho thành Thăng Long. Bức tượng đồng được đúc liền khối lớn nhất Việt Nam [nặng 14 tấn, cao 3,3 m] đặt tại vườn hoa Chí Linh.

Tượng đài Lý Thái Tổ đã hoàn thành sau hơn 3 năm chuẩn bị. Ảnh: Anh Tuấn

Theo Bộ trưởng Văn hóa Thông tin Phạm Quang Nghị, 994 năm sau ngày dời đô, vua Lý Thái Tổ được ung dung ngắm nhìn thủ đô Hà Nội và non sông gấm vóc Việt Nam. Chắc rằng người rất vui mừng trước đổi mới của đất nước, khi mà lớp lớp cháu con kế tục giữ gìn và phát huy những thành quả mà tổ tiên để lại.

Rất đông người dân thủ đô đã tới chứng kiến lễ khánh thành tượng đài. Bà Phạm Thị Nguyệt Lãng, ở số 2 Tông Đản, nói: "Khi được biết sẽ dựng tượng vua, chúng tôi rất phấn khởi. Ngay lúc mô hình mẫu được dựng, bà con trong khu vực đã rủ nhau đi xem. Tôi mong thành phố xây dựng thêm nhiều tượng đài để ghi lại truyền thống của dân tộc mình".

Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội sử học Việt Nam, nhận xét, bức tượng này đã phản ánh được tư thế, thần thái của vua Lý Thái Tổ. Với dáng người uy nghi, phong thái ung dung, toát lên tầm nhìn trí tuệ của người. Tuy nhiên: "Tôi chia sẻ với khó khăn của thành phố khi đặt bức tượng tại vườn hoa Chí Linh, nhìn ra hồ Hoàn Kiếm [gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi] vì chúng ta chưa xây dựng được quy hoạch tượng đài.

Theo giáo sư Lê, đến nay, các tượng đài của Hà Nội hay bị đặt vào những vị trí gượng ép như tượng Lê Nin, tượng Nguyễn Trãi [không dựng được]... Ngoài ra, còn rất nhiều anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá song vẫn chưa được dựng tượng. Do vậy trong quy hoạch tổng thể về Hà Nội cần có quy hoạch về tượng đài, xác lập vị trí cho các nhân vật lịch sử này.

Lý Công Uẩn - người làng Cổ Pháp [Từ Sơn, Hà Bắc], sinh năm Giáp Tuất [974]. Khi lớn lên, Công Uẩn lên tỏ rõ chí khí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.

Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi, chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp liền dời đô về La Thành. Thái Tổ thấy có điềm rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành, đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An.

Theo Giáo sư Phan Huy Lê, điều sáng suốt của vua Lý là ông chọn Đại La để định đô, chứng tỏ tầm nhìn chiến lược và hiểu biết tường tận non sông đất nước và yêu cầu bảo vệ đất nước. Bởi Đại La có vị trí giao thông đường thuỷ thuận lợi, có thể dễ đi khắp cả nước. Là vùng đầu của đồng bằng Bắc Bộ, trung tâm của nền văn hoá - kinh tế cả nước. Điều quan trọng hơn, Lý Thái Tổ đã xây dựng cơ sở bền vững và đưa ra định hướng cho sự phát triển đất nước. Ông xây dựng chính quyền trung ương mạnh, đưa ra chính sách kinh tế xã hội an dân. Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.

Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội cao 1010 cm hai bao nhiêu mét bao nhiêu cm?

Tượng đài Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội cao 1010cm,hay10 m 10 cm. Năm 2010 cả nước ta kỉ niệm "Một nghìn năm Thăng Long - Hà Mội " .

Tượng đài Lý Thái Tổ làm bằng gì?

Tượng đài đức vua Lý Thái Tổ là bức tượng thứ 2 đúc bằng đồng ở Hà Nội [sau tượng đài Lênin], nhưng là bức tượng đầu tiên và duy nhất của Việt Mam được đúc bằng đồng nguyên khối do những đôi tay tài hoa của nghệ nhân ở Ý Yên, tỉnh Nam Định thực hiện.

Tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội cao bao nhiêu mét?

Bức tượng của vua Lê Thái Tổ cao khoảng 1.2m, được đúc bằng đồng, trên đầu đội mũ bình thiên, ở bốn góc treo kim tòng, mặc áo long bào và đeo đai lưng.

Tượng đài Lê Thái Tổ ở đâu?

Tượng đài Vua Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, trung tâm thủ đô Hà Nội. Tượng đài là một công trình kiến trúc văn hoá đẹp, nhằm tôn vinh Vua Lý Thái Tổ [974 - 1028], người có công khai sáng kinh thành Thăng Long.

Chủ Đề