Tỳ đè là gì


Các vết loét tỳ đè thường gặp ở những điểm chịu lực khi nằm như vùng cùng cụt, khuỷu tay, bả vai, gót chân, mắt cá chân. Trong đó, vết thương loét tì đè vùng cùng cụt, rất khó chăm sóc và kết quả kém nhất.

Theo các bác sĩ của Phòng khám gia đình Việt Úc, nếu chăm sóc không tốt, thời gian xuất hiện vết loét ở bệnh nhân nằm lâu chỉ sau khoảng 3 – 5 ngày.

Tỳ đè là gì

1. Loét tỳ đè là gì?

Là những vết loét do áp lực cao, liên tục đè lên làm tổn thương các mô bị đè ép do lực tác động từ bên ngoài vào .

2. Những ai có nguy cơ cao bị loét tỳ đè?

– Chấn thương cột sống

Chấn thương sọ não

– Rối loạn thần kinh – cơ

– Liệt bất động

– Suy dinh dưỡng

– Đại tiểu tiện không tự chủ

– Tình trạng thay đổi ý thức

– Các bệnh mãn tính

– Gãy xương

– Lão hóa da

3. Loét tỳ đè ảnh hưởng tới người bệnh như thế nào?

a, Suy dinh dưỡng và mất nước

– Sụt cân

– Chứng teo cơ và yếu cơ rất phổ biến với những người bị liệt. Nếu không có chất béo và cơ, sẽ không có lớp đệm xung quanh xương

– Loét tỳ đè dễ xảy ra nếu anh/chị có chế độ dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu protein, kẽm và vitamin C

b, Người bệnh có bệnh trầm trọng đe dọa tới tính mạng

c, Tuổi tác: Người lớn tuổi có da mỏng hơn, khiến lớp da này dễ mẫn cảm với lực ma xát dù nhỏ nhất. Vì họ mất lớp đệm tự nhiên bao quanh xương. Và dinh dưỡng kém cũng làm ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương.

d, Không có cảm giác đau: Những người có chấn thương ở cột sống và những bệnh ảnh hưởng tới khả năng cảm giác nên loét hình thành mà không biết. Giảm khả năng nhận thức: Nhiều người giảm khả năng nhận thức do bệnh, chấn thương hoặc do dùng thuốc sẽ không nhận biết được các hành động cần có để giảm hoặc chăm sóc cho các vết loét tì đè.

e, Không thể kêu đau: Người già hoặc những người bị đột quỵ nằm lâu rất nhiều người bị mất hoặc thuyên giảm khả năng nói. Những người bị bệnh tiểu đường thường không cảm giác được vết thương nên cũng không thể kêu đau.

f, Huyết áp thấp – mạch máu thường co lại

g, Thiếu oxy mô

– Hút thuốc

– Các vấn đề liên quan đến phổi

h, Nhiễm trùng

i, Sốt – vã mồ hôi

k, Đại tiểu tiện không tự chủ.

m, Tiểu đường và các bệnh tim mạch ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn -> phá hủy các mô

Nếu bạn và người thân có nhu cầu chăm sóc vết thương tại nhà, thay băng tại nhà, cắt chỉ tại nhà, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6896 để đặt lịch và tư vấn hỗ trợ dịch vụ.


Nguồn : TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - Bộ Y tế 2020

ĐỊNH NGHĨA

Loét tỳ đè là một loại tổn thương hoại tử da và tổ chức giữa vùng xương với vật có nền cứng, là hậu quả của quá trình bị tỳ đè kéo dài gây thiếu máu nuôi tổ chức và chết tế bào.

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY LOÉT TỲ ĐÈ

Áp lực

Khi được phân bố không đều, áp lực có thể trở lên lớn hơn áp lực bình thường ở mao mạch (32 mmHg). Áp lực càng lớn và thời gian càng lâu thì tình trạng loét tỳ đè sẽ càng tiến triển. Bất kỳ vật cứng như giường, ghế đều tạo áp lực lên da. Khi người bệnh nằm hay ngồi, trọng lực tăng lên trên các vùng xương nhô ra.

Bình thường, một người dịch chuyển trọng lượng cơ thể một cách vô ý thức để ngăn ngừa sự tắc nghẽn của mao mạch do áp lực bị tăng. Mọi người đều bị tê hay cảm giác bị châm chích ở một vùng mà lưu lượng máu đến bị ngăn cản do tỳ đè.

Tuy nhiên, những người mà không có cảm giác, sự đè nén bị tăng hay không thể tự xoay trở (người bệnh bị liệt nửa người, hôn mê…) có nguy cơ cao dẫn đến loét tỳ đè.

Tình trạng tri giác

Khi người bệnh bị lơ mơ, hôn mê hay sử dụng các loại thuốc làm thay đổi quá trình nhận thức bình thường, họ không thể tự xoay trở. Do vậy, cần phải được phòng ngừa loét. Những thay đổi về tình trạng tri giác cũng có thể góp phần làm bài tiết không tự chủ và thiếu khả năng tự chăm sóc, điều này càng làm tăng nguy cơ hình thành loét.

Sự ẩm ướt

Sự ẩm ướt có thể làm cho da dễ bị tồn thương. Da sẽ trở lên mềm khi được tắm rửa liên tục, làm tăng tính nhạy cảm của da với sự tổn thương và nhiễm trùng. Da tiếp xúc liên tục với sự ẩm ướt sẽ dễ bị tổn thương. Sự bài tiết không tự chủ có thể làm người bệnh nằm trên nước tiểu hay phân. Sự toát mồ hôi hay thiếu sự khô ráo sau khi vệ sinh, đặc biệt trong các nếp gấp da, có thể tăng sự ẩm ướt và làm tăng sự phát triển của vi nấm.

Sự cọ sát, trầy xước

Sự cọ sát, trầy xước xảy ra khi hai bề mặt cọ vào nhau. Khi da cọ sát vào một bề mặt cứng, như một cái giường nhăn nheo, có thể gây một vết trầy xước nhỏ, làm tăng khả năng hình thành loét. Sự bôi trơn da và sự chăm sóc đầy đủ khi nâng đỡ, di chuyển và giữ vệ sinh da cho người bệnh có thể giới hạn tác nhân gây cọ xát.

Dinh dưỡng và chuyển hóa

Tình trạng dinh dưỡng bị suy giảm làm tăng nguy cơ tiến triển loét tỳ. Ở những người bệnh mà tình trạng dinh dưỡng bị suy yếu và các mao mạch trở lên dễ vỡ, khi chúng vỡ thì lượng máu đến da có thể bị suy giảm. Những người bệnh bị suy dinh dưỡng, protein huyết tương bị giảm và chức năng miễn dịch cũng bị giảm. Việc mất mô và khối lượng dưới da có thể tác động đến lớp bảo vệ giữa da và xương, làm tăng nguy cơ hình thành vết loét.

Bệnh lý

Tình trạng thiếu oxy cục bộ do bệnh động mạch hoặc tình trạng bất thường của tĩnh mạch, bệnh đái đường, ung thư, nhiễm trùng, thiếu máu và sốt cao là các yếu tố có nguy cơ dẫn đến loét tỳ đè.

Tuổi

Với người già trên 70 tuổi, da trở nên mong manh, kém đàn hồi, sức đề kháng của da kém nên có nguy cơ bị loét cao.

Các yếu tố khác:

Giảm huyết áp tâm trương, hút thuốc lá, béo phì, bệnh thấp khớp, bệnh Alzheimer hay Parkinson…

CÁC MỨC ĐỘ CỦA LOÉT TỲ ĐÈ

Tình trạng loét tỳ đè tùy thuộc vào độ sâu, kích thước và mức độ tổn thương trầm trọng đối với các mô mà được chia thành 4 độ:

Độ 1: Vết loét hiện diện dưới dạng tử ban (đỏ) trên vùng da, nhô xương hay vùng bị đè. Hầu hết độ 1 của loét ép có thể mất đi nếu không còn sự tỳ đè. Có thể khó nhận định độ 1 đối với những người da sẫm màu.

Độ 2: Vết loét trên bề mặt và hiện diện như một vết trầy, hố nông hay phồng giộp. Da có thể bị mất phần biểu bì, bì hay cả phần bì và mỡ. Các vết phồng giộp da thường gây cảm giác đau.

Độ 3: Vết hoại tử xuất hiện dưới dạng toàn bộ bề dày của da hoại tử có liên quan đến sự tổn thương hay mất mô dưới da, có thể mở rộng xuống phần dưới nhưng không sâu đến phần cân. Trên lâm sàng, nó như một hố sâu có hiện diện mô hoại tử. Loét độ 3 có thể cần nhiều tháng mới lành được.

Độ 4: Vết loét mất toàn bộ bề dày của da và có sự phá hủy rộng hơn, mô hoại tử hay tổn thương phần cơ, xương hay các cấu trúc nâng đỡ (gân hay bao khớp); nó có thể có sự ăn mòn hay các đường rò. Phải mất hàng tháng, hàng năm vết loét mới có thể lành.

Tỳ đè là gì

Hình 1. Các mức độ của loét tỳ đè

CÁC VỊ TRÍ DỄ BỊ LOÉT TỲ ĐÈ

Trường hợp bệnh nhân nằm ngửa

Nếu người bệnh nằm ngửa kéo dài mà không có người chăm sóc chống loét chu đáo thì các vị trí sau đây dễ bị loét ép:

Vùng chẩm

Vùng xương bả vai 

Khuỷu tay

Hai gai chậu sau trên

Xương cùng, cụt 

Ụ ngồi

Gót chân.       

Tỳ đè là gì

Hình 2. Những vị trí loét ép ở tư thế nằm ngửa

Trường hợp người bệnh nằm sấp

Nếu người bệnh vì một lý do nào đó không thể nằm ngửa được mà phải nằm sấp dài ngày thì những vùng dễ bị loét ép là:

Vùng đầu

Khuỷu tay

Vùng cằm

Vùng ngực

Vùng gai chậu trước trên

Vùng đầu gối

Những ngón chân.

Tỳ đè là gì

Hình 3. Những vị trí loét ép ở tư thế nằm sấp

Trường hợp người bệnh nằm nghiêng

Nếu người bệnh nằm nghiêng kéo dài thì các vị trí thường bị loét ép là:

Tai

Xương bả vai

Khuỷu tay

Hông

Đầu gối

Mắt cá chân

Gót chân.

Tỳ đè là gì

Hình 4. Những vị trí loét ép ở tư thế nằm nghiêng  

Trường hợp người bệnh suy hô hấp phải ngồi kéo dài

Đầu

Vai

Xương cùng

Ụ ngồi

Gót chân

Tỳ đè là gì

Hình 5. Những vị trí loét ép ở tư thế ngồi

Ở các bệnh nhân béo phì

Dưới ngực

Dưới mông

Nếp gấp trên da bụng

Loét tỳ đè liên quan đến dụng cụ hỗ trợ hô hấp

Tổn thương loét tùy thuộc vào hình dạng và kích thước của dụng cụ.

Tỳ đè là gì

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY CƠ LOÉT TỲ ĐÈ CỦA NGƯỜI BỆNH THEO THANG ĐO BRADEN

Thang đo Braden để đánh giá mức độ nguy cơ loét tỳ đè của người bệnh, là một công cụ được phát triển vào năm 1987 bởi Barbara Braden và Nancy Bergstrom.

Thang đo Braden được xây dựng dựa trên 6 tiêu chuẩn đánh giá bao gồm: Nhận biết cảm giác, độ ẩm, hoạt động thể chất, vận động, dinh dưỡng, ma sát và dịch chuyển. Các tiêu chuẩn được đánh giá theo thang điểm từ 1 - 4. Riêng ma sát và dịch chuyển được đánh giá theo thang điểm từ 1 - 3. Thang đo Braden sử dụng điểm số từ nhỏ hơn hoặc bằng 9 đến nhỏ hơn 23. Điểm số càng thấp, nguy cơ phát triển loét ép của người bệnh càng cao. 

THANG ĐO BRADEN - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY CƠ LOÉT TỲ ĐÈ

Nguy cơ nghiêm trọng: tổng điểm ≤ 9

Nguy cơ trung bình: tổng điểm 13 - 14

Nguy cơ cao: tổng điểm 10 - 12 

Nguy cơ nhẹ: tổng điểm 15 - 18

NGÀY ĐÁNH GIÁ

YẾU TỐ

NGUY CƠ

ĐIỂM /MÔ TẢ

1

2

3

4

Nhận biết cảm giác

1. HOÀN  TOÀN

GIỚI HẠN

Không phản ứng

(không rên rỉ, nao núng hoặc nắm bắt) đối với các kích thích đau đớn, do mức độ giảm ý thức hoặc an thần,

HOẶC khả năng hạn chế cảm giác đau trên hầu hết bề mặt cơ thể.

2. RẤT GIỚI HẠN

Chỉ đáp ứng với các kích thích đau đớn. Không thể giao tiếp với sự khó chịu ngoại trừ bằng cách rên rỉ hoặc bồn chồn, HOẶC bị suy giảm cảm giác làm hạn chế khả năng cảm thấy đau hoặc khó chịu trên cơ thể.

3. GIỚI HẠN

Đáp ứng với các mệnh lệnh bằng lời nói nhưng không thể luôn luôn gây khó chịu hoặc cần phải chuyển,

HOẶC:  bị suy giảm cảm giác làm hạn chế khả năng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở 1 hoặc 2 chi.

4. KHÔNG SUY GIẢM

Đáp ứng với các mệnh lệnh bằng lời nói. Không bị thiếu hụt cảm giác mà có thể hạn chế khả năng cảm nhận đau hoặc khó chịu.

                 

Độ ẩm

1. LUÔN LUÔN ẨM  ƯỚT

Da ẩm gần như liên tục bởi mồ hôi, nước tiểu, v.v

... Độ ẩm được phát hiện mỗi khi người bệnh di chuyển hoặc xoay.

2.THƯỜNG

XUYÊN ẨM ƯỚT

Da thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng ẩm. Quần áo phải được thay đổi ít nhất một lần/ca.

3. THỈNH THOẢNG ẨM ƯỚT

Da thỉnh thoảng ẩm, yêu cầu thay đổi quần áo thêm khoảng một lần/ngày.

4. HIẾM KHI ẨM

Da thường khô; quần áo chỉ yêu cầu thay đổi trong khoảng thời gian thường xuyên.

Hoạt động  thể chất

1. NẰM LIỆT GIƯỜNG

2. ĐI BẰNG XE LĂN 

Khả năng đi bộ bị hạn chế nghiêm trọng hoặc không có. Không thể chịu trọng lượng riêng và/ hoặc phải được hỗ trợ vào ghế hoặc xe lăn.

3. ĐI LẠI ÍT

Thỉnh thoảng đi bộ trong ngày, nhưng trong khoảng cách rất ngắn, có hoặc không có sự trợ giúp. Dành phần lớn của mỗi ca trên giường hoặc ghế.

4. ĐI LẠI THƯỜNG XUYÊN

Đi bộ bên ngoài phòng ít nhất hai lần một ngày và trong phòng ít nhất 2 giờ một lần trong giờ thức dậy.

Vận động

1. HOÀN TOÀN BẤT ĐỘNG

Không thể thực hiện những thay đổi nhỏ ở vị trí cơ thể hoặc tứ chi mà không có sự trợ giúp.

 2. RẤT GIỚI HẠN

Thực hiện những thay đổi nhỏ thỉnh thoảng ở vị trí cơ thể hoặc tứ chi nhưng không thể thực hiện thay đổi thường xuyên hoặc đáng kể một cách độc lập.

3. GIỚI HẠN NHẸ Thực hiện thường xuyên mặc dù những thay đổi nhỏ về vị trí cơ thể hoặc tứ chi một cách độc lập.

4. KHÔNG GIỚI HẠN

Thực hiện các thay đổi lớn và thường xuyên về vị trí mà không cần hỗ trợ.

Dinh dưỡng

1. KÉM

Không ăn được 1 bữa đầy đủ, ăn ít hơn 1/3  thức ăn, cần bổ sung thêm dịch, ăn đường ống, truyền dịch/truyền tĩnh mạch khoảng 5 ngày/lần.

2. TRUNG BÌNH

Hiếm khi ăn được 1 bữa đầy đủ, ăn ít hơn 1/2 thức ăn, thỉnh thoảng cần thêm bữa phụ hoặc ăn bằng ống.

3. KHÁ

Ăn hết hơn 1/2 thức ăn, thỉnh thoảng bỏ 1 bữa nhưng có thể ăn thêm bữa ngoài.

4. TỐT

Ăn gần hết thức ăn, không bao giờ bỏ bữa, có thể ăn thêm bữa ngoài.

Ma sát và

dịch chuyển

1. CÓ VẤN ĐỀ

Cần giúp đỡ tối đa khi di chuyển, thường xuyên bị trượt xuống, tình trạng liệt hay co cứng.

2. VẤN ĐỀ TIỀM TÀNG

Di chuyển yếu hay cần giúp đỡ, duy trì tư thế tốt một cách tương đối nhưng đôi khi  trượt xuống.

3. KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ GÌ

Di chuyển không cần giúp đỡ, luôn luôn duy trì tư thế tốt nhất trên giường hay ghế.

Tổng điểm

Tổng số điểm từ 12 trở xuống tương ứng với NGUY CƠ CAO

ĐÁNH GIÁ

NGÀY

CHỮ KÝ NGƯỜI ĐÁNH GIÁ

ĐÁNH GIÁ

NGÀY

CHỮ KÝ NGƯỜI ĐÁNH GIÁ

1

     /     /

1

  /   /

2

     /     /

2

 /   /

Họ và tên người bệnh:

Bác sĩ điều trị

Mã số

Phòng/giường

                     

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ LOÉT TỲ ĐÈ

Các biện pháp dự phòng loét tỳ đè

Tránh bị tỳ đè 

Vải trải giường thẳng, phẳng

Sử dụng đệm nước, đệm hơi, đệm áp lực…

Chêm độn vùng tỳ đè bằng vòng gòn, vòng hơi cao su…

Xoay trở người bệnh 2 giờ/lần

Vệ sinh da sạch sẽ

Thay quần áo, vải trải giường cho người bệnh mỗi khi ẩm ướt

Vệ sinh da hàng ngày, giữ cho da người bệnh luôn sạch sẽ * Quản lý chất tiết

Vết thương: thay băng mỗi khi băng thấm ướt dịch, dung túi dẫn lưu dịch vết thương kín trong trường hợp vết thương có nhiều dịch tiết.

Các ống dẫn lưu trên cơ thể: chăm sóc các hệ thống dẫn lưu được đảm bảo kín, vô khuẩn, thông và một chiều, tránh ứ đọng dịch, xả túi mỗi khi đầy 2/3 túi hoặc mỗi 8 giờ/lần, không để túi quá căng dễ sút và đổ ra ngoài.

Sử dụng các dụng cụ quản lý nước tiểu và phân (uridom, tã giấy, túi nylon…): khi người bệnh đại tiểu tiện không tự chủ.

Phòng ngừa tổn thương da

Di chuyển và xoay trở những người bệnh bất động một cách cẩn thận để ngăn ngừa tổn thương cho da do va chạm…

Dinh dưỡng 

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt protein và vitamin A, C.

Quản lý ổ nhiễm khuẩn

Phòng ngừa và điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn trên cơ thể

Đường hô hấp: ngừa viêm phổi…

Tiết niệu: ngừa nhiễm trùng tiểu

Tiêu hóa: ngừa rối loạn tiêu hóa…

Giáo dục sức khoẻ

Hướng dẫn gia đình người bệnh giữ gìn vệ sinh da cho người bệnh sạch sẽ, đặc biệt sau mỗi lần đại, tiểu tiện.

Hướng dẫn gia đình người bệnh thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh 2 giờ/lần.

Hướng dẫn cho gia đình người bệnh và người bệnh thường xuyên xoa bóp những vùng xương gồ lên, ít cơ bao bọc.

Cho người bệnh ăn đủ chất dinh dưỡng (đạm, quả tươi...), đảm bảo đủ năng lượng cho người bệnh.

Điều trị loét tỳ đè

Nâng cao thể trạng

Đảm bảo calories, protein 1 - 2 g/kg/ngày, vitamin, yếu tố vi lượng

Đảm bảo không thiếu máu

Giảm đau

Vệ sinh sạch sẽ ổ loét và mô xung quanh

Chăm sóc tiểu tiện không tự chủ

Giảm áp lực tỳ đè

Thay đổi tư thế mỗi 2 giờ

Năm đầu cao 300

Tập vận động

Sử dụng giường, ghế đẩy trợ giúp đặc biệt, nhằm duy trì áp lực tỳ đè < 32 mmHg.

Chăm sóc vết loét

Loại bỏ mô hoại tử:

Enzym tiêu hủy protein, làm tan collagen và mô hoại tử mà không ảnh hưởng đến mô hạt.

Povidone-iodine, nhờ tác dụng của hydrogen peroxide, không dùng kéo dài do loại bỏ mô hạt còn yếu.

Biện pháp cơ học: bơm xoáy nước, cắt lọc

Dịch rửa vết thương:

Nước muối sinh lý

Povidone-iodine hòa loãng, dừng khi có tổ chức hạt

Acetic acid (0,5%) hiệu quả trong Pseudomonas

Sodium hypochlorite (2,5%) diệt khuẩn, loại bỏ mô hoại tử, sau đó rửa lại bằng nước muối sinh lý.

Băng vết loét

Dùng cho loét độ 2 trở đi

Dùng thêm thuốc dạng gel để loại bỏ mô hoại tử và chống nhiễm

Kháng sinh

Kem kháng sinh như sulfadiazine ức chế DNA và thay đổi màng tế bào vi khuẩn SA, E.coli, Candida albicans, Klebsiella, Pseudomonas, Proteus.

Phương pháp khác

Điện xung trị liệu (Electrotherapy)

Liệu pháp áp lực âm

Oxy cao áp

Yếu tố phát triển

Điều trị ngoại khoa

Điều trị loét tỳ đè theo các mức độ

Độ I: Nâng đỡ thể trạng, giảm áp lực tỳ đè

Độ II: Nâng đỡ thể trạng, giảm áp lực tỳ đè, chăm sóc vết loét (rửa vết thương, đắp gạc hydrogel, kháng sinh).

Độ III: Nâng đỡ thể trạng, giảm áp lực tỳ đè, chăm sóc vết loét (loại bỏ  mô hoại tử, rửa vết thương, đắp gạc hydrogel, kháng sinh, áp lực âm), có thể điều trị ngoại khoa.

Độ IV: Nâng đỡ thể trạng, giảm áp lực tỳ đè, chăm sóc vết loét (loại bỏ mô hoại tử, rửa vết thương, đắp gạc hydrogel, kháng sinh, áp lực âm), điều trị ngoại khoa (phá bỏ đường hầm).

CHĂM SÓC LOÉT TỲ ĐÈ ĐỘ I, II

Nhận định

Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

Khám, nhận định toàn trạng người bệnh 

Đánh giá mức độ nguy cơ loét ép của người bệnh theo thang đo Braden 

Đánh giá tình trạng vết loét: vị trí, độ sâu, kích thước vết loét … 

Nhận định sự hiểu biết của người bệnh và gia đình người bệnh về các vấn đề liên quan đến chăm sóc loét tỳ đè. 

Dụng cụ

Khăn bông

Bột talc

Vòng bông             

Vải trải giường (nếu cần)

Tấm nilon

Vòng hơi cao su và khăn phủ

Đệm hơi/đệm nước

Dụng cụ quản lý chất tiết: tã vải hay giấy cho cả nam lẫn nữ, túi dẫn nước tiểu.

Bộ dụng cụ thay băng, dung dịch rửa vết thương (nếu cần).

Thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Dụng cụ chứa rác

Các bước thực hiện

TT

Các bước thực hiện

Lý do/giải thích

1

Điều dưỡng vệ sinh tay  

2

Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ đầy đủ và hợp lý

Thuận tiện cho thực hiện kỹ thuật

3

Xác định người bệnh, giải thích với người bệnh

Đúng người bệnh

Người bệnh và gia đình người bệnh yên tâm hợp tác. 

4

Điều dưỡng mang găng tay sạch

5

Trải nilon, khăn bông dưới vùng tỳ đè

Đảm bảo vệ sinh giường bệnh

6

Chăm sóc vết loét tỳ đè tuỳ theo mức độ:

Giúp vết loét tiến triển tốt

Loét độ I: Áp dụng biện pháp phòng ngừa loét giúp vết loét không tiến triển nặng hơn, chăm sóc vết ban như một vết trầy da: vệ sinh da, xoay trở tư thế, hướng dẫn GĐ cách chăm sóc,...

Loét độ II:

Khi vùng tỳ đè xuất hiện nốt phỏng da: tiếp tục chăm sóc như trên, giữ sự toàn vẹn của da nơi vết phỏng.

Khi vùng tỳ đè đã bị chợt da: chăm sóc vết loét tỳ đè như chăm sóc một vết thương phỏng.

Đắp thuốc hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc vết thương phù hợp theo chỉ định điều trị.

Băng lại hoặc để thoáng tuỳ theo tình trạng vết loét.  

Giúp vết loét hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

7

Thay ga trải giường (nếu ướt)

Người bệnh thoải mái, dễ chịu

8

Cho người bệnh nằm thoải mái trên các phương tiện chống loét thích hợp.

9

Thu dọn dụng cụ

Phân loại rác 

Xử lý dụng cụ,  

Giảm sự lây nhiễm 

10

Ghi phiếu chăm sóc: 

Tình trạng của da, những phát hiện mới (nếu có).

Tình trạng của vết loét tỳ đè.

Loại thuốc dùng

Các điều dặn dò (nếu cần). 

Lưu thông tin giúp theo dõi liên tục và đảm bảo tính pháp lý.

Bảng kiểm kỹ thuật chăm sóc loét tỳ đè độ I, II

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Nhận định người bệnh

2

Điều dưỡng vệ sinh tay 

3

Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ đầy đủ

4

Xác định, giải thích với người bệnh/ GĐ

5

Điều dưỡng mang găng tay sạch

6

Trải nilon, khăn bông dưới vùng tỳ đè

7

Chăm sóc vết loét tỳ đè tuỳ theo mức độ

Chăm sóc loét tỳ đè độ 1

Chăm sóc loét tỳ đè độ 2

8

Thay ga trải giường 

9

Cho người bệnh nằm thoải mái trên các phương tiện chống loét thích hợp.

10

 Thu dọn dụng cụ, phân loại rác

11

Ghi phiếu chăm sóc

Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành dự phòng và chăm sóc loét tỳ đè

TT

Năng lực

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần    sự hỗ trợ    

(2)

Làm được, cần có sự   hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc làm sai

(0)

1

Nhận định được dấu hiệu các mức độ loét tỳ đè.

2

Sử dụng thang đo Braden để đánh giá mức độ nguy cơ loét tỳ đè của người bệnh.

3

Thực hiện chăm sóc loét tỳ đè độ I, II cho người bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật và an toàn.

4

Hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh các biện pháp dự phòng loét tỳ đè.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế (2012). Kỹ năng thực hành điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Trần Thị Thuận (2008). Điều dưỡng cơ bản I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Braden, B., & Bergstrom, N. (1988). Braden Scale - For Predicting Pressure Sore Risk. Retrieved form.