V-appstore là gì

App Store ban đầu ngụ ý dịch vụ của Apple cho iPhone, iPod Touch và iPad, cho phép người dùng duyệt và tải xuống các ứng dụng di động khác nhau từ iTunes Store của họ.

Nhưng giờ đây, thuật ngữ "cửa hàng ứng dụng" đã có nghĩa là bất kỳ cửa hàng trực tuyến nào cung cấp các dịch vụ tương tự cho thiết bị di động. Tuy nhiên, Apple coi "App Store" là thương hiệu của nó.

Các ứng dụng có trong cửa hàng ứng dụng có thể miễn phí hoặc trả phí. Ngoài ra, một số hệ điều hành 'đi kèm với các phiên bản được tải sẵn của các cửa hàng ứng dụng của họ. Ví dụ, iPhone 3G đi kèm với iOS 2.0, cung cấp hỗ trợ App Store.

  • Ưu và khuyết điểm của các cửa hàng ứng dụng trực tuyến chính
  • App Store Wars: Android Market Vs. Apple App Store

Ví dụ:

Cửa hàng ứng dụng Apple, BlackBerry App World, Cửa hàng Ovi Nokia, Google Android Market, Microsoft Windows Marketplace dành cho thiết bị di động, Cửa hàng ứng dụng Samsung

Một mình Huawei thúc đẩy kho ứng dụng AppGallery của họ thay cho Google Play Store có lẽ sẽ rất vất vả và chưa chắc thành công. Nhưng khi có nhiều hãng Trung Quốc khác cùng tham gia liên minh với nhau cho vụ này, bao gồm Oppo, Vivo, Xiaomi, thì mọi thứ sẽ thay đổi. Theo Reuters, các hãng Trung Quốc đang muốn tạo ra công cụ cho phép nhà phát triển app có thể upload lên nhiều cửa hàng app của các hãng này cùng lúc. Điều này sẽ có ý nghĩa lớn ở thị trường quốc tế, nơi các hãng Trung Quốc có nguy cơ bị Google nghỉ chơi giống như tình hình của Huawei lúc này.



Sáng kiến đó có tên là "Liên minh Dịch vụ Nhà phát triển Toàn cầu (Global Developer Service Alliance - GDSA). Nhìn vào cái tên này có thể hiểu rằng GDSA sẽ trổ thành đối thủ của Play Store, nó sẽ nhắm đến thị trường ngoài Trung Quốc và trở thành một công cụ để "dụ" nhà phát triển đưa app lên các cửa hàng của Xiaomi, Oppo, Vivo, Huawei... Theo tin rò rỉ, những quốc gia đầu tiên được nhắm tới sẽ là Việt Nam, Philippines, Nga, Thái Lan, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Indonesia, cơ bản là những nơi mà máy Trung Quốc bán được.

Cái hay của việc này đó là nếu chỉ một mình Huawei thì khó khăn, lập trình viên quốc tế có thể sẽ ngần ngại, chần chừ việc đưa app của mình lên AppGallery vì thiếu nguồn lực, phải dành ưu tiên cho các tính năng khác, tiền bạc các thứ... Nhưng khi bạn cộng thị phần của Huawei + Oppo + Vivo + Xiaomi thì nó sẽ trở thành 1 con số khổng lồ, và ở vai trò là một người làm app, bạn không thể nào bỏ qua cả một miếng bánh siêu to khổng lồ béo bở như thế này. Trong biểu đồ bên dưới tuy bạn không thấy Vivo nhưng họ đứng ở vị trí thứ 6 đó.

Quảng cáo


Kể cho anh em nghe chuyện này. Hiện tại Huawei đang mời nhiều tên tuổi lớn ở Việt Nam lên AppGallery của họ, và Tinh tế cũng nằm trong số đó. Hiện tại bọn mình đang chờ bộ SDK mới của Huawei để tích hợp vào App Tinh tế, dự kiến tháng 3 là có bộ SDK này, hi vọng tháng 4-5 là lên được AppGallery. VnExpress, ZingMP3, NhacCuaTui... hiện cũng đã có mặt trên cửa hàng ứng dụng của Huawei. Tất nhiên, Tinh tế làm việc này không có tiền phí gì cả, chỉ là bọn mình muốn tiếp cận với những anh em thích Huawei, nhưng có thể Huawei chi tiền cho một số app khác để mang lên AppGallery, chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra.

Điểm khác biệt mà AppGallery hay GDSA có thể làm được đó là tính bản địa hóa và khả năng hợp tác sâu rộng hơn những gì Google có thể làm. Ví dụ, app sau khi lên AppGallery có thể được Huawei cho ra "trang chủ" của kho ứng dụng để nhiều người dễ thấy hơn, có thể chạy chung các chiến dịch marketing, cung cấp khuyến mãi giảm giá cho người dùng Huawei, thậm chí là những cách kiếm tiền mới mà bạn không nghĩ đến. Thậm chí ở Trung Quốc, Huawei hiện đang bán các khu vực của AppGallery cho các nhà phất hành app và game rồi đấy nhé, và đây cũng là một nguồn doanh thu kha khá đấy.

Google không làm được chuyện đó ở Việt Nam và những quốc gia mới nổi, nhưng Huawei, Xiaomi, Oppo thì dư sức làm được, và họ sẽ dùng giải pháp này để khuyến khích app có mặt trên các store bên thứ ba.

V-appstore là gì


Có vẻ như GDSA sẽ không phải là 1 cửa hàng app duy nhất, nó là chỗ nhiều upload và quản lý app trên nhiều cửa hàng khác nhau. Việc này cũng không khó khăn mấy, chỉ khó ở phía lập trình viên sẽ phải điều chỉnh lại app của họ một chút để các chức năng như notification, phân tích, mua hàng in-app có thể chạy được. Nếu chỉ xét riêng thị phần Huawei thì chưa to nhất là trong thời gian gần đây, nhưng cộng thêm Oppo, Vivo vào nữa thì gần như việc đưa app lên GDSA là bắt buộc rồi, không thể từ chối được.

Nguồn tin nói rằng GDSA sẽ được giới thiệu vào tháng 3 năm nay, nhưng không rõ trận dịch corona virus có làm hoãn thời điểm nói trên hay không.

Tất cả những cái mình nói ở trên sẽ gây ra một trở ngại rất lớn cho Play Store cũng như việc kiểm soát Android của Google thông qua sự ràng buộc về Google Play (hay nói rộng ra là các dịch vụ Google nói chung). Có khả năng tới một lúc nào đó Play Store mất đi sự độc tôn, trở thành một cửa hàng thứ yếu có thì tốt, không thì thôi thì nguy cho Google. Lúc đó các hãng Trung Quốc vừa nắm được kho app, vừa giảm sự thuộc vào Mỹ và không còn phải lo lắng về các cuộc chiến thương mại như những gì Huawei đang hứng chịu.

Đúng là mọi thứ khó khăn sẽ hoặc dìm bạn chết, hoặc làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Trong trường hợp lệnh cấm của Mỹ với Huawei, có thể vế thứ hai sẽ đúng.

Nhân tiện Vivo, Xiaomi, Oppo mới đây cũng đã hợp tác với nhau để tạo ra tính năng chia sẻ file của riêng họ, phòng trường hợp Google Nearby Sharing không xài được.

Quảng cáo



Cục diện thế giới đang dần khác đi...