Tỷ lệ trích lương 2023

Từ tháng 07/2022 vừa qua, khi chính sách giảm 0,5% quỹ Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp [TNLĐ-BNN] hết hiệu lực, thì các đơn vị sử dụng lao động đã phải điều chỉnh mức trích nộp BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng. Nhưng các đơn vị vẫn còn được giảm 1% vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp [BHTN] cho đến hết tháng 09/2022.

Như vậy kể từ ngày 01/10.2022 trở đi, các đơn vị sử dụng lao động sẽ phải trích nộp như quy định của luật BHXH. Cụ thể mức trích nộp của người lao động và đơn vị sử dụng lao động từ tháng 10/2022 như sau:

  • Thông báo mức đóng BHYT học sinh 2022-2023 trên địa bàn Kiên Giang
  • Làm hồ sơ rút BHXH một lần thì bao lâu nhận được tiền?
  • Lao động tự do có được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà trọ?
  • Chế độ sinh con 2022, người lao động được hưởng chế độ này như thế nào?
  • Tham gia BHXH 1 năm 02 tháng có được tính là 1,5 năm?

Tỷ lệ trích nộp BHXH từ tháng 10/2022

Như bảng trên, người lao động sẽ phải đóng tổng cộng 10,5% trên mức đóng BHXH, trong đó: 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 1% vào quỹ BHTN, và 1,5% vào quỹ BHYT. Đối với đơn vị sử dụng lao động, tổng cộng các mức đóng sẽ là 21,5%, tróng đó 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất, ; 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN và 3% vào quỹ BHYT.

Việc giảm 1% đóng vào quỹ BHTN cho đơn vị sử dụng lao động được thực hiện theo Nghị quyết 116/NQ-CP. Các bạn đang là kế toán nên nắm quy định này để thực hiện trích nộp cho đúng theo quy định.

Chia sẽ bài viết:

Vì lý do kỹ thuật nên hiện tại chức năng bình luận tại thời khóa. Mọi câu hỏi quý đọc giả vui lòng gửi vào trang chuyên hỏi đáp BHXH tại địa chỉ: //hoidapbhxh.vn/

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, ban đầu việc cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức dự kiến áp dụng từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng COVDID-19 nên Trung ương đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức đến thời điểm thích hợp.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, là 1,49 triệu đồng.

Ngày 9-10-2022, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề cập như sau: Chính phủ đã trình các cấp có thẩm quyền dự kiến sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực công từ 1,49 triệu đồng lên khoảng 1,8 triệu/tháng [tăng khoảng 20,8%], dự kiến thực hiện từ ngày 1-7-2023. Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp. Như vậy, nếu đề xuất tăng lương cơ sở tại Hội nghị Trung ương 6 được thông qua thì từ ngày 1-7-2023, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức khu vực công sẽ là 1,8 triệu đồng/tháng.

Điều kiện để có nguồn tăng lương được chỉ rõ: GDP 9 tháng đầu năm tăng 8,83%, dự kiến cả năm khoảng 8%, đạt cận dưới về kỳ vọng tăng trưởng khi có gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ, chương trình mục tiêu và chương trình phục hồi, được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng. 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, phục hồi kinh tế diễn ra đồng đều giữa các địa phương. 44/63 tỉnh, thành có GRDP tăng trên 6%. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch được phục hồi mạnh mẽ.

Chia sẻ với báo giới, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu xác nhận thực tế là thu nhập của công chức, viên chức khu vực công còn thấp, cộng thêm việc phân phối cứng nhắc, cào bằng chính là 1 trong 5 nguyên nhân dẫn đến chuyển dịch nhân lực từ khu vực công sang khu vực tư.  Theo ông Ngọ Duy Hiểu, trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, việc chuyển dịch lao động từ khu vực công sang tư hoặc ngược lại là việc bình thường, nhưng chuyển dịch nhiều với tỷ lệ đáng kể sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực khu vực công như thời gian qua. Do đó, cần đánh giá kỹ để sớm có giải pháp khắc phục. Mỗi công chức, viên chức  chuyển từ khu vực công sang khu vực tư đều có lý do riêng, trong đó có vấn đề thu nhập" - ông Ngọ Duy Hiểu bày tỏ.

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 vừa qua, PGS.TS Vũ Sỹ Cường [Học viện Tài chính] đề nghị, năm 2023 - 2024 xem xét ngay việc tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức [CBCCVC] để tạo ra sự kích thích mới, bởi hiệu quả cao sẽ được tạo ra ngay từ việc tăng lương - chính sách được cho là đơn giản, dễ thực hiện và trực tiếp.

Dự kiến ngày 20-10-2022 sẽ diễn ra phiên họp thứ 4, kỳ họp Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp này, phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở sẽ được hoàn chỉnh báo cáo và trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Chủ Đề